Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Thị Thúy

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS hệ thống lại các kiến cơ đã học ở lớp 8, rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kĩ năng lập công thức hoá học.

- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và tính theo PTHH, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch .

- Rèn luyện kĩ năng làm các toán về nồng độ dung dịch .

II. CHUẨN BỊ:

- Gv: Hệ thống câu hỏi và bài tập.

- Hs: Ôn tập lại các kiến thức ở lớp 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Nội dung bài mới:

 

doc75 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Nguyễn Thị Thúy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thí dụ phân NPK
+ Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hoá học như KNO3, (NH4)2HPO4. 
=> So sánh thành phần dinh dưỡng của phân bón đơn và phân bón kép?
? Thành phần các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vi lượng ntn?
+ Phân bón vi lượng có chứa một số nguyên tố hoá học như B, Zn, Mn 
? Vai trò của phân bón vi lượng.
+ Cây cần rất ít nhưng lại lại rất thiết của cây trồng.
- Gv: Đặc sản hoa quả của một số địa phương như nhãn lồng Hưng Yên, cam Sành, bưởi Năm Roi... chỉ ngon khi trồng ở quê hương do có các nguyên tố vi lượng.
- Nhận xét và hoàn thiện
4. Kiểm tra đánh giá:
- Đọc chi nhớ sgk/38
- Làm bài tập 1, 2 sgk/39
I. Nhu cầu của cây trồng
+ Thực vật có khoảng 90% nước, 10% chất khô
+ Trong thành phần các chất khô có tới 99% là những nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S. Còn 1% là nguyên tố vi lượng như B, Cu, Zn, Fe, Mn.
* Vai trò:
+ Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển.
+ Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ.
+ Nguyên tố K: tổng hợp chất diệp lục, kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt.
+ Nguyên tố vi lượng: cần thiết cho sự phát triển của thực vật.
II. Những loại phân bón hóa học thường dùng
- Phân bón đơn và phân bón kép.
- Thành phần của phân đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng: N, K, P.
+ Phân đạm (N): Urê, amoni nitrat 
+ Phân lân (P): Supephotphat và photphat tự nhiên.
+ Phân kali (K): KCl, K2SO4
- Thành phần của phân bón kép có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
VD: Phân NPK, KNO3, (NH4)2HPO4. 
- Phân bón vi lượng có chứa một số nguyên tố hoá học như B, Zn, Mn 
1/	a. Kali clorua KCl, Amoni nitrat NH4NO3, Amoni clrrua NH4Cl, Amoni sunfat (NH4)2SO4, Canxi photphat Ca3(PO4)2, Canxi đihiđrô photphat Ca(H2PO4)2, Amoni hiđrôphotphat (NH4)2HPO4, Kali nitrat KNO3
b. Phân đơn (KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2).
Phân kép (NH4)2HPO4, KNO3)
c. KCl + (NH4)2HPO4, Ca3(PO4)2 + KNO3, Ca(H2PO4)2 + KNO3
2/ Cho 3 mẫu phân vào nước thu được 3 dd. Sục khí CO2 vào 3 dd thu được, nhận được Ca(H2PO4 do tạo kết tủa không tan CaCO3, 2 dd còn lại không có hiện tượng. Cho AgNO3 vào 2 dd còn lại, nhận được KCl do tạo kết tủa trắng AgCl, dd còn lại không có hiện tượng là NH4NO3.
	5. Hướng dẫn học tập:
	- Học bài và làm bài tập 3 sgk/39
	- Chuẩn bị bài 12
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU:
- HS biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.
- Phân biệt đuợc một số hợp chất cụ thể
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp chất lỏng, hỗn hợp chất khí
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Bảng phụ viết sẵn về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ, nhưng không viết sẵn các mũi tên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung bài mới:
