Giáo án Hóa học lớp 8

A.Mục tiêu:

Học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

ã Biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất,sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng.

ã Thấy được vai trò quan trọng của hóa học trong cuộc sống của chúng ta.

2. Kỹ năng:

ã Rèn luyện kĩ năng tự thu thập, tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

ã Hiểu được học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào bài tập và thực tế.

B.Chuẩn bị:

ã Dụng cụ: ống nghiệm , kẹp gỗ, ống hút.

ã Hóa chất: dd CuSO4, NaOH ,HCl, Đinh sắt.

C.Các hoạt động dạy học:

 I. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:. 8B:.

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học sinh.

 III. Bài mới:

 

doc147 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hóa học của hợp chất ?
Thảo luận nhóm :
-Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất
-Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố
-Suy ra các chỉ số x,y,z
Giải :
CTHH dạng chung : CuxSyOz
-Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol chất :
 40 x 160
mCu = --------- = 64(g)
 100
 20 x 160
mS = ---------- =32(g)
 100
mO = 160-( 64+32) = 64(g)
-Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất là :
 nCu = 64 : 64 = 1(mol)
 nS = 32 : 32 = 1(mol)
 nO = 64 : 32 = 2(mol)
vậy CTHH của hợp chất là : 
 CuSO4
HS làm nhanh theo các bước đã xét trên
 CTHH chung : CxHy
MA = 15,2 =30(g)
=>mC =80x30/100= 24(g)
 mH = 20x30/100 =6(g)
=> nC = 24/24 = 1(mol)
 nH = 6/1 = 6(mol)
vậy CTHH là C2H6
I-Biết công thức hóa học của hợp chất , hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất :
1-Ví dụ : sgk
2-Các bước tiến hành : sgk
II-Biết thành phần các nguyên tố , hãy xác định công thức hóa học của hợp chất :
1-Ví dụ : sgk
2-Các bước tiến hành : 
Tuần : 16-17
Tiết : 32-33
TíNH THEO CÔNG PHƯƠNG TRìNH HóA HọC
Ngày soạn : 19/12/07
Ngày giảng : 4/1/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được : 
Từ phương trình hóa học và những số liệu của bài toán biết cách xác định khối lượng của những chất tham gia và tạo thành
Từ phương trình hóa học và những số liệu của bài toán biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích của chất khí tạo thành
Rèn luyện kĩ năng làm toán, kĩ năng giải bài tập theo phương trình hóa học
II-Chuẩn bị : Bảng phụ
 HS ôn tập : Lập phương trình hóa học
III-Các hoạt động dạy học :
 I. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:..............
 II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 : Giới thiệu bài : Cơ sở của các quá trình sản xuất hóa học là dựa vào PTHH.Dựa vào PTHH có thể tìm được khối lượng chất tham gia để điều chế một khối lượng sản phẩm thích hợp hoặc ngược lại
Hoạt động2 : Xác định chất tham gia và tạo thành như thế nào ?
Cho hs đọc ví dụ1 : Đốt cháy hoàn toàn 26g bột kẽm trong oxi sẽ thu được kẽm oxit : ZnO
Lập PTHH phản ứng trên ?
Tính khối lượng Zn tạo thành ?
 Cho hs nhắc lại các bước lập PTHH ? nêu lại ý nghiã củaPTHH ?
 Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất ?
 Yêu cầu hs thảo luận nhóm để làm bài tập trên
 Cho hs nhận xét và gv chữa sai cho các em
Cho hs đọc bài tập2 : Đốt cháy hoàn toàn bột nhôm trong oxi người ta thu được 10,2 g nhôm oxit(Al2O3).
 a.Tính khối lượng của bột nhôm đã phản ứng ?
 b.Tính khối lượng khí oxi tham gia phản ứng với nhôm ?
 Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 2 
 Từ 2 bài tập trên yêu cầu rút ra các bước tiến hành ?
HS nghe
HS đọc ví dụ 1
 HS nhắc lại các bước lập PTHH
 Nêu lại ý nghĩa của PTHH ? ý nghĩa của tỉ lệ từng cặp chất ?
