Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 9

I. Mục tiêu : HS có

1. Kiến thức: Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm của việc bầu cán bộ lớp nhằm phát huy truyền thống nhà trường

2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó

3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.

Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức và điều hành hoạt động. Suy nghĩ thảo luận cặp đôi, chia sẻ , kĩ thuật bông tuyết, bài tập tình huống.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.

 Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức và điều hành hoạt động HS tháo luận, tranh luận, hỏi chuyên gia

 

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tổ
BGK
Người điều khiển
Các tổ
BGK
BGK
GVCN
Cả lớp
 Người điều khiển
Hoạt động khởi động:
- Hát một bài hát tập thể.
- Tuyên bố lí do:
 Để có được độc lập, tự do, hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chông ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giành được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận người con không trở về, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường...Những chiến công thầm lặng ấy là của những người con trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hôm nay trong buổi hoạt động này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta qua các thời kì, kể lại và hát cho nhau nghe về những con người thầm lặng đó.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
+ Tìm hiểu truyền thống cách mạng.
+ Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống Cách mạng của quê hương, đất nước.
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống cách mạng
Truyền thống cách mạng:
Mời đại diện các tổ lên trình bày.
Các tổ trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của tổ mình.
Đố vui:
Nêu câu hỏi
Trả lời
1-Người được lưu truyền là người đầu tiên đánh giặc cứu nước là ai?
TL: Thánh Gióng
2-Người anh hùng gắn liền với sự tích Hồ Gươm là ai?
TL: Lê Lợi
3-Ai là người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta 3 lần chống quân Mông- Nguyên?
TL: Trần Hưng Đạo
4-Dòng chữ ghi trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì?
TL: Phá cường địch, báo hoàng ân.
5-Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên dòng sông nào? Vào thời gian nào?
TL:Sông Bạch Đằng, năm 938.
6-Ai được phong là anh hùng áo vải, cờ đào?
TL: Quang Trung – Nguyễn Huệ
7-Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào?
TL:Năm 1858
8-Ai ôm bom ba càng xông vào xe giặc Pháp được phong là anh hùng? Quê ở đâu?
TL: Anh hùng Ngô Mây, quê ở Phù Cát- Bình Định.
9-Kể tên vài anh hùng nhỏ tuổi đã tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước.
TL: Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Kơ- pa- kơ- lơn,Võ Thị Sáu
10-Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Viết Xuân đã nói câu gì mà trở thành câu hành động của thanh niên Việt Nam trong thời kì này?
TL: Nhằm thẳng quân thù mà bắn.
Hoạt động 2: 
Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống Cách mạng 22/12
 Những chiến công thầm lặng, những hi sinh cao cả của anh hùng liệt sĩ, những đóng góp to lớn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh trong chiến tranh, những đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân trong thời chiến đã làm cho đất nước ta được hòa bình, độc lập, phát triển như ngày hôm nay. Đã có rất nhiều bài hát, bài thơ, truyện kể... được viết ra để ca ngợi quê hương, đất nước, những con người làm nên lịch sử. Trong tiết hoạt động của chúng ta hôm nay, chúng ta có dịp hát, đọc thơ, kể chuyện từ trái tim mình để thể hiện tình cảm “ăn quả nhớ người trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của mình đối với quê hương, đất nước, đối với những người đã hi sinh vì Tổ Quốc..
Thi biểu diễn văn nghệ của các tổ
- Nêu thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi (về nội dung, chất lượng thực hiện, íình sáng tạo, phong cách thể hiện, trang phục...)
- Thực hiện 3 tiết mục của tổ mình.
- Nhận xét cho điểm công khai.
Vui văn nghệ
- Chia hai đội lên thi, mỗi đội 5 thành viên hát các bài hát có từ “bộ đội”, “thương binh”.Đội nào hát được nhiều bài hơn thì thắng.
- Tiến hành cuộc thi
- Nhận xét và cho điểm công khai.
Kết thúc hoạt động:
- Ban gám khảo tổng kết phát thưởng cho đội văn nghệ hay nhất.
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
- Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm của từng HS làm cơ sở cho việc xếp loại hạnh kiểm.
- Phổ biến kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: các cán sự bộ môn dựa theo đề cương ôn tập do giáo viên bộ môn đã cho mỗi môn soạn 5 câu hỏi có đáp án kèm theo để tiết sau tiến hành hoạt động “Hội vui học tập”.
- Hát tập thể.
- Người điều khiển nhận xét hoạt động và tuyên bố kết thúc hoạt 
Lớp 9A2
Chủ điểm tháng 1 và 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Tiết PPCT : 9
Tiết 9: TÌM HIỂU SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA 
ĐẤT NƯỚC
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
	Giúp học sinh:
	-Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đât nước do Đảng lảnh đạo.
	-Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn.
	-Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hằng ngày. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động. 
- GD kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng giải quyết vấn đề.
 - GD kĩ năng đồng cảm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực.
	III-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
