Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 3 - Bài 1: Sự điện ly

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li

 Hiểu nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Hiểu được cơ chế của quá trình điện li.

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kĩ năng thực hành : Quan sát, so sánh.

 Rèn luyện khả năng lập luận logic.

 3. Tư tưởng:

 Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện.

 Tranh vẽ (hình 2.2 SGK và hình 2.3 SGK)

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 1. Ổn định tổ chức lớp: (1')

 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học

 3. Giảng bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 3 - Bài 1: Sự điện ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I:
Tiết 3. Bài 1
Sự điện ly
Ngày soạn: ...... / ...... / 20 ......
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
11a
11C1
11C2
11C3
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	Ÿ Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li
 	Ÿ Hiểu nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
 	Ÿ Hiểu được cơ chế của quá trình điện li.
	2. Kỹ năng:
	Ÿ Rèn luyện kĩ năng thực hành : Quan sát, so sánh.
Ÿ Rèn luyện khả năng lập luận logic.
	3. Tư tưởng:
	Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
II. Phương pháp:
	Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
	Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện.
	Tranh vẽ (hình 2.2 SGK và hình 2.3 SGK)
IV. Tiến trình bài giảng:
	1. ổn định tổ chức lớp: (1')
	2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
	3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10’
* Hoạt động 1 
GV: hướng dẫn hs làm thí nghiệm nh sgk
HS : quan sát, nhận xét và rút ra kết luận.
I - Hiện tượng điện li
1. Thí nghiệm(SGK)
- Dung dịch muối, axit, bazơ: dẫn điện
- Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch: Rượu, đường, glixerin không dẫn điện.
10’
* Hoạt động 2 
- GV : Tại sao các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện?
- GV (?): Các em hãy cho biết KN sự điện ly, chất điện ly?
- GV đa ra một số axit, bazơ, muối quen thuộc để HS biểu diễn sự phân li và gọi tên các ion tạo thành. Thí dụ : HNO3, Ba(OH)2, FeCl3.
- HS : Trong dung dịch các chất axit, bazơ, muối có các hạt mang điện tích dương và điện tích âm gọi là ion. Các phân tử axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion .
- Trả lời như SGK
- Lên bảng viết pt điện ly.
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước:
- Nguyên nhân: Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện được.
- KN:
+ Điện li là quá trình phân li các chất thành ion 
+ Những chất khi tan trong nước phân li thành các ion được gọi là chất điện li.
- Phương trình điện li:
HCl đ H+ + Cl-
NaOH đ Na+ + OH-
NaCl đ Na+ + Cl-
5’
* Hoạt động 3 
- GV giới thiệu dụng cụ và hoá chất thí nghiệm. Mời 1 HS thao tác thí nghiệm trên bàn GV
- Các HS khác quan sát, nhận xét và giải thích.
II. phân loại chất điện ly:
1. Thí nghiệm:(SGK)
- NX: Với dung dịch HCl bóng đèn sáng rõ hơn so với dung dịch CH3COOH 
Điều đó chứng tỏ nồng độ ion trong dung dịch HCl lớn hơn trong dung dịch CH3COOH. Do đó HCl phân li mạnh hơn CH3COOH.
- KL : Các chất khác nhau có khả năng phân li khác nhau.
15’
* Hoạt động 4:
- GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết : Thế nào là chất điện li mạnh ?
- GV: Cho HS lấy các thí dụ về axit mạnh, bazơ mạnh, các muối tan. Người ta dùng mũi tên một chiều chỉ chiều điện li và đó là sự điện li hoàn toàn. Yêu cầu HS viết phương trình điện li của một số chất điện li mạnh H2SO4, Ba(OH)2, CuSO4
- GV: Chúng ta xét VD trong SGK/6
- GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là chất điện li yếu ?
- Các em lưu ý: Những chất điện li mạnh phân li nhiều nấc thì chỉ điện li mạnh ở nấc thứ nhất.
- GV yêu cầu viết phương rình điện li của một số chất điện li yếu : H2S, Fe(OH)3 ...
- GV: Sự điện li của chất điện li yếu có đầy đủ những đặc trưng của quá trình thuận nghịch.
- HS : Phát biểu định nghĩa (SGK)
- Lên bảng.
- Lên bảng.
- HS : Phát biểu định nghĩa (SGK)
- Lên bảng.
- Nghe TTin.
2. Chất điện li mạnh, chất điện ly yếu:
a. Chất điện li mạnh:
- ĐN:(SGK)
- Các chất điện li mạnh là :
+ Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HClO4...
+ Các bazơ mạnh : NaOH, KOH, Ba(OH)2Ca(OH)2
+ Các muối tan : NaCl, CuSO4, KNO3...	
- VD: Tính nồng độ ion Na+ và CO32- trong dung dịch Na2CO3 0,1M?	--- // ---
 Na2CO3 đ 2Na+ + CO32-
Theo phương trình điện li : = 2´0,1 = 0,2 (mol)
 = 0,1 (mol)
b. Chất điện li yếu 
- ĐN:(SGK)
- VD: Chất điện li yếu là :
+ Các axit yếu : CH3COOH, H2S, H2CO3...
+ Các bazơ yếu : Fe(OH)3, Mg(OH)2.. 
 - PT điện li:
 CH3COOH ô CH3COO- + H+
	4. Củng cố bài giảng: (3')
	Bài 1/7; Bài 3/7.
	5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
	Bài 2; Bài 4; Bài 5/7.
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
 ............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
chuyên môn duyệt
Ngày ...... / ...... / 20 ......

File đính kèm:

  • docTiet 3 - HH 11 CB.doc