Giáo án hội giảng Đại số 9 tiết 24: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau

Bài dạy :

ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 Nắm vững điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.

2. Kỹ năng:

 Biết vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài toán tìm giá trị của các tham số trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.

3. Thái độ:

 Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.

II. Chuẩn bị :

 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu.

 Học sinh: Tập ghi, SGK, dụng cụ học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hội giảng Đại số 9 tiết 24: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Đồng Nai	Ngày soạn : 01/11/2014
Trường THCS – THPT Tây Sơn	Ngày dạy : 08/11/2014
Giáo viên : Đặng Hoàng Anh	Tuần 12 – Tiết 24
Môn dạy : Đại số 9	Lớp dạy : 9A3; Sỉ số:
Bài dạy :
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Nắm vững điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
2. Kỹ năng:
Biết vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài toán tìm giá trị của các tham số trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu.
Học sinh: Tập ghi, SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)?
Viết hai hàm số có đồ thị song song với đường thẳng y = 2x?
* Đặt vấn đề:
	Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng. Như chúng ta đã biết, hai đường thẳng trong một mặt phẳng có ba vị trí tương đối:
Cắt nhau
Song song với nhau.
Trùng nhau
	Vậy khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) cắt nhau? Song song với nhau? Trùng nhau? → bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Đường thẳng song song. Đường thẳng cắt nhau
Gv: Trở lại phần kiểm tra bài cũ
? Hai đường thẳng trên có song song với nhau không? Vì sao?
Hs: Có vì cùng song song với đường thẳng y = 2x.
? Hai đường thẳng trên có trùng nhau không?
Hs: Trả lời
Gv: Hai đường thẳng có hệ số a bằng nhau nhưng hệ số b khác nhau thì không trùng nhau.
Gv: Trình chiếu hình vẽ của các đồ thị hàm số trên để học sinh quan sát
Hs: Quan sát
Gv: Các đường thẳng trên có cùng hệ số a và khác hệ số b ta thấy chúng bằng nhau.
? Vậy khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) song song với nhau?
Hs: Trả lời 
Gv: Chính xác hóa nội dung.
Gv: Hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) song song với nhau khi a = a’ và b ≠ b’.
? Vậy khi hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) song song với nhau thì các hệ số a; a’; b và b’ như thế nào với nhau?
Hs: Dự đoán
Gv: Vẽ một số đường thẳng song song với đường thẳng y = 2x sau đó hiển thị phương trình đường thẳng của chúng, yêu cầu hs nhận xét các hệ số sau đó đưa ra kết luận.
Hs: Quan sát nhận xét.
gv : Chính xác hóa nội dung
? Hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) trùng nhau khi nào ?
Hs : Trả lời
Gv : Chính xác hóa nội dung.
Gv : Trình chiếu bài tập sau :
Bài tập 1 : Đường thẳng song song với đường thẳng
y = -0,5x + 2 là :
 a/ y = 1 – 0,5x
 b/ y = │-0,5│x + 2
 c/ y = -0,5x + 2
Hs : Trả lời
? Đường thẳng y = │-0,5│x + 2 và y = -0,5x + 2 là hai đường thẳng như thế nào ?
Hs : Trả lời
? Nhận xét về hệ số của hai đường thẳng ?
Hs : Nhận xét
