Giáo án Hóa học lớp 11 - Chương 7: Hiđrocacbon thơm. nguồn hiđrocacbon thiên nhiên hệ thống hóa về hiđrocacbon

I. Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức

 a. Học sinh biết

 - Khái niệm về hiđrocacbon thơm

 - Đồng đẵng, đồng phân của benzen và danh pháp của một số hiđrocacbon thơm đơn giản

 - Tính chất vật lý của benzen

 b. Học sinh hiểu

 - Đặc điểm cấu tạo của vòng benzen

 - Cách đánh số để gọi tên theo danh pháp thay thế một số ankylbenzen

 c. Học sinh vận dụng: Gọi tên một số hiđrocacbon thơm đơn giản

 2. Về kỹ năng

 - Kỹ năng tổng hợp, phân tích

 - Kỹ năng tư duy, trừu tượng

 3. Tư duy, thái độ: Ý thức tiết kiệm nguồn nguyên liệu, tinh thần ham học hỏi chiếm lĩnh khoa học

II. Trọng tâm: Đồng phân, danh pháp và cấu tạo

III. Chuẩn bị của thầy và trò

 1. Giáo viên: Giáo án, mô hình phân tử benzen, hệ thống bài tập dưới dạng phiếu học tập

 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ về những hiđrocacbon đã học, đọc bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 11 - Chương 7: Hiđrocacbon thơm. nguồn hiđrocacbon thiên nhiên hệ thống hóa về hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN
HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON
Bài 35: Benzen và đồng đẵng. Một số hiđrocacbon thơm khác (t1)
I. Mục tiêu bài học
	1. Về kiến thức
	 a. Học sinh biết
	 - Khái niệm về hiđrocacbon thơm
	 - Đồng đẵng, đồng phân của benzen và danh pháp của một số hiđrocacbon thơm đơn giản
	 - Tính chất vật lý của benzen
	 b. Học sinh hiểu
	 - Đặc điểm cấu tạo của vòng benzen
	 - Cách đánh số để gọi tên theo danh pháp thay thế một số ankylbenzen
	 c. Học sinh vận dụng: Gọi tên một số hiđrocacbon thơm đơn giản
	2. Về kỹ năng
	 - Kỹ năng tổng hợp, phân tích
	 - Kỹ năng tư duy, trừu tượng
	3. Tư duy, thái độ: Ý thức tiết kiệm nguồn nguyên liệu, tinh thần ham học hỏi chiếm lĩnh khoa học
II. Trọng tâm: Đồng phân, danh pháp và cấu tạo
III. Chuẩn bị của thầy và trò
	1. Giáo viên: Giáo án, mô hình phân tử benzen, hệ thống bài tập dưới dạng phiếu học tập
	2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ về những hiđrocacbon đã học, đọc bài mới
IV. Phương pháp
	 - Đàm thoại gợi mở
	 - Thuyết trình nêu vấn đề
	 - Hoạt động nhóm
V. Tiến trình bài giảng
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Hoạt động bài mới
	Vào bài: Chương trước chúng ta đã học về hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no. Đặc trưng của hiđrocacbon no là dễ tham gia phản ứng thế, hiđrocacbon không no là dễ cộng khó thế. Hôm nay chúng ta học loại hiđrocacbon thứ 3 là hiđrocacbon thơm. Về cấu tạo hiđrocacbon thơm giống và khác hai loại hiđrocacbon đã học như thế nào? Cấu tạo đó ảnh hưởng đến tính chất hóa học ra sao? Để hiểu rõ những điều đã nêu chúng ta sẽ nghiên cứu chương 7: “Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Đồng đẵng của benzen
- Nêu khái niệm hiđrocacbon thơm: Hiđrocacbon thơm là hiđrocacbon trong phân tử chứa một hay nhiều vòng benzen
- Hđrocacbon thơm được chia thành: Hiđrocacbon thơm có một vòng benzen trong phân tử và hiđrocacbon thơm có nhiều vòng benzen trong phân tử
- Nêu khái niệm đồng đẵng?
- Benzen có CTPT là C6H6, nêu một số chất thuộc dãy đồng đẵng?
- Hướng dẫn học sinh tìm ra CTTQ của dãy đồng đẵng benzen thông qua quy luật về số nguyên tử C và số nguyên tử H. Hãy nêu CTTQ?
* Hoạt động 2: Đồng phân và danh pháp
- Hiđrocacbon không no có những loại đồng phân cấu tạo nào?
- Hướng dẫn học sinh viết các đồng phân của hiđrocacbon thơm có CTPT C8H10. Hiđrocacbon thơm có các loại đồng phân nào?
- Gọi tên theo danh pháp thường của các hiđrocacbon thơm trên bảng?
- Nhận xét, tên thông thường của các hiđrocacbon thơm các em phải nhớ.
