Giáo án Hóa học 12 Tiết 1-2: Ôn tập đầu năm

I. MỤC TIÊU

Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức về:

+ Các khái niệm: chất hữu cơ, các loại công thức trong hóa học hữu cơ, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

+ Mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các chất hữu cơ.

+ Tính chất, điều chế.

II. PHƯƠNG PHÁP

Sử dụng bài tập trắc nghiệm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 Tiết 1-2: Ôn tập đầu năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 4/8-9/8
Tiết 1-2: Ôn tập đầu năm
I. MỤC TIÊU
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức về:
+ Các khái niệm: chất hữu cơ, các loại công thức trong hóa học hữu cơ, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
+ Mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các chất hữu cơ.
+ Tính chất, điều chế.
II. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng bài tập trắc nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Điểm danh: ………………………………………………………………………………………………..
2. Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phát tài liệu (bài tập).
Đề nghị HS đọc và phân tích đề bài.
Phân tích và sửa bài cho HS.
Nhận tài liệu.
Đọc đề bài và chọn phương án trả lời.
Kiểm tra kết quả bài làm.
IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 1: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCO3	B. CH3Cl, C6H5OH	C. NaHCO3	D. CO, CaC2
Câu 2: Cho các chất sau: CH4 (1), 	C2H2 (2), 	C5H12 (3), 	C4H10 (4), 	C3H6 (5)
Những chất nào là đồng đẳng của nhau?
A. (1), (2), (4), (5) 	B. (1), (3), (4), (5)	C. (1), (3), (4)	D. (1), (2), (4)
Câu 3: Những chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của nhau?
CH3CH2CH2CH2CH2CH3 (1)	CH3CH2CH2CH2CH3 (2)
 (3)	 (4)
A. (1), (3), (4)	 	B. (1), (4)	C. (1), (2)	D. (1), (2), (3), (4)
Câu 4: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự kết hợp và cách kết hợp của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây?
A. Công thức phân tử	B. Công thức tổng quát (công thức chung)
C. Công thức cấu tạo	D. Cả A, B, C
HIĐOCACBON NO
Câu 1: Cho ankan có công thức cấu tạo: . Tên gọi của ankan là:
A. 2-etyl-4-metylpentan	B. 3,5-đimetylhexan
C. 4-etyl-2-metylpentan	D. 2,4-đimetylhexan
Câu 2: Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng nào?
A. Phản ứng cộng	B. Phản ứng thế	C. Phản ứng đốt cháy	D. Phản ứng tách
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, metan có thể được điều chế bằng cách nào?
A. Nung natriaxetat với vôi tôi xút.	B. Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
C. Thủy phân canxi cacbua.	D. Cả A và B
Câu 4: Ankan C5H12 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
HIĐROCACBON KHÔNG NO
Câu 1: Điều kiện để anken có đồng phân cis-trans là:
A. anken phải có khối lượng phân tử lớn.
B. anken phải có nhánh.
C. anken phải có nhóm thế khác nhau.
D. mỗi nguyên tử cacbon ở nối đôi của anken phải liên kết với 2 nguyên tử hoặc 2 nhóm nhóm nguyên tử khác nhau.
Câu 2: Tên gọi của anken có công thức cấu tạo sau là: 
A. 3-etyl-4-metylpent-2-en	B. 2-metyl-3-etylpent-3-en
C. 4-metyl-3-etylpent-2-en	D. 3-propylpent-3-en
Câu 3: Hỗn hợp khí nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom?
A. CO, CO2, C2H4	B. C2H6, SO2, N2	C. CH4, C3H8, CO	D. C2H2, CO2, CH4
Câu 4: Cho ankin: CH3-CH(C2H5)-CCH. Tên gọi của ankin này là:
A. 2-etylbut-3-in	B. 3-metylpent-4-in	C. 3-etylbut-1-in	D. 3-metylpent-1-in