 Công thức biến đổi giữa khối lượng và lượng chất :
 m = n. M => n = 
 Các nhóm tiến hành thảo luận để làm bài tập1 và trình bày :
a. Phương trình hóa học :
 2Zn + O2 à 2ZnO
 2mol 1mol 2mol
=>0,4mol xmol ?
Số mol Zn phản ứng :
 n = = 26 : 65 = 0,4(mol)
Từ PTHH trên ta có số mol ZnO tạo thành :
 nZnO = nZn = 0,4(mol)
Vậy khối lượng ZnO tạo thành :
mZnO = 0,4x81 = 32,4(g)
HS thảo luận làm bài tập 2 
HS nhận xét và chữa sai
Rút ra các bước giải bài tập tính khốilượng các chất theoPTHH :
1. Viết phương trình hóa học
2. Chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất
3. Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc tạo thành
4. Chuyển đổi số mol thành khối lượng chất cần tìm
I-Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm :
1-Ví dụ :
Bài tập1 :
Bài tập2 :
2-Các bước tiến hành :
 sgk
-Củng cố :Cho hs nêu lại các bước tiến hành tính khối lượng chất tham gia hoặc tạo thành theo PTHH
-Dặn dò: Làm bài tập 1à 3 sgk
 Nghiên cứu nội dung còn lại của bài tính theo PTHH
Tuần : 17
Tiết : 33
TíNH THEO PHƯƠNG TRìNH HóA HọC
Ngày soạn : 5/1/07
Ngày giảng :9/1/07
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Giống tiết 32
II-Chuẩn bị : 
HS : Bảng nhóm , ôn tập các bước lập PTHH và tính theo PTHH
III-Các hoạt động dạy học :
 I. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:..............
 II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
-Nêu các bước tính theo PTHH ?
-Tính khối lượng khí oxi tham gia phản ứng với nhôm tạo thành 20,4g nhôm oxit :Al2O3?
Hoạt động2 : Nếu bài toán trên yêu cầu tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc thì sẽ làm như thế nào ?
Cho hs thảo luận
Cho hs nhắc lại các công thức :
 Tính V ? n ?
Cho học sinh đọc và tóm tắt bài tập : 
 Tính thể tích khí oxi(đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1g phốt- pho tạo thành Đi phot-pho-pen-ta oxit :P2O5
Từ các bài tập em hãy nêu các bước thực hiện tính thể tích chất khí tham gia hay sản phẩm theo phương trình hóa học ?
 Cho hs đọc lại các bước sgk
HS nêu các bước đã học
HS tính theo các bước 
HS giải :
-nAl2O3 = 20,4/102=0,2(mol)
PTHH :
 4Al + 3O2 à 2Al2O3
 3(mol) 2(mol)
 X(mol) ? 0,2(mol)
 nO2 = x = 0,2.3/2 = 0,3(mol)
vậy khối lượng O2 :
 mO2 = n.M = 0,3.32=9,6(g)
Hs thảo luận và trả lời
Từ số mol oxi tính được ở trên ta đổi ra thể tích dự vào công thức tính thể tích chất khí ở đktc
Hs nhận xét
V= n.22,4(l)
n =V/22,4(mol)
HS đọc đề và tóm tắt :
Biết mP = 3,1g
Chất tham gia : P và O2
Sản phẩm : P2O5
Tìm VO2 ?
Thảo luận nhóm và trình bày :
-Số mol P: n= 3,1/31= 0,1(mol)
PTHH : 
 4P + 5O2 à 2P2O5
 4mol 5mol
 0,1mol x mol ?
Số mol O2 cần :
nO2 = x = 0,1.5/4= 0,125(mol)
vậy thể tích khí oxi cần :
V = n.22,4 = 0,125.22,4=2,8(l)
HS nêu các bước đã thực hiện
H S đọc và ghi nhớ
II-Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và tạo thành :
1-Ví dụ :
-Bài 1
-Bài 2
2- Các bước thực hiện : sgk
Hoạt động3
-Củng cố : Cho sơ đồ phản ứng :
 CH4 + O2 à CO2 + H2O
 Đốt cháy hết 1,12lít khí CH4 trong khí oxi . hãy tính thể tích (đktc) của Oxi phản ứng và khí CO2 tạo thành ?
 GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để làm bài tập theo các bước và chỉ cho các em cách làm nhanh : 
 Viết PTHH : CH4 + 2O2 à CO2 + 2H2O
 Từ PTHH : nO2 = 2 nCH4 à VO2 =2VCH4= 2. 1,12= 2,24(l)
 Và nCO2 = nCH4 à VCO2 = VCH4 = 1,12(l) 
-Dặn dò: Xem lại các bước tính theo pTHH, nắm lại các công thức chuyển dổi
 Làm các bài tập sgk . Ôn tập các kiến thức đã học , làm lại các bài tập trong chương
Tuần : 17
Tiết : 34
LUYệN TậP 4
Ngày soạn : 29/1/07
Ngày giảng : 8 /1/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
