Giáo án hóa học 12 tuần 17 Trường THCS&THPT Khánh Hưng

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

Hiểu được :

- Các khái niệm : ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá.

- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.

Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

 2. Kĩ năng

- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng

 3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ kim loại, chống ăn mòn kim loại do hiểu rõ nguyên nhân và

 tác hại của hiện tượng ăn mòn kim loại.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Một vài mẩu kim loại gỉ

2. Học sinh : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước ở nhà

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tuần 17 Trường THCS&THPT Khánh Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm ăn mòn điện hoá và yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm về sự ăn mòn điện hoá.
v GV yêu cầu HS nêu các hiện tượng và giải thích các hiện tượng đó.
v Thí nghiệm: (SGK)
v Hiện tượng: 
 - Kim điện kế quay ð chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
 - Thanh Zn bị mòn dần.
 - Bọt khí H2 thoát ra cả ở thanh Cu.
v Giải thích:
2. Ăn mòn điện hoá
a) Khái niệm
v Thí nghiệm: (SGK)
v Hiện tượng: 
 - Kim điện kế quay ð chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
 - Thanh Zn bị mòn dần.
 - Bọt khí H2 thoát ra cả ở thanh Cu.
v Giải thích:
 - Điện cực âm (anot); Zn bị ăn mòn theo phản ứng:
Zn → Zn2+ + 2e
Ion Zn2+ đi vào dung dịch, các electron theo dây dẫn sang điện cực Cu.
 - Điện cực dương (catot): ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra.
2H+ + 2e → H2↑
ð Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Hoạt động 4
v GV treo bảng phụ về sự ăn mòn điện hoá học của hợp kim sắt.
v GV dẫn dắt HS xét cơ chế của quá trình gỉ sắt trong không khí ẩm.
- Quan sát
- Ghi TT
b) Ăn mòn điện hoá học hợp kim sắt trong không khí ẩm
Thí dụ: Sự ăn mòn gang trong không khí ẩm.
 - Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2, tạo thành dung dịch chất điện li.
 - Gang có thành phần chính là Fe và C cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số các pin nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.
Tại anot: Fe → Fe2+ + 2e
Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot.
Tại catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH−
Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hoà tan khí O2, Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá, dưới tác dụng của ion OH- 
tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.
Hoạt động 5
v Từ thí nghiệm về quá trình ăn mòn điện hoá học, em hãy cho biết các điều kiện để quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra ?
v Lưu ý HS là quá trình ăn mòn điện hoá chỉ xảy ra khi thoã mãn đồng thời cả 3 điều kiện trên, nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện trên thì quá trình ăn mòn điện hoá sẽ không xảy ra.
v Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
Cặp KL – KL; KL – PK; KL – Hợp chất hoá học 
v Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qu dây dẫn.
v Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
c) Điều kiện xảy ra sự ăm mòn điện hoá học
v Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
Cặp KL – KL; KL – PK; KL – Hợp chất hoá học 
v Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qu dây dẫn.
v Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Hoạt động 6
v Giới thiệu nguyên tắc của phương pháp bảo vệ bề mặt.
v Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh họa.
v Lắng nghe.
v HS lấy thí dụ về các đồ dùng làm bằng kim loại được bảo vệ bằng phương pháp bề mặt.
III – CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt
 Dùng những chất bền vững với môi trường để phủ mặt ngoài những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,…
Thí dụ: Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồ vật làm bằng sắt được mạ niken hay crom.
Hoạt động 7
v GV giới thiệu nguyên tắc của phương pháp điện hoá.
v GV ?: Tính khoa học của phương pháp điện hoá là gì?
v Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn sẽ bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.
2. Phương pháp điện hoá
Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn sẽ bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.
Thí dụ: Bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép bằng cách gán vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối Zn, kết quả là Zn bị nước biển ăn mòn thay cho thép.
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ.
	Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ ? Giải thích.
 	- Vỏ tàu thép được nối với thanh kẽm.
 	- Vỏ tàu thép được nối với thanh đồng.
	Bài tập về nhà: 1→3 trang 95 (SGK).
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 17 Ngày soạn: 23/11/2013
Tiết 34 Ngày dạy: 27/11/2013
LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá về kiến thức của kim loại qua một số bài tập lí thuyết và tính toán.
2. Kĩ năng: Giải được các bài tập liên quan đến tính chất của kim loại.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Hệ thống câu hỏi + tư liệu + đồ dùng học tập 
