Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 26 - Bài 18: Mol

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Kiến thức: giúp học sinh biết và phát biểu đúng những khái niệm quan trọng đó là: mol. Khối lượng mol, thể tích mol chất khí.

 - Kỹ năng: Rèn cho học sinh chuyển đổi qua lại giữa số mol chất và khối lượng chất, giữa số mol chất khí và thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Kỹ năng lập công thức và tính phân tử khối của chất.

 

B. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: - Máy chiếu, giấy trong

- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm , kẹp, giá,

- Hoá chất: Axítclohđric, kẽm viên.

Học sịnh: - Ôn lại cách tính nguyên tử khối, phân tử khối.

 - Đọc trước bài ở nhà

 

C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: (Giáo viên kiểm tra bài cũ kết hợp với giới thiệu bài mới)

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

Hoạt động I: Giáo viên giới thiệu chương:

 Ở chương I,II các em đã được tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản về chất, sự biến đổi chất. Chương III chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mol và tính toán hoá học với những nội dung sau:

(Giáo viên dùng máy chiếu nội dung chương III trong SGK trang 62)

 Học sinh đọc nội dung chương trên máy chiếu.(GV chốt chuyển sang hoạt dộng II)

 

Hoạt động II: Giáo viên giới thiệu bài học:

 Giáo viên biểu diễn thí nghiệm, giới thiệu cho học sinh cách làm và các hoá chất.

Cô cho kẽm vào axít clohiđrich và hỏi:

? Khi cô cho Cô cho kẽm vào axít clohiđrich thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao em biết?

HS: Xảy ra hiện tượng phản ứng hoá học.Vì thấy sủi bọt và có khí bay lên.

? Em nào lên bảng viết cho cô phương trình phản ứng minh hoạ cho phản ứng trên?

HS: Phương trình phản ứng:

 

