Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 57: Mối Liên Hệ Giữa Etilen, Rượu Etylic, Và Axit Axetic

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức .HS Nắm được mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic và este etylaxetat.

2.Kỹ năng .Viết các PTPƯ theo sơ đồ chuyển hoá giữa các chất thể hiện mối quan

hệ trên. Tính hiệu xuất phản ứng este hoá, thành phần trăn khối lượng các chất trong hỗn hợp chất lỏng .

 3.Thái độ .HS có ý thức học tập nghiêm túc .

II. Chuẩn bị:

 GV Sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este

 (etilen, rượu etylic, axit axetic và este etylaxetat)

III. Tiến trình dạy và học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm cấu tạo và các tính chất axit của Axit axetic.

 3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 57: Mối Liên Hệ Giữa Etilen, Rượu Etylic, Và Axit Axetic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2012
Ngày giảng : 
9A1 
9A2
 Tuần30 - Tiết 57 
Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic, và axit axetic
I. Mục tiêu: 
	1.Kiến thức .HS Nắm được mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic và este etylaxetat.
2.Kỹ năng .Viết các PTPƯ theo sơ đồ chuyển hoá giữa các chất thể hiện mối quan
hệ trên. Tính hiệu xuất phản ứng este hoá, thành phần trăn khối lượng các chất trong hỗn hợp chất lỏng .
	3.Thái độ .HS có ý thức học tập nghiêm túc .
II. Chuẩn bị:
	GV Sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu, axit và este 
 (etilen, rượu etylic, axit axetic và este etylaxetat)
III. Tiến trình dạy và học:
	1. Ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm cấu tạo và các tính chất axit của Axit axetic. 
	3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic: 
GV giới thiệu: Giữa các hợp chất hữu cơ có mối liên hệ với nhau: 
GV viết lên bảng:
Etilen Rượu etylic 
.................. ...............
GV gọi lần lượt HS tham gia ý kiến để hoàn thành sơ đồ
HS trả lời câu hỏi hoàn thành sơ đồ
GV yêu cầu HS viết các ptpư minh hoạ cho chuyển hoá theo sơ đồ (HS làm việc theo nhóm)
II. Bài tập:
GV yêu cầu.
HS làm bài tập, gọi một HS lên bảng làm
Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá bài làm của bạn. 
GV yêu cầu.
HS làm bài tập, gọi một HS lên bảng làm
Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá bài làm của bạn. 
GV: Kết luận về các bước giải của bài toán lập công thức hoá học
I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic: 
1. Sơ đồ: 
C2H4 C2H5OH CH3COOH
CH3COOC2H5
2. phản ứng minh hoạ:
C2H4 + H2O C2H5OH
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
CH3 - COOH + HO - C2H5 H2O 
 + CH3COOC2H5 
II. Bài tập:
1 Bài 1. b SGK 144
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
n CH2 = CH2 (-CH2-CH2-)n (PE)
2. Bài 4 SGK 144 
a. Thành phần nguyên tố hóa học trong hợp chất A 
nCO2 = = 1 mol
khối lượng cacbon có trong 23 gam A là: 
1.12 =12gam
nH2O = = 1,5 mol 
khối lượng hiđro trong 23 gam chất A là: 
1,5.2 = 3 gam
Khối lượng oxi có trong 23 gam A là:
23 – (12+3) = 8 gam
 Vậy trong A có C, H, O
b. Giả sử A có công thức đơn giản là CxHyOz 
Ta có: x : y : z = = 1: 3: 0,5 = 2: 6: 1
Vậy công thức của A là: (C2H6O)n 
 Ta có MA = 23 . 2 = 46
 → (12.2 +1.6 + 16.1) n = 46 → n = 1
Vậy công thức phân tử của A là: C2H6O
3. Bài tập 5 SGK 144
 nC2H4 = 1mol.
Phương trình phản ứng
 C2H4 + H2O C2H5OH
Theo phương phản ứng 
 nC2H5OH = nC2H4 = 1mol.
Vậy theo lý thuyết mC2H5OH =1. 46 =46 g
Thực tế mC2H5OH = 13,8 g
Hiệu xuất phản ứng là.
 = 30%
 4. củng cố : . Nêu các tính chất hoá học của axit axetic
 5. Dặn dò: 46.2,46.3,46.4 SBT 
Ngày soạn: 16/03/2012
Ngày giảng :9A1 9A2 
 Tuần 30 - Tiết 58 
 CHẤT BÉO
I. Mục tiêu: 
	1.Kiến thức: HS nắm đươc khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)2 C3H5. Tính chất lí học, hoá học và ứng dụng của chất béo.
	2. Kỹ năng . Viết được công thức phân tử của glixerol, công thức tổng quát của chất béo.Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .. rút ra kiến thức của bài học và phân biệt một số chất béo dầu ăn, mỡ ăn với dầu mỡ công nghiệp cơ khí .
	3.Thái độ . HS có ý thúc học tập nghiêm túc. Biết vận dụng kiến thức đơn giản vào cuộc sống . 
