Giáo án Hóa học 8 - Hoàng Thị Thương - Tính Chất Ứng Dụng Của Hiđro

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Học sinh biết:

 Hidro có tính khử, hidro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

 Hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất nhẹ, do tính khử, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm. Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO. Biết viết PTHH của hiđro với oxit kim loại.

3.Thái độ: Giáo dục tính học tập nghiêm túc, cẩn thận trong việc tính toán theo phương trình hóa học và trong việc làm thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên.

 Dụng cụ: Ống nghiệm có nhánh ống dẫn bằng cao su, cốc thủy tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, nút cao su có luồn ống dẫn khí, đèn cồn, giấy lọc, khay nhựa, khăn bông.

 Hóa chất: Zn, HCl, CuO,

 Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (12 phút)

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Hoàng Thị Thương - Tính Chất Ứng Dụng Của Hiđro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học sinh biết:
Hidro có tính khử, hidro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
Hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất nhẹ, do tính khử, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm. Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO. Biết viết PTHH của hiđro với oxit kim loại.
3.Thái độ: Giáo dục tính học tập nghiêm túc, cẩn thận trong việc tính toán theo phương trình hóa học và trong việc làm thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Dụng cụ: Ống nghiệm có nhánh ống dẫn bằng cao su, cốc thủy tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, nút cao su có luồn ống dẫn khí, đèn cồn, giấy lọc, khay nhựa, khăn bông.
Hóa chất: Zn, HCl, CuO, 
Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: (12 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: - Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
GV: Kiểm tra bài cũ
1. So sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lý và hóa học của O2 và H2.
2. Tại sao trước khi sử dụng H2 làm thí nghiệm ta phải thử độ tinh khiết của hiđro? Nêu cách thử?
GV: Gọi một học sinh lên bảng trả lời lần lượt 2 câu hỏi:
GV: Gọi một học sinh khác nhận xét câu trả lời và cho điểm.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Cả lớp theo dõi nhận xét câu trả lời của bạn.
B. Bài mới
Hoạt động 1 
TÁC DỤNG CỦA HIĐRO VỚI ĐỒNG (II) OXIT (18 phút)
GV: Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm.
- Nhắc lại cách lắp dụng cụ điều chế hidro ở tiết trước.
- Giới thiệu các dụng cụ hóa chất ở thí nghiệm.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết màu sắc của hỗn hợp CuO.
Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ SGK
(Có thể cải tiến dụng cụ đơn giản trong PTN).
GV: Yêu cầu HS quan sát màu của CuO sau khi luồng khí hidro đi qua ở nhiệt độ thường 
GV: Đốt đèn cồn đưa vào phía dưới ống nghiệm ở vị trí có chứa CuO.
? Hiện tượng xảy ra.
? So sánh màu sản phẩm thu được với màu của Cu. Rút ra nhận xét về sản phẩm của phản ứng?
GV: Chốt kiến thức: Khi cho luồng khí hidro đi qua CuO được đốt nóng thu được Cu và H2O. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
? Hãy viết PTHH?
? Nhận xét về các chất tham gia và tạo thành trước và sau phản ứng?
? Hidro thể hiện vai trò gì?
GV: Phát phiếu học tập 1: Hãy viết PTHH khí H2 khử các oxit sau: Fe2O3, HgO, PbO.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập và gọi một học sinh lên bảng làm bài tập.
- Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận về tính chất hóa học của H2.
2. Tác dụng với đồng oxit
a) Thí nghiệm
HS: Nghe giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
HS: Hỗn hợp CuO có màu đen.
b) Nhận xét
HS: Ở nhiệt độ thường khi dẫn luồng khí hiđro di qua thì CuO không bị biến đổi màu. 
Ở nhiệt độ thường không có phản ứng hóa học xảy ra.
HS: Hiện tượng:
Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch.
Trên thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
HS: Màu của sản phẩm giống màu của Cu. Vậy sản phẩm của phản ứng có Cu và nước.
HS: Nghe, ghi bài và trả lời các câu hỏi.
- Khi cho luồng khí hiđro nóng đỏ đi qua CuO thì thu được Cu và H2O.
Phương trình hóa học:
 CuO(r) + H2 (k) Cu(r) + H2O(h)
 (đen) (đỏ)
HS: Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO tạo thành Cu và H2O.
HS: Hiđro có tính khử (khử oxi)
HS: Làm bài tập:
Fe2O3 + H2 Fe + H2O
HgO + H2 Hg + H2O
PbO + H2 Pb + H2O
3) Kết luận
HS: Nêu kết luận:
- Ở nhiệt độ thích hợp hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tử oxi trong một số oxit kim loại. Khí hiđro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
Hoạt động 2
ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H5.3 
? Hãy nêu các ứng dụng chủ yếu của khí H2.
? Cơ sở khoa học của những ứng dụng đó?
GV: Tổng kết ứng dụng của H2 và chốt kiến thức.
III. ỨNG DỤNG
HS: Nêu ứng dụng của khí hiđro.
- Dùng làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, ô tô, dùng trong đèn xì kim loại.
- Là Nguyên liệu để sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.
- Làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.
- Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không 
HS: Khí hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
C. Củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung chính của bài học
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 tr 109 SGK. 
Bài tập 4: 
Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:
a. Tính số gam Cu thu được.
b. Tính ( ĐKTC) cần dùng.
GV: Gọi học sinh khác nhận xét bài làm của bạn. 
GV: Hướng dẫn các bài tập còn lại để học sinh về nhà giải.
HS: Nhắc lại các nội dung chính.
HS: Làm bài tập.
Phương trình hóa học:
CuO(r) + H2 (k) Cu(r) + H2O(h)
a) Theo phương trình
b) Theo phương trình:
IV: NHẮC NHỞ
- Về nhà học bài cũ và làm bài tập 3, 5, 6 tr109 SGK.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 32: Phản Ứng Oxi Hóa – Khử.
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctinh chat ung dung cua hidro 2.doc