doc8 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 26 - Bài 18: Mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Mol và tính toán hoá học
Tiết: 26
Bài 18: Mol
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Kiến thức: giúp học sinh biết và phát biểu đúng những khái niệm quan trọng đó là: mol. Khối lượng mol, thể tích mol chất khí.
	- Kỹ năng: Rèn cho học sinh chuyển đổi qua lại giữa số mol chất và khối lượng chất, giữa số mol chất khí và thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Kỹ năng lập công thức và tính phân tử khối của chất.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Máy chiếu, giấy trong 
- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm , kẹp, giá, 
- Hoá chất: Axítclohđric, kẽm viên.
Học sịnh:	- Ôn lại cách tính nguyên tử khối, phân tử khối.
	- Đọc trước bài ở nhà 
C Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: (Giáo viên kiểm tra bài cũ kết hợp với giới thiệu bài mới)
	3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động I: Giáo viên giới thiệu chương: 
	ở chương I,II các em đã được tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản về chất, sự biến đổi chất. Chương III chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mol và tính toán hoá học với những nội dung sau: 
(Giáo viên dùng máy chiếu nội dung chương III trong SGK trang 62)
 Học sinh đọc nội dung chương trên máy chiếu.(GV chốt chuyển sang hoạt dộng II)
Hoạt động II: Giáo viên giới thiệu bài học: 
	Giáo viên biểu diễn thí nghiệm, giới thiệu cho học sinh cách làm và các hoá chất.
Cô cho kẽm vào axít clohiđrich và hỏi: 
? Khi cô cho Cô cho kẽm vào axít clohiđrich thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao em biết? 
HS: Xảy ra hiện tượng phản ứng hoá học.Vì thấy sủi bọt và có khí bay lên.
? Em nào lên bảng viết cho cô phương trình phản ứng minh hoạ cho phản ứng trên?
HS: Phương trình phản ứng:
	Zn + 2HCl Ž ZnCl + H 
	 (1n.tử) (2p.tử) (1p.tử) (1p.tử )
 ? (g)
	 ? 	 ( l ) 
GV: chúng ta không thể lấy được một nguyên tử Zn cho tác dụng với 2 phân tử HCl. Mà lượng H2 sinh ra khi thu lại thì phải cân được bằng những đơn vị khối lượng thông thường như gam(g) hoặc đong được bằng lít (l). Muốn thu được lượng H2 như vậy thì lượng kẽm tham gia thường tính bằng đơn vị nào? chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động III: Tìm hiểu khái niệm mol là gì ?
GV: Khi vào cửa hàng bách hoá em hỏi mua 1 tá bút chì, một yến gạo.
Như vậy số bút chì chúng ta cần mua là bao nhiêu chiếc, bao nhiêu kg gạo?
HS: Một tá bút chì là 12 chiếc bút chì.
 Một yến gạo là 10 kg gạo.
GV: - Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ, phải số lượng lơn mới cân đong được bằng những đơn vị khối lượng thông thường.
 - Avôgađrô là nhà khoa học người Italia bằng thực nghiệm ông đã chứng minh được là cứ 6.1023 nguyên tử, phân tử thì sẽ cân đong được bằng khối lượng thông thường. Con số 6.1023 người ta qui ước đó là mol. 
? Vậy mol là gì ? 
HS phát biểu 
GV: Chiếu khái niệm (SGK/ Trang 63) lên máy chiếu, gọi học sinh đứng dậy đọc lại.
GV: Để lưu danh người đầu tiên tìm ra con số này người ta đã lấy tên ông đẻ gỏi cho con số 6.1023 là số Avôgađrô, kí hiệu là (N)
GV lấy ví dụ: 
Lưu ý: Nếu một mol nguyên tử thì phải chứa N nguyên tử 
 Nếu một mol phân tử thì phải chứa N phân tử
GV: Nếu nói một mol hiđrô thì chúng ta hiểu như thế nào?
HS: - N nguyên tử hiđrô 
 - N phân tử hiđrô
GV: Để tránh sự nhầm lẫn phải nói là mol nguyên tử hoặc mol phân tử. Còn nếu viết ký hiệu hay công thức hoá học thì không cần thêm từ nguyên tử hay phân tử cũng được. 
GV: áp dụng đơn vị mol chúng ta làm bài tập sau : 
 Bài tập: Xác định những giá trị để điền vào chỗ trống:
1 mol phân tử muối ăn chứa . phân tử muối ăn. 
..nguyên tử các bon chứa 2N nguyên tử các bon. 
 a mol phân tử ôxi chứa .. phân tử ôxi.
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời: 
1 mol phân tử muối ăn chứa N phân tử muối ăn. 
2mol nguyên tử các bon chứa 2N nguyên tử các bon. 
 a mol phân tử ôxi chứa a.N phân tử ôxi.
GV: Từ bài tập này chúng ta rút ra được điều gì về mối tương quan giữa mol và số nguyên tử ( phân tử) 
HS: Các chất có số mol bằng nhau D số nguyên tử hoặc phân tử cũng bằng nhau.
GV chuyển hoạt động IV: 
I. Mol là gì?
Khái niệm: (SGK trang 63)
Số Avôgađrô: 6.1023 (N)
- 1mol n.tử Fe chứa N n.tử Fe
- 1mol p.tử H2O chứa N P.tư H2O
- 1mol p.tử H2 chứa N p.tử H2