Gv : Trình chiếu hình vẽ của hai hàm số trên cho học sinh quan sát.
? Vậy khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) cắt nhau?
Hs : Trả lời
Gv : Chính xác hóa nội dung, giới thiệu chú ý
Hs : Lắng nghe ghi bài.
Hai đường thẳng :
(d) : y = ax + b (a ≠ 0)
(d’) : y = a’x + b’ (a’ ≠ 0)
Song song với nhau Û a = a’ và b ≠ b’
Trùng nhau Û a = a’ và b = b’
Cắt nhau Û a ≠ a’
* Chú ý: Khi a ≠ a’ và b = b’ thì hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung có tung độ là b.
Hoạt động 2 : Áp dụng
? Khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) cắt nhau? Song song với nhau? Trùng nhau?
Hs: Nhắc lại
Gv: Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng nhận xét trên để giải dạng toán tìm điều kiện của tham số để hai hàm số bậc nhất có đồ thị cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
Gv: Trình chiếu bài toán yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu bài toán.
Hs: Đọc đề bài, nêu yêu cầu bài toán
Gv: Yêu cầu hs xác định hệ số của các hàm số
Hs: Xác định hệ số
? Nêu điều kiện để hàm số bậc nhất y = ax + b xác định?
Hs: a ≠ 0
? Hàm số y = 3mx + 2 xác định khi nào?
Hs: 3m ≠ 0
? Hàm số y = (m + 2)x + 2 xác định khi nào?
Hs: m + 2 ≠ 0
Gv: Hướng dẫn giải
Hs: quan sát
 ? Đồ thị hai hàm số bậc nhất cắt nhau khi nào?
Hs: a ≠ a’ 
Gv: Hướng dẫn học sinh giải
Hs: Lắng nghe, ghi bài
? Đồ thị hai hàm số bậc nhất song song với nhau khi nào?
Hs: a = a’ ; b ≠ b’
Gv: Hướng dẫn học sinh giải
Hs: Lắng nghe, ghi bài
Bài toán: Cho hai hàm số bậc nhất y = 3mx + 3 và y = (m + 2)x + 2. Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là:
 a) Hai đường thẳng cắt nhau. 
 b) Hai đường thẳng song song với nhau.
Giải
Hàm số y = 3mx + 3 có a = 3m; b = 3
Hàm số y = (m + 2)x + 2 có a’ = m +2; b’= 2
Diều kiện : 
a/ Đồ thị hai hàm số y = 3mx + 3 và y = (m + 2)x + 2 cắt nhau
Û 3m ≠ m + 2 Û 2m ≠ 2 Û m ≠ 1
Vậy với m ≠ 0 ; m ≠ -2 ; m ≠ 1 thì đồ thị hai hàm số y = 3mx + 3 và y = (m + 2)x + 2 cắt nhau
b/ Đồ thị hai hàm số y = 3mx + 3 và y = (m + 2)x + 2 song song với nhau
Û 3m = m + 2 Û 2m = 2 Û m = 1
Vậy với m =1 thì đồ thị hai hàm số y = 3mx + 3 và y = (m + 2)x + 2 song song với nhau
Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố
Gv : trình chiếu các từng bài tập sau yêu cầu học sinh đọc đề và thực hiện bài giải.
Bài tập 2 : Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau :
 a) y = 1,5 x + 2 b) y = x + 2 
 c) y = 0,5 x - 3 d) y = x – 3
Bài tập 3 : Cho hai hàm số bậc nhất y = mx + 3 (d) và y = (2m + 2)x + 2 (d’). Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là:
	a) Hai đường thẳng cắt nhau.
	b) Hai đường thẳng song song với nhau.
Bài 4: Đồ thị hàm số y = ax + 3 song song với đường thẳng y = -2x khi hệ số a như thế nào?
 a/ a ≠ 2 b/ a ≠ -2 c/ a = 2 d/ a = -2
Bài tập 5: Cho (d): y = (m -1)x +2m – 5 và (d’): y =3x + 1. Để (d) // (d’) thì giá trị của m là:
 a/ m = 1 b/ m = 2 c/ m = -1 d/ m = 4
Bài tập 6: Cho hai hàm số bậc nhất: 
 y = mx + 3 
 và y = 2x + n – 1 
đồ thị của hai hàm số trùng nhau khi:
IV. Hướng dẫn về nhà :
Học thuộc hai lí thuyết, làm các bài tập còn lại trong sgk.
Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docgiao an hgvt lan I hoang anh.doc
  • gsp1i.gsp
  • gsp2i.gsp
  • pptxDUONG THANG SONG, CAT NHAU.pptx
Giáo án liên quan