Giáo án Hóa học lớp 9 năm học 2014- 2015
I . MỤC TIÊU .
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8, tính chất hóa học của một số chất đã học và viết phương trình hoá học cho mỗi tính chất
- Ôn lại các dạng toán về tính theo công thức và tính theo phương trình hoá học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài toán về nồng độ dung dịch, tính theo PTHH.
- Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng lập công thức hoá học.
II. CHUẨN BỊ .
GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
HS : Ôn lại khái niệm lớp 8
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG .
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ .
GV: Kiểm ra sách giáo khoa và vở ghi của học sinh
3. Bài mới
Tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích và viết PTPƯ. HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích, viết PTPƯ. Hoạt động 4 GV: Hướng dẫn HS thu dọn hoá chất, rửa ốnh nghiệm, thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm GV: nhận xét buổi thực hành và hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu. II. Công việc cuối buổi thực hành Viết bản tường trình: HS: Viết tường trình theo mẫu. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Ôn tập các kiến thức về kim loại. - Đọc trước bài: Tính chất của phi kim. Chương III: Phi Kim . sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học --------------------- ------------------------- Ngày soạn :28 / 11 / 2012 Ngày dạy :9A: / 12 /2012; 9B: / 12 / 2012. Tuần 15: Tiết 30 – Bài 25: Tính chất của phi kim I . Mục tiêu . Biết một số tính chất vật lí của phi kim Biết những tính chất hoá học của phi kim Biết được các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau. Biết sử dụng kiến thức đã biết để rút ra các tính chất vật lí và tính chất hoá học của phi kim . Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học của phi kim . II. Chuẩn bị . GV: * Dụng cụ: lọ thuỷ tinh có nút nhám đựng khí clo, Dụng cụ điều chế khí hiđro * Hoá chất: Hoá chất để điều chế hiđro, Clo, Quì tím HS : Đọc trước bài mới ở nhà . III.Tiến trình bài giảng . 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ . 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 GV: Yêu cầu SGK đọc kĩ SGK và tóm tắt vào vở . Sau đó . GV gọi một học sinh tóm tắt . I. Tính chất vật lí của phi kim HS: Tóm tắt tính chất vật lí của phi phim : * ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái + Trạng thái rắn: C, S , P… + Trạng thái lỏng: Br2 … + Trạng thái khí : O2, Cl2, N2… * Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp . Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2… Hoạt động 2 GV: Đặt vấn đề : Từ lớp 8 đến nay các em đã làm quen với nhiều pư hoá học trong đó có sự tham gia pư của phi kim . đ GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm với nội dung: “Viết tấ cả các PTPƯ mà em đã biết trong đó có chất tham gia pư là phi kim ” . GV: yêu cầu học sinh dán các PTPƯ mà nhóm mình viết lên bảng . GV: Hướng dẫn các em sắp xếp, phân loại các phương trình phản ứng đó theo tính chất hoá học của phi kim .