2. Học sinh.
- Chuẩn bị bài cũ + đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
3. Bài mới.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Kiến thức cơ bản
GV nêu câu hỏi:
- Những tính chất vật lí chung của kim loại là gì? Giải thích ?
-Tính chất hóa học chung của kim loại ? giải thích và cho thí dụ.
Cặp oxi hóa-khử của kim loại
GV yêu cầu HS:
– Viết một số cặp oxi hóa khử của kim loại
– Cho biết chiều của phản ứng oxi hóa-khử giữa 2 cặp oxi hóa – khử của kim loại ( theo quy tắc : cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn được viết bên phải, cặp có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn viết bên trái)
- Lắng nghe và trả lời
- Viết cặp oxi hóa khử
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Cấu tạo của kim loại.
2. Tính chất của kim loại
a. Tính chất vật lí
- Tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo,dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.
b. Tính chất hóa học.
- Tính khử : do nguyên tử kim loại dễ nhường electron hóa trị trong các phản ứng hóa học.
c. Dãy điện hóa
- dạng oxi hóa (Mn+) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên một cặp oxi hóa –khử, giữa chúng có mối quan hệ: 
 Mn+ + ne M
Cặp oxi hóa – khử được viết tắt là : Mn+/M
– Cation của kim loại của cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn có thể oxi hóa được kim loại trong cặp có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 
Hoạt động 2. Bài tập
- Viết các phương trình xảy ra.
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- HS vận dụng tính chất hoá học chung của kim loại để giải quyết bài tập.
- Viết PTHH cho các phản ứng xảy ra.
II. BÀI TẬP
Bài 1. Cho miếng Fe vào các dung dịch riêng biệt sau:
- HCl,H2SO4 (l),H2SO4 (đ/nguội),H2SO4 (đ/n) 
- HNO3 (l) , HNO3 (đ/nóng) , HNO3(đ/ng).
- NaCl, KNO3, CuSO4, AgNO3, ZnCl2, Pb(NO3)2 .
- Yêu cầu HS giải.
- Nhận xét bổ sung.
Vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng (nhanh nhất).
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
56g ←1mol→ 64g ð tăng 8g 
 0,1 mol ð tăng 0,8g. 
Bài 2: Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả sử Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt. hemhi phản ứng xong, lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng hem
A. 15,5g	B. 0,8gP	C. 2,7g	D. 2,4g
- Hướng dẫn và yêu cầu HS giải- Nhận xét
Bài này chỉ cần cân bằng sự tương quan giữa kim loại R và NO
3R → 2NO
 0,075 ←0,05
ð R = 4,8/0,075 = 64
Bài 3: Cho 4,8g kim loại R hoá trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít NO duy nhất (đkc). Kim loại R là:
A. Zn	B. Mg	C. Fe	D. CuP
Hướng dẫn HS tương tự bài 3
Tương tự bài 3, cân bằng sự tương quan giữa Cu và NO2
Cu → 2NO2
Bài 4: Cho 3,2g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 thu được (đkc) là
A. 1,12 lít	B. 2,24 lítP	C. 3,36 lít	D. 4,48 lít
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ.
1. Đốt cháy hết 1,08g một kim loại hoá trị III trong khí Cl2 thu được 5,34g muối clorua của kim loại đó. Xác định kim loại.
 2. Khối lượng thanh Zn thay đổi như thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch:
a) CuCl2	b) Pb(NO3)2	c) AgNO3	d) NiSO4 
 3. Cho 8,85g hỗn hợp Mg, Cu và Zn vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít H2 (đkc). Phần chất rắn không tan trong axit được rửa sạch rồi đốt trong khí O2 thu được 4g chất bột màu đen.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
- Làm các bài tập 1 →10/sgk
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 17 Ngày soạn: 23/11/2013
Tiết 17 (TC) Ngày dạy: 27/11/2013
LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá về kiến thức của kim loại qua một số bài tập lí thuyết và tính toán.
2. Kĩ năng: Giải được các bài tập liên quan đến tính chất của kim loại.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Hệ thống câu hỏi + tư liệu + đồ dùng học tập 
2. Học sinh.
- Chuẩn bị bài cũ + đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
3. Bài mới.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiến thức 
GV nhắc lại những phần lý thuyết cũ.
Lắng nghe
I. Kiến thức (SGK)
Hoạt động 2: Bài tập
Hướng dẫn và yêu cầu HS giải
Nhận xét bổ sung
Fe và FeS tác dụng với HCl đều cho cùng một số mol khí nên thể tích khí thu được xem như chỉ do một mình lượng Fe ban đầu phản ứng.
Fe → H2
ð nH2 = nFe = 16,8/56 = 0,3 ð V = 6,72 lít
II. Bài tập
Bài 1: Nung nóng 16,8g Fe với 6,4g bột S (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đkc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là
A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 6,72 lítP	D. 3,36 lít
Hướng dẫn và yêu cầu HS giải
Nhận xét bổ sung
nhh oxit = nH2 = nhh kim loại = 0,1 (mol)
Khi hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HCl thì:
nH2 = nhh kim loại = 0,1 (mol) ð V = 2,24 lít
Bài 2: Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H2 (đkc). Nếu đem hết hỗn hợp thu được cho tác dụng với dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được (đkc) là
A. 4,48 lít	B. 1,12 lít	C. 3,36 lít	D. 2,24 lítP
 Hướng dẫn và yêu cầu HS giải
Nhận xét bổ s

File đính kèm:

  • docTuần 17.doc
Giáo án liên quan