? Em hãy kể tên các loại hợp chất vô cơ đã học.
Giữa các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối có sự chuyển đổi hoá học qua lại với nhau như nào, điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì? Qua bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Bổ sung
- Gv treo sơ đồ câm mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để điền các mũi tên 1 hoặc hai chiều, biểu diễn các mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Yêu cầu đại diện nhóm hoàn thành bảng phụ.
- Yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét và hoàn thiện
- Yêu cầu Hs viết PTHH minh họa cho sơ đồ trên.
- Hs viết PTHH
- Yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung.
? Các em có nhận xét gì về mối quan hệ của các hợp chất vô cơ?
+ Mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các hợp chất oxit, axit, bazơ, muối là đa dạng và phức tạp.
- Nhận xét và hoàn thiện 
4. Kiểm tra đánh giá:
	- Đọc chi nhớ sgk/41
	- Làm bài tập 1, 2 sgk/41
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Bazơ 
MUỐI
Oxit bazơ
Axit
Oxit axit
II. Những phản ứng hóa học minh họa
1. CuO+ 2HCl® CuCl2 + H2O 
2.CO2+2NaOH®Na2CO3+H2O
3. K2O (r) + H2O (l) ® 2KOH (dd) 
4. Cu(OH)2 ® CuO + H2O
5. SO2(k) + H2O(l) ® H2SO3(dd)
6.Mg(OH)2 + H2SO4 ® MgSO4 + 2H2O
7.CuSO4 + 2NaOH® Cu(OH)2 + Na2SO4 
8. AgNO3 + HCl ® AgCl + HNO3
9. H2SO4 + ZnO ® ZnSO4 + H2O
1/ Cho HCl vào 2 dd. Chất tác dụng với HCl tạo ra bọt khí, chất đó là Na2CO3, chất còn lại là Na2SO4.
Na2CO3+ 2HCl ® 2NaCl+CO2+ H2O
2/ 	
CuSO4
HCl
Ba(OH)2 
CuSO4
0
0
x
HCl
0
0
x
Ba(OH)2 
x
x
0
CuSO4 + 2NaOH ® Cu(OH)2 + Na2SO4 
HCl + NaOH ® NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl ® BaCl2 + H2O 
Ba(OH)2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2H2O
	5. Hướng dẫn học tập:
	- Học bài và làm bài tập 3 sgk/41
	3a/ 	1. Fe2(SO4)3	+	3BaCl2	®	3BaSO4	+	2FeCl3
2. FeCl3 	+ 	3NaOH 	®	Fe(OH)3 	+ 	3NaCl
3. Fe2(SO4)3	+	3NaOH	®	2Fe(OH)3	+	3Na2SO4 
4. 2Fe(OH)3	+	3H2SO4	®	Fe2(SO4)	+	6H2O 
5. 2Fe(OH)3	® 	Fe2O3	+ 	3H2O
6. Fe2O3	+ 	3H2SO4	®	Fe2(SO4)3	+	3H2O
	3b/	1. 2CuO	+	O2	® 	2CuO 
2. CuO	+	H2	® 	Cu	+	H2O
3. CuO 	+ 	2HCl 	® 	CuCl2 	+ 	H2O
4. CuCl2 	+ 2NaOH	®	Cu(OH)2	+	2NaCl
5. Cu(OH)2	+	2HCl	® 	CuCl2 	+ 	2H2O
6. Cu(OH)2	® 	CuO	+ 	H2O
	- Chuẩn bị bài 13
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 13: Luyện tập chương I:	CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU:
- HS được ôn tập để hiểu kĩ về tính chất của các loại hợp chất vô cơ - mối quan hệ giữa chúng.
- Rèn luyyện kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học, kĩ năng phân biệt các hoá chất.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng làm các bài tập định lượng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ: Có ghi sẵn các sơ đồ câm về sự phân loại các hợp chất vô cơ và về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung bài mới:
Trong tiết học trước, chúng ta đã biết được sơ lược về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ, hôm nay ta củng cố lại các kiến đã học về các hợp chất vô cơ và vận dụng các kiến thức này để giải một số bài tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Bổ sung
- Gv treo sơ đồ câm về sự phân loại các loại hợp chất vô cơ
- Yêu cầu Hs hoàn thành sơ đồ trên.
- Hs TLN và hoàn thành sơ đồ.
? Lấy ví dụ về mỗi loại.
? Nhắc lại tính chất hóa học chung của mỗi loại.