( Nếu đối tượng HS không giỏi , GV có thể liệt kê các tính chất hóa học của phi kim, sau đó GV yêu cầu học sinh gắn các phương trình phản ứng hoá học mà nhóm mình viết với các tính chất hoá học cho phù hợp ). GV: Riêng tính chất tác dụng với hiđro GV bổ sung tính chất clo tác dụng với hiđro . Sau đó GV làm thí nghiệm theo các bước sau : + Giới thiệu bình khí clo để học sinh quan sát . + Giới thiệu dụng cụ để điều chế hiđro (các em đã được làm quen từ lớp 8) . + GV điều chế H2 sau đó đốt khí H2 và đưa hiđro đang cháy vào lọ đựng clo . + Sau phản ứng cho một ít nước vào lọ lắc nhẹ, rồi dùng quì tím để thử . GV: Gọi HS nhận xét hiện tượng . GV: Vì sao giấy quỳ tím hoá đỏ . GV: Thông báo phần nhận xét . GV: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng , ghi lại trạng thái , màu sắc của các chất . GV: Thông báo : Ngoài ra khi kim khác cũng phản ứng với C, S, Br2 … tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí . GV: Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét . GV: Có thể gọi HS mô tả hiện tượng của phản ứng đốt lưu huỳnh trong oxi và ghi trạng thái, màu sắc của các chất trong phản ứng . GV: Thông báo : Mức độ hoạt động hoá học của phi kim được xét vào khả năng mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro . GV: Giới thiệu : + Phi kim hoạt động mạnh : F2, O2, Cl2 .. + Phi kim hoạt động yếu hơn: S, P, C, Si… II. Tính chất hoá học của phi kim HS: Các nhóm thảo luận để viết PT . ( Học sinh có thể viết vào bảng phụ hoặc giấy A2) HS: sắp xếp phân loại các phương trình phản ứng theo các tính chất hoá học của phi kim . 1. Tác dụng với phi kim * Nhiều loại phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối . to 2Na + Cl2 2NaCl to 2Al + 3S Al2S3 to * Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit: 3Fe + 2O2 Fe3O4 to 2ZnO + O2 2ZnO 2. Tác dụng với hiđro. * Oxi tác dụng với hiđro to 2H2 + O2 2H2O * Clo tác dụng với hiđro . HS: Quan sát thí nghiệm . HS: Nhận xét hiện tượng: + Bình clo ban đầu có màu vàng lục . + Sau khi đốt clo trong bình thì màu vàng biết mất + Giấy quì tím hoá đỏ . HS: trả lời : Giấy quì tím hoá đỏ vì dd được tạo thành có tính axit . HS: Ghi vào vở phần nhận xét : Khí clo đã phản ứng mạnh với khí hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu, khí này tan mạnh trong nước tạo thành axit clohiđric HS: Viết PTPƯ to H2 + Cl2 2HCl (dd) (k) (k) không màu vàng lục không màu HS: Nêu nhận xét : Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí . 3. Tác dụng với oxi :to S + O2 SO2 (r) (k) (k) (vàng) (không màu) ( không màu) 4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim HS: Nghe giảng và ghi bài 4. Củng cố Bài tập 1 : Viết các phương trình phản ứng biểu diễn cuyển hoá sau: 1 H2S 3 4 6 5 2 7 S SO2 SO3 H2SO4 K 2SO4 BaSO4 8 FeS H2S GV: Gọi HS chữa bài trên bảng . HS: Làm bài tập vào vở : to 1, S + H2 H2S to 2, S + O2 SO2 V2O5 to 3, 2SO2 + O2 2SO3 4, SO3 + H2O đ H2SO4 5, 2KOH + H2SO4 đ K2SO4 + 2H2O 6, K2SO4 + BaCl2 đ BaSO4 + 2KCl to 7, Fe + S FeS 8, FeS + H2SO4 đ FeSO4 + H2S GV: Gọi các HS khác nhận xét Bài tập 2: Hỗn hợp A gồm 4,2 gam bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh . Nung hôn hợp A trong điều kiện không có không khí, Thu được chất rắn B. Cho dd HCl dư tác dụng với chất rắn B, thu được hỗn hợp khí C . a, Viết PTPƯ b, Tính thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí C. GV: Gọi một học sinh xác định phương hướng làm bài . HS: Nêu phương hướng làm bài : + Tính số mol của sắt và lưu huỳnh + Xác đinh xem chất nào pư hết chất nào dư + Viết phương trình phản ứng và xác định thành phần của chất rắn B, và hh khí C. GV: Yêu cầu học sinh làm bài theo các bước trên HS: Làm bài tập nFe = to nS = Phương trình : Fe + S FeS (1) Theo phương trình (1) và theo số mol của các đầu bài cho thì ở pư trên sắt dư . nFe phản ứng = n FeS = nS = 0,05 mol nFe dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol) Chất rắn B gồm : Fe và FeS Chất rắn B tác dụng với dd HCl dư thì hỗn hợp B phản ứng hết Fe + 2 HCl đ FeCl2 + H2 (2) FeS + 2HCl đ FeCl2 + H2S (3) Hỗn hợp C gồm : H2và H2S Theo phương trình (2) : nH2 = nFe dư = 0,025 (mol) Theo phương trình (3): nH2S = nFeS = 0,05 (mol) Đối với các chất khí ở cùng điều kiện tỉ lệ số mol và tỉ lệ thể tích bằng nhau . đ Thành phần phần trăm của hỗn hợp khí trong khí C là : %H2= %H2S = 100% - 33,33% = 66,67% GV: Gọi các học sinh khác nhận xét, GV chấm điểm 5. Hướng dẫn học ở nhà Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6SGK tr. 76 Ngày soạn :4 / 12 / 2012 Ngày dạy :9A: / 12 /2012; 9B: / 12 / 2012. Tuần 16: Tiết 31 – Bài 26: Clo (tiết 1) I . Mục tiêu . * HS Biết tính chất vật lí của clo: + Khí màu vàng lục, mùi hắc, rất độc. + Tan được trong nước hơi nặng hơn không khí. * HS: Biết được tính chất hoá học của clo: Clo có một số tính chất hoá học của phi kim: tác dụng với hiđro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua. Clo tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối . Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm: đồng tác dụng với khí clo, điều chế clo trong phòng thí nghiệm, clo tác dụng với nước, clo tác dụng với dung dịch kiềm. Biết cách quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận. Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của clo. II. Chuẩn bị . GV: Chuẩn bị dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm 1, TN1: Tác dụng của clo với nước 2, TN2: Clo tác dụng với dung dịch NaOH * Dụng cụ:Bình thuỷ tinh có nút ,Đèn cồn, đũa thuỷ tinh,Giá sắt, hệ thống ống dẫn khí ,Cốc thuỷ tinh * Hoá chất: MnO2 ,Dung dịch HCl đặc ,Bình khí clo (đã thu sẵn) ,Dung dịch NaOH ,H2O, quỳ tím HS : Đọc trước bài mới ở nhà . III.Tiến trình bài giảng . 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ . H? Nêu các tính chất hoá học của phi kim. 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 GV: Đưa ra mục tiêu của tiết học lên màn hình GV: Cho HS quan sát lọ đựng clo, kết hợp với đọc SGK. Sau đó GV gọi một HS nêu các tính chất vật lí của clo (có thể cho HS tính tỷ khối của clo với không khí để biết được: clo nặng gấp 2,5 lần không khí. I. Tính chất vật lí HS: Nêu tính chất vật lí của clo : - Clo là chất khí màu vàng lục, mùi hắc. - Clo nặng gấp 2,5 lần không khí. - Tan được trong nước. - Clo là khí độc. Hoạt động 2 GV: Đặt vấn đề: Liệu clo có tính chất hoá học của phi kim mà tiết trước chúng ta đã học không? ( Cho học sinh xem lại tính chất hoá hịc của phi kim mà em học sinh 1 đã viết ở góc phải màn) GV: Dừng 1 đến 2 phút để học sinh suy nghĩ . GV: Thông báo: Clo có những tính chất của phi kim + Tác dụng với kim loại tạo thành muối . + Tác dụng với hiđro tạo thành khí hiđro clorua . GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng cho các tính chất trên của clo. GV: Lưu ý: clo không phản ứng trực tiếp với oxi . GV: Đặt vấn đề: Ngoài các tính chất hoá học của phi kim; clo còn có những tính chất hoá học nào khác? GV: Làm thí nghiệm theo các bước : + Điều chế clo và dẫn khí clo vào cốc đựng nước . + Nhũng một mẩu giấy quì tím vào dd thu được . đ Gọi HS nhận xét hiện tượng . ( Có thể làm thí nghiệm như sau: Đổ nhanh nước vào bình đựng khí clo, đật nut, lắc nhẹ . Dùng đữa thuỷ tinh chấm vào nước clo rồi nhỏ vào). Phản ứng clo với nước xảy ra theo hai chiều: Cl2 + H2O HCl + HClO Nước clo có tính tẩy màu do axit hipoclorơ (HClO) có tính oxi hoá mạnh. Vì vậy ban đầu quì tím chuyển sang đỏ, sau đó lập tức mất màu . GV: Nêu câu hỏi : Vậy khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hiệnntượng hoá học gì? GV: Cho học sinh thảo luận nhóm sau đó cho các nhóm nêu ý kiến . GV: Clo có thể phản ứng với chất nào nữa hay không ? đ GV làm thí nghiệm : + Dẫn khí clo vào dd đựng NaOH . + Nhỏ 1 đến 2 giọt dd vừa tạo thành vào mẩu
File đính kèm:
- hoa 92014 2015.doc