Giáo án hóa học 12 tiết 39 Bài 23: luyện tập: điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại (tiết 2)

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :

Củng cố kiến thức về:

- Bản chất của sự ăn mòn KL, các dạng ăn mòn KL và cách chống ăn mòn.

2.Kĩ năng :

 Kĩ năng giải thích cơ chế ăn mòn KL.

II.TRỌNG TÂM :

 Bản chất của sự ăn mòn KL, các dạng ăn mòn KL và cách chống ăn mòn.

III.CHUẨN BỊ :

 Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập .

IV.PHƯƠNG PHÁP:

 Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm.dàm thoại.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

 Trình bày các khái niệm về sự ăn mòn KL ? Nêu cơ chế ăn mòn điện hóa ?Lấy ví dụ minh họa?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 39 Bài 23: luyện tập: điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39: Ngày soạn 26 tháng 12 năm 2013
Bài 23: LUYỆN TẬP: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI 
VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI (Tiết 2)
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
Củng cố kiến thức về:
- Bản chất của sự ăn mòn KL, các dạng ăn mòn KL và cách chống ăn mòn.
2.Kĩ năng :
 Kĩ năng giải thích cơ chế ăn mòn KL.
II.TRỌNG TÂM :
 Bản chất của sự ăn mòn KL, các dạng ăn mòn KL và cách chống ăn mòn. 
III.CHUẨN BỊ :
 Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập .
IV.PHƯƠNG PHÁP:
 Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm.dàm thoại.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày các khái niệm về sự ăn mòn KL ? Nêu cơ chế ăn mòn điện hóa ?Lấy ví dụ minh họa?
3.Bài mới :
Hoạt động của HS và GV
Nội dung cần đạt
Phiếu số 1:
1.Thế nào là sự ăn mòn KL? Bản chất của sự ăn mòn KL là gì?
2.Cơ chế và điều kiện xảy ra sự ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
Phiếu số 2:
1.Nêu 2 biện pháp chống ăn mòn KL và chế của chúng . Biện pháp nào là quan trọng nhất?
2.Các đồ vật bằng sắt thường được phủ kẽm hoặc thiếc bảo vệ. Khi lớp bảo vệ bị sây sát thì sự ăn mòn KL trong không khí ẩm sẽ xảy ra như thế nào ?
I.LÍ THUYẾT:
1.Khái niệm:
Quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa:
 M Mn+ + ne
2.Phân loại: Có 2 dạng ăn mòn hh 
+)Ăn mòn hh: ăn mòn hóa học thường xảy ra ở nhiệt dộ cao --> nhiệt độ của môi trường càng lớn thì tốc độ ăn mòn càng lớn.
+)Ăn mòn điện hh: ăn mòn điện hóa học xảy ra ở nhiệt độ thường.
3.Cơ chế ăn mòn điện hóa:
+) Tại cực âm: Kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa: M Mn+ + ne (bị ăn mòn).
+) Các e dịch chuyển từ cực âm sang cực dương tạo nên dòng điện.
+) Tại cực dương: Các ion trong dung dịch điện li di chuyển đến cực dương và bị khử:
 2H+ + 2e H2 
 O2 + 2H2O + 4e 4OH-
 O2 + 4H+ + 4e 2H2O
4.Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa và ăn mòn hh:
+) Hai điện cực khác bản chất; tiếp xúc với nhau.
+) Trong dung dịch chất điện li.
+) Đối với ăn mòn hh: Nhiệt độ cao
5. Chống ăn mòn KL: Có 2 PP.
1.Phương pháp bảo vệ bề mặt:
Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,...
2.Phương pháp điện hóa:
- Nguyên tắc chung : Dùng kim loai hoạt động hơn gắn với kim loại cần bảo vệ để tạo pin điện hóa bảo vệ kim loại hoạt động yếu hơn.
- Nguyên tắc lựa chọn kim loại bảo vệ: KL hoạt động mạnh hơn KL cần bảo vệ và có tốc độ ăn mòn chậm.
- Những KL thường dùng làm chất bảo vệ là: Zn, Al chúng hoạt động mạnh hơn sắt và có lớp oxit mỏng , chắc không cho không khí , nước thấm qua, bảo vệ KL nên làm giảm tốc độ ăn mòn.
4.Củng cố :
Những kiến thức ở trên là kiến thức cơ bản về sự ăn mòn KL mà các em cần nắm được.
5.HDHS về nhà:
- Học lí thuyết.
- Làm các bài tập về sự ăn mòn KL.
- Đọc và chuẩn bị bài thực hành theo mẫu sau:
Bài tường trình bài thực hành:
Bài 24: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT , ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI , SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI.
Lớp :....... Tổ :.......
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích và viết PTHH
Các em chuẩn bị cột thứ 1,2,4 ở nhà.
VI. ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 39-12.doc
Giáo án liên quan