1. Vận dụng công thức chuyển đổi về khối lượng,thể tích và lượng chất để làm bài tập
2. Tiếp tục ủng cố các công thức dưới dạng các bài tập khác 
2. Củng cố các khái thức về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất 
3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng những khái niệm đã học để tính các đại lượng theo CTHH và PTHH
II-Chuẩn bị : Bảng phụ , phiếu học tập
 Học sinh ôn lại các khái niệm, công thức đã học
III-Các hoạt động dạy học :
 I. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:..............
 II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :GV phát phiếu học tập , cho hs thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi
 Câu1-cho biết công thức tính khối lượng của lượng chất và biến đổi ? yều cầu ghi công thức lên bảng
Hãy tính khối lượng của 0,25mol NaOH
Câu 2 : thể tích mol của chất khí là gì ? em biết gì về thể tích mol của chất khí ở cùng đk, ở đktc, ở dk phòng ?
Tìm các công thức có mối quan hệ : (1) (3)
m n v
 (2) (4)
Câu 3 : Cách tính tỉ khối của khí A đối với khí B hay khí A đối với không khí ? tỉ khối của chất khí cho ta biết điều gì ?
Hoạt động2 :
Bài tập 1 sgk/79
Bài tập3 :  sgk/79
Cho hs đọc và tóm tắt đề
Yêu cầu thảo luận nhóm và đại diện mỗi nhóm trình bày lời giải
Sau đó cho hs nhận xét
G V chốt lại
Bài tập 4 : trang 79
Cho học sinh thảo luận 5 phút rồi đại diện lên trình bày
Cho hs nhận xét
Thể tích 1 mol chất khí bất kì ở đk phòng là bao nhiêu ?
HS thảo luận nhóm và lần lượt trả lời 
Tính khối lượng của 0,25 mol NaOH
mNaOH= n.M =0,25.40 =10(g)
-là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí
-Thể tích mol các chất khí bằng nhau
-ở đktc thể tích mol cấc chất khí là 22,4 lít còn ở đk phòng thể tích đó là 24 lít
Viết lại các công thức đã học, tập chuyển đổi cho nhanh, chính xác
-Tỉ khôí chất khí cho biết sự năng hơn hay nhệ hơn giữa các chất khí hoặc với không khí
HS nhận xét
Thảo luận và trình bày lời giải :
Khối lượng mol của K2CO3 :
MK2CO3 =78+12+48=138(g)
Thành phần % về khối lượng :
 %K = .100%= 56.52%
 %C =100%= 8.7%
 %O = 100%-(56.52+8.7)=34.74%
Bài 4 :
Viết PTHH :
CaCO3+2HClàCaCl2+CO2+H2O
1mol 1mol 1mol
0.1mol 0.1mol 0.1mol
a.Số mol CaCO3 :
nCaCO3 =0.1(mol)
Từ PTHH trên :
mCaCl2=n.M=0.1.111= 11.1(g)
b.Số mol CaCO3 :
nCaCO3= 0,05(mol)
Từ PTHH trên :
nCaCO3=nCO2 = 0.05(mol)
=> VCO2= n24=0,05.24=1.2(l)
I-Kiến thức cần nhớ :
1-Mol
2-Khối lượng mol
3-Thể tích mol chất khí
4-Tỉ khối
5-Các công thức đã học và biết cách chuyển đổi qua lại
II- Bài tập :
Bài 1 :  
Bài 3 : 
-Dặn dò: Làm các bài tập sgk
 Các em ôn tập các kiến thức trong học kì I 
Tuần : 18
Tiết : 35
ÔN TậP HọC HọC Kì I
Ngày soạn : 29/12/07
Ngày giảng : 2/1/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Ôn lại những khái niệm cơ bản ở học kì I : Nguyên tử, nguyên tố, đơn chất ,hợp chất, phân tử,mol. Khối lượng mol,dịnh luật BTKL,thẻ tích mol chất khí, hóa trị....
Nắm lại các công thức quan trọng như : chuyển đổi giữa n , m, v....
Rèn luyện kĩ năng :
-Lập công thức hóa học
-Tính hóa trị và lập CTHH của hợp chất
-xử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất..
-áp dụng công thức tỉ khối, định luật BTKL để tính khối lượng một chất trong PTHH
-Biết lập PTHH và lí luận tính theo PTHH
-Tính được thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố trong hợp chất....
II-Chuẩn bị : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi,làm sẵn ô chữ, bảng phụ..
 Phần học sinh ôn tập các kiến thức đã học
III-Các hoạt động dạy học : 
 I. ổn định: Kiểm tra sỹ số: 8A:................. 8B:...

File đính kèm:

  • docHOA HOC 8.doc
Giáo án liên quan