- Gv treo sơ đồ câm về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
? Viết PTHH minh họa
? Ngoài những tính chất hóa học của muối đã được trình bày trong sơ đồ, muối còn có tính chất nào?
+ Muối tác dụng với nhau, muối tác dụng với kim loại và muối bị nhiệt phân huỷ
- Nhận xét và hoàn thiện
- Yêu cầu Hs làm bài tập sgk/43.
? Bài tập 1: 
+ Hs lắm vững được kiến thức về các loại hợp chất vô cơ.
+ Hs nhìn vào sơ đồ, chọn những chất thích hợp để viết các phương trình hoá học tổng quát cho mỗi loại hợp chất.
+ Từ đó viết các phương trình hoá học cụ thể cho từng chất.
- Hs làm bài
- Hs khác nhận xét và bổ sung
? Bài tập 2: 
+ Khí thoát ra làm đục nước vôi trong là khí gì?
+ NaOH tác dụng với HCl có sinh khí đó không?
=> Hợp chất tác dụng với HCl không phải là NaOH.
+ Hợp chất nào có thể tác dụng với HCl để sinh ra khí CO2?
=> Như vậy muối NaCO3 tác dụng với chất nào trong không khí để tạo thành CO2 trong 5 phương án đã cho?
- Hs làm bài
- Hs khác nhận xét và bổ sung
? Bài tập 3: 
a. Viết PTHH xảy ra.
b.+ Tính số mol của các lượng chất đã cho
+ So sánh để xác định chất tham gia phản ứng hết, chất còn dư.
+ Tính toán theo số mol lượng chất tham gia phản ứng hết.
c. Xác định được dd tạo thành sau phản ứng, chất nào còn dư ở dạng dd.
- Hs làm bài
- Hs khác nhận xét và bổ sung
- Nhận xét và hoàn thiện
I. Kiến thức cần nhớ
1. Phân loại các hợp chất vô cơ: sgk/42
2.Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ: sgk/42
II. Bài tập:
1a. Oxit bazơ + H2O ® Bazơ
1b. Oxit bazơ + A ® M + H2O
1c. Oxit axit + H2O ® Axit.
1d. Oxit axit + B ® M + H2O
1e. Oxit axit + OB ® Muối.
2a. Bazơ + Axit ® M + H2O
2b. Bazơ + Oxit axit ® M + H2O
2c. B + M ® Bazơmoi + Muốimoi
2d. Bazơ ® Oxit axit + H2O
3a. Axit + Kim loại ® M + H2
3b. Axit + Bazơ ® M + H2O
3c. A + Oxit bazơ ® M + H2O
3d. A + M ® Axitmoi + Muốimoi
4a. M + A ® Muốimoi + Axitmoi
4b. M + K ® Muốimoi + Bazơmoi
4c. Muối + Muối ® 2 Muốimoi
4d. M + KL ®Muốimoi + KLmoi
+ NaOH có tác dụng với HCl nhưng không giải phóng khí. Để có khí bay ra làm đục nước vôi, thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất X tác dụng với HCl sinh ra khí CO2 => Hợp chất X phải là là muối Na2CO3. Vậy chất rắn màu trắng là muối Na2CO3 tạo ra do NaOH đã tác dụng với cacbon đioxit CO2 trong không khí.
Phương trình hoá học:
2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2 + H2O
PTHH:
CuCl2 + 2NaOH ® Cu(OH)2 + 2NaCl 
Cu(OH)2 ® CuO + H2O
Khối lượng của chất rắn sau khi nung là khối lượng của CuO
=> Khi tác dụng với CuCl2 thì NaOH dư:
 0,5 - (0,2.2) = 0,1 (mol)
=> mCuO = n.M = 0,2.80 = 16(g)
Chất tan trong nước lọc là NaCl.
mNaCl = n.M = 0,4.58,5 = 23,4 (g)
	4. Hướng dẫn học tập:
	- Học bài 
	- Chuẩn bị bài14: Thực hành: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 14: Thực hành: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
I. MỤC TIÊU:
- Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
+ Bazơ tác dụng với dung dịch axit,với dung dịch muối.
+ Dung dịch muối tác dụng với các kim loại, với dung dịch muối khác và với axit.
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công 5 thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Chuẩn bị cho HS làm thí nghiệm, thực hành theo nhóm.
+ Hoá chất: Dung dịch NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, đinh sắt sạch.
+ Dụng cụ: Giá ống nghiệm, Ống nghiệm, Đế sứ, cốc thuỷ tinh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt

File đính kèm:

  • docGa Hoa 9 2011.doc