- Hiđrocacbon thơm có mấy cách gọi tên hệ thống? 
- Nêu cách gọi tên hệ thống theo vị trí nhóm thế?
- Bổ xung và nhận xét
- Gọi tên các hiđrocacbon thơm trên bảng?
- Chú ý, trong trường hợp có nhiều nhóm thế thì đánh số sao cho tỏng chỉ số của các nhóm thế là nhỏ nhất. Các nhóm thế được ưu tiên theo thứ tự bảng chữ cái. Lấy ví dụ minh họa cho học sinh.
- Cũng cố: Chia lớp thành hai nhóm
+ Nhóm 1: Viết các đồng phân của hiđrocacbon thơm có CTPT C9H12 theo loại đồng phân cấu tạo mạch C của nhóm thế?
+ Nhóm 2: Viết các đồng phân của hiđrocacbon thơm có CTPT C9H12 theo loại vị trí tương đối giữa các nhóm thế?
* Hoạt động 3: Cấu tạo
- Mô tả cấu tạo của benzen
- Cách thể hiện cấu tạo của benzen?
* Hoạt động 4: Tính chất vật lý
- Nêu các tính chất vật lý của hiđrocacbon thơm?
- Là những chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.
- C7H8, C8H10, C9H11,
- Chú ý, suy luận ra CTTQ là 
CnH2n-6 (n ≥ 6)
- Hiđrocacbon không no có hai loại đồng phân cấu tạo: Đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết bội
- Chú ý quan sát, kết hợp với SGK. Có hai loại đồng phân: Đồng phân cấu tạo mạch C của mạch nhánh và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm thế xung quanh vòng benzen
- Gọi tên theo danh pháp thường
- Có hai cách: Gọi tên theo vị trí là chữ và gọi tên theo vị trí là số đếm
- Vị trí nhóm thế + tên nhóm thế + benzen
- Gọi tên các hiđrocacbon thơm trên bảng
- Nhóm 1 viết các đồng phân theo loại đồng phân cấu tạo mạch C của nhóm thế
- Nhóm 1 viết các đồng phân theo loại vị trí tương đối giữa các nhóm thế
- Chú ý lắng nge và kết hợp với SGK
- Nêu cách thể hiện cấu tạo của benzen
Chương 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN
HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON
Bài 35: Benzen và đồng đẵng. Một số hiđrocacbon thơm khác (t1)
A. Benzen và đồng đẵng
I. Đồng đẵng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo
1. Dãy đồng đẵng của benzen
- Benzen C6H6 và các chất có CTPT C7H8, C8H10, C9H11,lập thành dãy đồng đẵng của benzen
- CTTQ: CnH2n-6 (n ≥ 6)
2. Đồng phân, danh pháp
- Từ C8H10 bắt đầu có đồng phân hiđrocacbon thơm
Etylbenzen o – xilen
 (1,2 – đimetylbenzen)
 m – xilen p – xilen
(1,3–đimetylbenzen) (1,4–đimetylbenzen)
1-etyl-4-metylbenzen 1,2,4-trimetylbenzen 
3. Cấu tạo
- Cấu tạo phẳng, hình lục giác đều
- Cấu tạo của benzen
II. Tính chất vật lý 
- ts tăng theo chiều tăng của phân tử khối
- Trạng thái: Rắn hoặc lỏng
- Mùi vị: Dạng lỏng có mùi đặc trưng
- Tính tan: Không tan trong nước
- Nhẹ hơn nước
- Hòa tan nhiều chất hữu cơ
	4. Cũng cố
	 - Cũng cố lại kiến thức: Danh pháp, đồng phân, cấu tạo
	 - Bài tập cũng cố
	Bài 1: Một hiđrocacbon thơm trong đó H chiếm 9,434% về khối lượng. Tổng số đồng phân thơm là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
=> C
Bài 2: Cho hiđrocacbon thơm có CTCT
Tên gọi đúng của hiđrocacbon thơm này là?
A. 1-metyl-3-etylbenzen
B. 1-etyl-3-metylbenzen
C. 3-etyl-1-metylbenzen
D. 1-etyl-5-metylbenzen
=> B
Bài 3: Có các nhận xét sau
 1. Cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H trong phân tử benzen nằm trên hai mặt phẳng song song với nhau
 2. Tất cả các hiđrocacbon thơm thuộc dãy đồng đẵng của benzen nhẹ hơn nước
 3. Iôt tan trong benzen tốt hơn tan trong nước
 4. p-ximen và 1,2-đimetylbenzen là hai danh pháp của cùng một chất
 5. Độ bất bảo hòa của phân tử benzen là 4
Các nhận xét đúng là?
A. 1,2,4
B. 2,3,4
C. 2,4,5
D. 2,3,5
=> D
Bài 4: Isopropylbenzen là tên gọi của hiđrocacbon nào sau đây?
A. 
B. 
C. 
D. 
	=> A	
5. Rút kinh nghiệm
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Giáo sinh thực tập:
 Lê Văn Giàu Vũ Quang Hợp

File đính kèm:

  • dochidrocacbon thom.doc
Giáo án liên quan