Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Đặng Ngọc Lâm - Tiết 15 - Luyện Tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cũng cố : Cách ghi và ý nghĩa CTHH, khái niệm hoá trị và quy tắc hóa trị

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố, biết đúng hay sai cũng như lập được CTHH của hợp chất khi biết hoá trị

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- HS: Ôn lại nội dung kiến thức bài 9, 10 (SGK)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Đặng Ngọc Lâm - Tiết 15 - Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng
Môn: Hóa học – Lớp 8B
Ngày soạn: 17/ 10/ 2011 – Ngày dạy: 20/ 10/ 2011
Giáo viên dạy: Đặng Ngọc Lâm
Tiết 15 - luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Cũng cố : Cách ghi và ý nghĩa CTHH, khái niệm hoá trị và quy tắc hóa trị
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố, biết đúng hay sai cũng như lập được CTHH của hợp chất khi biết hoá trị
II. Phương tiện dạy học:
- HS: Ôn lại nội dung kiến thức bài 9, 10 (SGK)
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chất được biểu diễn bằng công thức hóa học:
a. Đơn chất:
GV: Nêu vấn đề: CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH của một nguyên tố.
GV: Yêu cầu HS viết CTHH tổng quát của đơn chất kim loại và phi kim. Lấy ví dụ minh họa.
b. Hợp chất:
GV: Nêu vấn đề: CTHH của hợp chất gồm KHHH của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân.
GV: ? CTHH tổng quát của hợp chất 2 nguyên tố được biểu diễn như thế nào ? Lấy ví dụ minh họa.
GV: Thông báo: Trừ đơn chất A, mỗi CTHH chỉ một phân tử của chất và cho biết ba ý về chất.
GV: ? Vậy, đó là những ý nào ?
GV: Từ CTHH: CaCO3 cho ta biết được gì ? 
HS: - A: KL và 1 số PK: S, C, Cu, Al....
 - Ax: Phần lớn PK (x = 2): O2, H2, Cl2....
HS: AxBy: HCl, SO2, CO2,....
 AxByCz: H2SO4, CaCO3.....
HS: Ba ý về chất cho biết:
- Nguyên tố tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất.
- Phân tử khối của chất.
HS: Từ CTHH CaCO3 cho ta biết được:
- CaCO3 do ba nguyên tố là: Ca, C và O tạo ra.
- Trong 1 phân tử CaCO3: có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.
- Phân tử khối: 40 + 12 + (3 16) = 100 (đvC)
2. Hoá trị là con số biểu 
thị khẳ năng LK của nguyên tử hay nhóm nguyên tử
GV: Yêu cầu HS phát biểu quy tắc hoá trị. 
GV: Thông báo: Đối với hợp chất 3 nguyên tố: AxByCz, thì nhóm trong ngoặc 2 nguyên tử với nhau để xác định hóa trị như một nguyên tử.
a. Tính hoá trị chưa biết:
GV: Dẫn dắt HS tìm hiểu VD mục a (SGK)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập sau.
- Tính hóa trị của Si và Fe trong công thức hóa học sau: SiO2, Fe(NO3)3.
- Tính hóa trị của S và nhóm nguyên tử (CO3) trong công thức hóa học sau: Cr2S3, Li2CO3. 
b. Lập công thức hoá học:
GV: Dẫn dắt HS tìm hiểu VD (SGK)
GV: Yêu cầu lần lượt các HS làm bài tập sau: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phân tử gồm:
- K liên kết với Cl
- Al liên kết với Cl
- Zn liên kết với nhóm (PO4)
GV: Theo dõi cách trình bày và phương pháp làm bài tập của HS để chỉnh sửa
GV: Lưu ý với HS:
- Từ các cách lập CTHH trên ta nhận thấy:
+ Nếu a = b => x = y =1
+ Nếu a b => x = b, y = a (x y)
HS: Hợp chất: AB => x . a = y . b
HS: Theo dõi cách tính hoá trị chưa biết.
HS: Trình bày kết quả.
- Gọi a là hoá trị lần lượt của Si, Fe.
* SiO 
 áp dụng quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = 2 . II
 => a = => Si hoá trị IV. 
* Fe(NO3) 
 áp dụng quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = 3 . I
=> a = => Fe hoá trị III. 
HS: Trình bày kết quả.
- Gọi b là hoá trị lần lượt của S, (CO3).
* CrS 
áp dụng quy tắc hóa trị ta có: 2 . III = 3 . b
=> => S hoá trị II.
 * Li(CO3) 
 áp dụng quy tắc hóa trị ta có: 2 . I = 1 . b
 => => Nhóm (CO3) hoá trị II.
HS: Theo dõi cách lập công thức hóa học.
HS: Trình bày kết quả.
* Lập công thức hóa học:
- Công thức dạng chung: KCl
- Vận dụng quy tắc hóa trị: x . I = y . II
 - Tỷ lệ: 
- Công thức hóa học là: KCl
* Phân tử khối: 39 + 35,5 = 74,5 đvC
* Lập công thức hóa học:
- Công thức dạng chung: AlCl
- Vận dụng quy tắc hóa trị: x . III = y . I
 - Tỷ lệ: 
- Công thức hóa học: AlCl3 
 * Phân tử khối: 27 + (3.35,5) = 133,5 đvC
* Lập công thức hóa học:
- Công thức dạng chung: Zn(PO4)
- Vận dụng quy tắc hóa trị: x . II = y . III
- Tỷ lệ: 
- Công thức hóa học: Zn3(PO4)2 
* Phân tử khối: (3.65) + 2(31 + 4.16) = 385đvC
4. Kiểm tra, đánh giá:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc hóa trị.
5. Hướng dẫn về nhà:
GV: Yêu cầu HS về nhà:
- Làm bài tập 1, 4 (SGK) và bài tập 11.3, 11.4 (SBT).
- Ôn lại nội dung kiến thức các bài đã học: 4, 5, 6, 8, 9, 10 để kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docgiao an thao giang hoa hoc 8.doc
Giáo án liên quan