II. Chuẩn bị:
	GV Dầu ăn, nước, benzen, 2 ống nghiệm, ống hút, que ngoáy
III. Tiến trình dạy và học :
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS chữa bài tập.
 Hoàn thành phương trình phản ứng ghi rõ điều kiện phản ứng của sơ đồ phản ứng sau : 
 Etilen → Rượu etylic → Axit axetic → Etylaxetat 
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
I. Chất béo có ở đâu ? 
GV đặt câu hỏi: Trong thực tế chất béo có ở đâu?
Chú ý. chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ lợn, mỡ trâu, mỡ bò... thường ở trạng thái rắn vì các chất béo này chứa chủ yếu gốc axit cacboxylic no.
chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu cám... thường ở trạng thái lỏng vì các chất béo này chứa chủ yếu gốc axit cacboxylic không no.
II. Tính chất vật lí của chất béo
GV làm thí nghiệm: Cho một vài giọt dầu ăn lần lượt vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzen, lắc nhẹ và quan sát
GV gọi HS quan sát hiện tượng và nhận xét về t/c vật lí của chất béo
III. Thành phần và cấu tạo của chất béo 
GV giới thiệu: Đun chất béo ở nhiệt độ, áp xuất cao, người ta thu được glixerol và các axit béo. 
GV giới thiệu phương trình phản ứng.
GV giới thiệu công thức chung của các axit béo và công thức của glixerin
Chú ý glixerol (propantriol-1,2,3) là một loại ancol (rượu 3 nhóm chức)
GV gọi HS nhận xét về thành phần của chất béo
IV. Tính chất hoá học quan trọng của chất béo 
GV giơi thiệu: Đun nóng các chất béo với nứơc (Có axit làm xúc tác)tạo thành axit béo và glixerol. 
GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế 
( như việc chế biến thức ăn có nguồn gốc từ động vật nhiều mỡ) glixerol có vị ngọt. 
GV giới thiệu: Phản ứng của chất béo với dd kiềm. 
GV hưóng dẫn HS viết ptpư
GV giới thiệu: Phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hoá.
GV có thể nêu một số loại xà phòng thông thường giúp học sinh phân biệt bột gặt và xà phòng.
V. ứng dụng của chất béo
GV yêu cầu HS tự liên hệ để nêu các ứng dụng của chất béo
GV hướng dẫn học sinh cách bảo quản dầu ăn, mỡ ăn tránh bị ôi.
I. Chất béo có ở đâu ? 
Ở động vật: Chất béo tập chung nhiều ở mô mỡ
Ở thực vật: Chất béo tập chung nhiều ở quả, hạt.
Như hạt Lạc, hạt vừng, hạt Dừa..
II. Tính chất vật lí của chất béo: 
Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước 
Chất béo tan được trong benzen, dầu hoả, xăng.
III. Thành phần và cấu tạo của chất béo 
Nhận xét:
Khi đun chất béo trong điều kiện nhiệt độ và áp xuất cao thu được glixerol (glixerin) và axit béo 
công thức cấu tạo của glixerol. CH2-CH- CH2
 | | | 
 OH OH OH
Viết gọn C3H5(OH)3
 Axit béo là axit hữu cơ có công thức chung 
R-COOH ( R có thể là C15H31, C17H33, C17H35 ....)
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là: (R-COO)3C3H5
IV. Tính chất hoá học quan trọng của chất béo 
1. Phản ứng thuỷ phân của chất béo trong môi trường axit.
(RCOO)3C3H5 + 3H2O3RCOOH + C3H5(OH)3
Phản ứng thuỷ phân của chất béo trong môi trường axit tạo ra glixerol và axit béo
2.Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm. (phản ứng xà phòng hoá)
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH3RCOONa + C3H5(OH)3
Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm tạo muối của các axit béo và glixerol . Muối của axit béo là thành phần chính của xà phòng.vì vậy gọi là (phản ứng xà phòng hoá)
V. ứng dụng của chất béo
 Là thức ăn cung cấp nhiều năng lượng
 Là nguyên liệu điều chế glixerol và xà phòng
	4. Củng cố 
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập 
Hoàn thành các ptpư sau:
a. (CH3COO)3C3H5 + 3NaOH → 
b.(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O → 
c.(C17H33COO)3C3H5 + ? → 3C17H33COONa + ?
d. CH3COOC2H5 + ? → CH3COOK + ?
 HS làm bài tập vào vở.
 a. (CH3COO)3C3H5 + 3NaOH CH3COONa + C3H5(OH)3
 b. (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
 c. (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
 d. CH3 - COOH + KOH → CH3COOK + HOH 
 	5. Dặn dò : Baì tập: 1,2,3,4 SGK tr147, bài tập 4,5,6,7 SGK tr 149 

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 30 tiet 57 58.doc
Giáo án liên quan