	1-Nội dung:
	-Những nét chứng của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội... từ 1986 đến nay.
	2-Hình thức hoạt động:
-Trao đổi, thao luận.
-Văn nghệ.	
	IV- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
	1-Phương tiện hoạt động:
-Tư liệu, sách báo... liên quan đến sự đổi mơí và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
-Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm, được nhận thức.
-Các bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng.
-Điều 12,13,17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (Xem phầnTư liệu tham khảo).
	2-Về tổ chức:
-Yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội..., tìm đọc Điều 12,13,17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
-Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề để cùng trao đổi thảo luận (Xem phần Tư liệu tham khảo).
-Mời GV môn GDCD hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động trao đổi, thảo luận.
-Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí.	
	V- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Người thực hiện
Nội dung
Cả tập thể
Người điều khiển
Lớp trưởng
Người điều khiển
Người điều khiển
Học sinh
Đội văn nghệ của lớp
Người điều khiển
GVCN
Người điều khiển
Hoạt động 1
Mở đầu
-Hát một bài hát tập thể.
-Tuyên bố lí do
-Giới thiệu khách mời.
-Giới thiệu chương trình hoạt động.
Hoạt động 2
Thảo luận
-Lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề.
1-Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phát triển đất nước hiện nay không?
2-Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những thông tin của sự đổi mới, phát triển đất nước mà bạn thu nhận được không? Tại sao?
3- Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những hiện tượng tiêu cực, sai trái trong đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế hiện nay không? Tại sao?
4-Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?
TL:
1976-khi đất nước thống nhất
1985- xoá bỏ thời kì bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường.
5-Kể tên những thành phần kinh tế nước ta hiện nay.
TL:Có 6 thành phần kinh tế:
+Kinh tế nhà nước
+Kinh tế tập thể
+Kinh tế cá thể, tiểu chủ
+Kinh tế tư bản tư nhân
+Kinh tế tư bản nhà nước
+Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6-Bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới của đất nước về mặt đời sống văn hoá hiện nay.
7-Kể những biểu hiện đổi mới của quê hương mà bạn biết.
8-Bạn bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những tiêu cực hiện nay.
-Suy nghĩ phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận
Hoạt động 3
Văn nghệ
-Trình diễn các tiết mục
Hoạt động 4
Kết thúc
-Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
-Phát biểu ý kiến nêu bật trách nhiệm của học sinh trong mọi hoạt động của xã hội.
-Cảm ơn sự tham gia của GV và các bạn.
Lớp 9A2
 Chủ điểm tháng 1 và 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Tiết PPCT : 10
Tiết 10: TRỒNG CÂY NHỚ ƠN ĐẢNG BÁC HỒ
I. Mục tiêu
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng 
	- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường
	- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường
	- Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động 
	- Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm
	- Kỹ năng trình bày suy nghĩ cây lưu niệm cho nhà trường
	 - Kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Động não
	- Thảo luận
	- Hoàn tất một nhiệm vụ
IV. Tài liệu và phương tiện
	- Cảm tưởng về trồng cây lưu niệm
	- Một cây non
- Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng,…
	- Que rào
V. Tiến trình hoạt động	
Noäi Dung
Hoạt Động
1. Khám phá
 Hát tập thể bài hát “Mái Trường Mến Yêu”
 Người điều khiển hỏi “Tại sao chúng ta phài làm cho trường ngày càng trở nên xanh hơn không?”. Để làm được điều này thì mỗi HS phải làm gì để cho trường xanh. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến.
 Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau trồng cây lưu niệm cho trường.
2. Kết nối 
Hoạt Động 1: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH
- Kế hoạch trồng cây: trồng cây gì? Trồng cây ở vị trí nào trong sân trường? 
- Kế hoạch chăm sóc cây
Sau đó GVCN thống nhất kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh,
Hoạt Động 2: THẢO LUẬN CHUNG
 Người điều khiển chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận
1. Bạn có suy nghĩ gì về việc trồng cây xanh trong sân trường?
2. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ trường xanh như thế nào?
 Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung. Thư ký ghi chép tát cả những phát biểu của cá bạn trong lớp để tổng hợp thành kế hoạch trồng cây lưu niệm.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM
- Nhóm chuẩn bị cây trồng
- Đưa cây ra vị trí trồng cây
- Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây.
- Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây.
- Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm.
4. Vận dụng
 Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động trồng cây lưu niệm.
 GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho đội chăm sóc cây xanh.
Ngöôøi dẫn chương trình
GVCN
Lớp 9A2
 Chủ điểm tháng 1 và 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Tiết PPCT : 11
Tiết 11: MÙA XUÂN CHÚNG EM KỂ CHUYỆN BÁC HỒ
I. Mục tiêu
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng 
	- Biết được cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ
	- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGLL 9 MOI.doc