Câu 5: Anken C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 6: Câu nào sau đây sai?
A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken.	B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học
C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.	D. Butin có hai đồng phân vị trí liên kết ba
HIĐOCACBON THƠM – HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON
Câu 1: Số đồng phân hiđrocacbon chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C8H10 là:
A. 4	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 2: Hiện tượng gì xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc rồi để yên?
A. Dung dịch brom bị mất màu	B. Xuất hiện kết tủa
C. Có khí thoát ra	D. Dung dịch brom không bị mất màu
Câu 3: Cho biết sản phẩm hữu cơ của phản ứng: 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4: Cho dãy biến hóa sau: 
C là chất gì?
A. Benzen	B. Natriphenolat	C. Clo benzen	D. Phenol
Câu 5: Những chất nào có thể dùng để phân biệt benzen, axetilen và stiren?
A. Dung dịch phenolphtalein	B. Dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch AgNO3/NH3	D. Dung dịch Cu(OH)2
ANCOL – PHENOL
Câu 1: Nhận định nào không đúng khi nói về ancol có CTCT: 
A. Là ancol bậc ba	B. Có tên thay thế là tert-butylic
C. Có tên gốc chức là 2-metylpropan-2-ol	D. Cả B, C
Câu 2: Dãy gồm các chất đều phản ứng với C2H5OH là
A. Na, CuO, HBr	B. NaOH, CuO, HBr	C. Na, HBr, Mg	D. CuO, HBr, K2CO3
Câu 3: Có bao nhiêu chất ứng với công thức phân tử C7H8O chứa vòng benzen vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 4: Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là
A. Na, dung dịch brom	B. dung dịch brom, Cu(OH)2
C. Cu(OH)2, dung dịch NaOH	D. dung dịch brom, quỳ tím
ANĐEHIT – XETON – AXIT AXETIC
Câu 1: Cho các câu sau:
a) Anđehit là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứac nhóm cacbonyl >C=O
b) Anđehit no đơn chức có công thức chung là CnH2n+1CHO (n1)
c) Xeton là những hợp chất cacbonyl mà trong phân tử có nhóm >C=O liên kết với 2 gốc hiđrocacbon
d) Anđehit và xeton là hai dạng đồng phân của nhau
Phương án nào gồm những câu đúng?
A. a, b, d	B. b, c, d	C. b, c	D. a, b, c, d
Câu 2: CH3CHO phản ứng với những chất nào?
A. H2, CuO, H2O	B. Dung dịch Br2, dung dịch KMnO4
C. Na, O2, Cu(OH)2	D. H2, HCN dung dịch AgNO3/NH3
Câu 3: Cho axit cacboxylic A có tên: axit-2,3-đimetylbutanoic. CTCT của A là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 4: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất tăng dần theo trật tự nào?
A. C2H5OH < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH	B. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH
C. C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH	D. C6H5OH <C2H5OH < CH3COOH < HCOOH 
Câu 5: Chia m gam ancol C2H5OH làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 (đktc).
- Phần 2: Đem thực hiện phản ứng este hóa với axit CH3COOH thu được 13,2 gam este CH3COOC2H5. Tính hiệu suất của phản ứng este hóa theo ancol C2H5OH.
V. SƠ ĐỒ CHUỖI PHẢN ỨNG
Chuỗi 1: 	CH2OH-CH2OH	 P.E	C2H4Br2
C3H7OH C3H6 C3H8 C2H4 C2H6 C2H5Cl C2H4
 CaC2C2H2 CH4 CH3COONa
CH3CHO 	C2Ag2 	C2H2Br4 C6H6 	 C4H4 C4H6 polibutađien
 C6H12 	C6H5NO2 	C6H5Br C6H5C2H5 C6H5CH3 T.N.T 	C6H6Cl6 
 C6H5C2H3 (stiren) polistiren
Chuỗi 2: 
12
	 CH3COONH4
11
10
9
C2H4C2H5OHCH3CHOCH3COOHCH3COOC2H5CH3COONa

File đính kèm:

  • docxTiet 12 khoi 12.docx