Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 17 - Bài 12: Sự Biến Đổi Chất

A. MỤC TIÊU: Biết được:

1. Kiến thức:

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

2. Kỹ năng:

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

3. Thái độ:

- Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV:

- Hoá chất: Muối ăn, bột lưu huỳnh, bột Fe khử, đường trắng.

- Dụng cụ: Nam châm, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, giá đỡ, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, kẹp sắt.

2. HS: Kiến thức về chất, thí nhgiệm đun nóng hỗn hợp nước muối

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)

- Lớp:

- Sỉ số/vắng:

II. Kiểm tra bài cũ: (7’)

- Trả bài kiểm tra 1 tiết

- Chữa bài kiểm tra.

III. Nội dung bài mới: (32’)

1. Đặt vấn đề: (1’) Chất có thể xảy ra những biến đổi gì? Thuộc hiện tượng nào?.

2. Triển khai bài dạy:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 17 - Bài 12: Sự Biến Đổi Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: Ngày soạn://2010.
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Chất và các trạng thái của chất.
- Tính chất của các chất.
- Hiện tượng vật lí.
- Hiện tượng hóa học.
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1. Kiến thức: 
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
2. Kỹ năng: 
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. 
3. Thái độ: 
- Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Hoá chất: Muối ăn, bột lưu huỳnh, bột Fe khử, đường trắng.
- Dụng cụ: Nam châm, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, giá đỡ, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, kẹp sắt.
2. HS: Kiến thức về chất, thí nhgiệm đun nóng hỗn hợp nước muối 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (7’)
- Trả bài kiểm tra 1 tiết 
- Chữa bài kiểm tra.
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Chất có thể xảy ra những biến đổi gì? Thuộc hiện tượng nào?....
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(12’)
GV: Cho HS quan sát hình 2.1
HS: Quan sát
- Hình vẽ đó nói lên điều gì?
- Làm thế nào để nước lỏng thành đá?
- Em có nhận xét gì trong các q.trình trên?
HS: Trả lời
(Có sự biến đổi về trạng thái, nhưng không có sự biến đổi về chất)
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm hoà tan muối ăn vào nước rồi đun nóng.
- Quan sát, nhận xét và ghi lại sơ đồ quá trình biến đổi ? 
- Qua 2 TN trên em có nhận xét gì về trạng thái, tính chất? (Có sự biến đổi về trạng thái nhưng không có sự biến đổi về chất)
- Vậy hiện tượng vật lí là gì?
HS: Phát biểu hiện tượng vật lí
GV: Chốt kiến thức
I. Hiện tượng vật lý:
- Hình vẽ 2.1/45 SGK
 Chảy lỏng Bay hơi
 Nước Nước Nước
 ( R) Đông đặc ( L) Ngưng tụ ( K)
 Hoà tan vào nước to
Muối DD muối Muối
 (R) (R)
- Hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo ra chất khác(vẫn giữ nguyên là chất ban đầu) được gọi là hiện tượng vật lí.
- Ví dụ: SGK
 b. Hoạt động 2:(19’)
GV: (chuyển tiếp)Vậy quá trình mà trong đó có sự biến đổi về chất là gì?
GV: Hướng dẫn HS làm TN1: Trộn đều bột sắt và bột S rồi chia 2 phần.
- Đưa nam châm lại gần phần 1 (Fe bị hút)
- Đổ phần 2 vào ống nghiệm đun nóng.
- Đưa nam châm lại gần sp thu được (SP không bị nam châm hút ).
HS: Làm TN
- Yêu cầu HS rút ra kết luận? (Q.trình biến đổi trên đã có chất mới được tạo thành).
GV: Hướng dẫn HS làm TN2:
- Cho 1 ít đường vào ống nghiệm.
- Đun nóng Ô.N bằng ngọn lửa đèn cồn.
HS: Làm TN2
- Quan sát hiện tượng và nhận xét?
- Vậy hiện tượng hoá học là gì?
HS: Phát biểu hiện tượng hóa học
GV: Kết luận
- Muối phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lý ta dựa vào dấu hiệu nào? (Có chất mới sinh ra hay không)
HS: So sánh 2 hiện tượng.
II. Hiện tượng hoá học:
- Hiện tượng chất biến đổi và có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hóa học.
- Ví dụ: SGK
IV. Củng cố: (4’)
- Hiện tương vật lí là gì, hiện tượng hóa học là gì?
- Phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lí?
V. Dặn dò: (1’)
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/47 và làm bài tập 122,123,124 SBT/15.
- Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là gì?	

File đính kèm:

  • doctiet 17.doc