Hoạt động IV: Tìm hiểu về khối lượng mol:
- Avôgađrô đã chứng minh được là cứ 6.1023 nguyên tử (phân tử) thì sẽ cân đong được bằng khối lượng thông thường.
Giáo viên chiếu trang ví dụ minh hoạ và hướng dẫn học sinh: 
? Vậy khối lượng mol là gì? 
HS trả lời 
GV chiếu nội dung khái niệm – học sinh đọc.
GV giới thiểu kí hiệu và cách viết khối lượng mol.
Bằng thực ngiệm đã chứng minh được: 
(GV sử dụng máy chiếu chiếu nội dung ví dụ)
? Em có nhận xét gì về số trị của NTK (PTK) so với KL mol ?
HS : Có cùng số trị .
? NTK, PTK khác nhau ở điểm nào?
HS: NTK, PTK khác nhau ở đơn vị C.
? Để xác định khối lượng mol ta làm thế nào? 
HS: Chỉ việc tính NTK, PTK của chất đó rồi thay đvC = (g).
áp dụng cách xác định khối lượng mol vừa nêu làm bài tập sau: 
 Hãy xác định: 
 MHCl = MZnCl2 = 
 MCaCO3 = MZn = 
 MCO2 = 
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập các em còn lại chia theo nhóm làm vào giấy trong.
GV chiếu kết quả học sinh làm bài vào giấy trong lên màn hình, so sánh kết quả với học sinh lên bảng làm đã được sửa đúng để nhận ra kết quả bài làm của nhóm mình .
GV Nhận xét kết quả bài làm của các nhóm.
GV: Như vậy một hạt nguyên tử hoặc phân tử thì không thể cân được, nhưng chúng ta lại có thể biết được khối lượng của nó nhờ đơn vị mol. Đó là ý nghĩa to lớn của đơn vị này trong tính toán hoá học.
GV: Đối với chất rắn, chất lỏng người ta thường sử dụng đơn vị khối lượng còn đối với chất khí thì người ta thường sử dụng đơn vị thể tích. Vậy thể tích mol của chất khí là gì? Thể tích chiếm bởi 1mol các chất khí ở cùng điều kiện có đặc điểm gì? Ta nghiên cúư phần III.
II. Khối lượng mol là gì?
Khái niệm: (SGK trang 63)
Kí hiệu : M
Đơn vị: (g)
Cách viết:
+ KL mol nguyên tử H: MM = 1(g) 
+ KL mol nguyên tử H2O : MH2O = 18(g)
- Cách xác định: 
Hoạt động V: Tìm hiểu về thể tích mol của chất khí là gì ?
GV: Dẫn dắt học sinh tìm hiểu về thể tích của chất khí khái niệm về thể tích của chất khí . Dùng máy chiếu khái niệm. 
HS đọc khái niệm trên bảng chiếu.
Lưu ý: Chất khí tồn tại ở dạng phân tử.
GV chiếu mô hình tượng trưng thể tích 1mol các chất khí ở cùng điều kiện, (to, P )
? Đọc tên các chất khí và xác định khối lượng mol của từng chất? 
HS: Đọc và xác định khối lượng mol 
 Mỗi lần học sinh xác định đúng giáo viên chiếu kết quả lên bảng để học sinh so sánh.
GV: Đây là 3 chất khí khác nhau với khối lượng mol khác nhau.
? Các em quan sát cho cô biết kích thước (Thể tích) cảu 3 hình hộp này?
HS: Kích thước của 3 hình hộp là bằng nhau.
? Từ đó em rút ra nhận xét gì?
HS: ở cùng điều kiện (to, P) thể tích mol của mọi chất khí đều chiếm những thể tích bằng nhau.
GV: ở đktc : 1mol cất khí = 22,4 lít 
 Chiếu nhận xét lên màn hình gọi học sinh đọc.
GV: Như vậy các chất khí khác nhau có khối lượng mol khác nhau; Nhưng ở cùng điều kiện (to, P) thì thể tích của chúng bằng nhau. ở điều kiên bình thường : 20o C, 1atm thì 1mol bất kì chất khí nào cũng có thể tích = 24 (L) nhưng chúng ta thường thường không sử dụng để tính toán mà trong tính toán hoá học chúng ta thường đưa về đktc.
GV: giải thích cho học sinh biết tại sao ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất thể tích mol của mọi chất khí đều bằng nhau.
III. Thể tích mol của chất khí là gì ?
Khái niệm: (SGK trang 63)
ở đktc: 1mol chất khí =22,4 lít 
Hoạt động VI: Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức: 
	4. Củng cố 
GV: Tóm lại nội dung chính của bài này được thể hiện trong bài tập sau: 
GV chiếu bài tập lên màn hình:
HS suy nghĩ làm bài tập 
GV gọi HS đứng dậy trả lới.
GV đưa các bài tập để học sinh củng cố kiến thức:
HS đọc bài tập: suy nghĩ lựa chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.
GV nhận xét kết quả làm bài của học sinh và chiếu kết quả để học sinh so sánh và sửa chữa.
* HS đọc, làm bài tập 2: 
GV yêu cầu học sinh giải thích sự lựa chọn của mình.
HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 3 làm bài tập 3.
HS trình bày kết quả bài làm. 
GV nhận xét bài làm của học sinh sưả chữa và chiếu kết quả cho học sinh so sánh.
5. Hướng dẫn về nhà : 
	- Học bài theo nội dung SGK 
	- Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 65
Bài tập : có 2 khí Avà B có (ở cùng đkto ,P) tìm mối liên hệ giữa các tỷ lệ: 
Số mol chất A 	Thể tích chát khí A 	Số phân tử chất A
Số mol chất B 	Thể tích chất khí B	Số phân tử chất B	

File đính kèm:

  • docTiet 28 Mol.doc
Giáo án liên quan