Giáo án Hóa học 11 - Bài 43: Ankin
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh biết:
- Khái niệm, công thức chung của dãy đồng đẳng ankin, biết phân loại và gọi tên một số akin đơn giản.
- Cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của ankin, điều chế và một số ứng dụng của ankin.
Học sinh hiểu:
Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng thế ion kim loại, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo phân tử ankin có liên kết ba (gồm 2 liên kết π và một liên kết σ).
Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP. Hồ Chí Minh Trường THPT Phan Đăng Lưu @&? GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI 43: ANKIN Giáo viên hướng dẫn: Cô Lâm Quỳnh Nam Giáo sinh thực tập: Đinh Thị Thủy Môn: Hóa Học MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh biết: Khái niệm, công thức chung của dãy đồng đẳng ankin, biết phân loại và gọi tên một số akin đơn giản. Cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của ankin, điều chế và một số ứng dụng của ankin. Học sinh hiểu: Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng thế ion kim loại, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do cấu tạo phân tử ankin có liên kết ba (gồm 2 liên kết π và một liên kết σ). Kỹ năng: Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức của những ankin đơn giản. Viết PTPỨ minh họa tính chất hóa học của ankin. Tình cảm, thái độ: Ankin có nhiều phản ứng mới lạ vì vậy việc nghiên cứu ankin tạo cho HS niềm hứng thú trong học tập, tìm tòi, kích thích sự sáng tạo. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Tiến trình: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Kiểm tra bài cũ: GV: đặt câu hỏi, HS đứng tại chỗ trả lời. Công thức tổng quát của ankan? Anken? Ankadien? Tính chất hóa học cơ bản của anken và ankadien? HOẠT ĐỘNG 1: đồng đẳng của ankin GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm của ankin. GV hướng dẫn HS thiết lập công thức của ankin đơn giản nhất : CHºCH. Từ đó yêu cầu HS dựa vào khái niệm về đồng đẳng thiết lập các công thức tiếp theo của dãy HOẠT ĐỘNG 2: đồng phân, danh pháp GV hỏi HS: anken có những loại đồng phân cấu tạo nào? GV yêu cầu HS viết công thức đồng phân của các ankin có từ C2H2 đến C5H8. GV hướng dẫn cho HS cách goi tên HOẠT ĐỘNG 3: tính chất vật lý GV yêu cầu HS đọc SGK HOẠT ĐỘNG 4: phản ứng cộng hidro GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của axetilen với H2 trong hai trường hợp: xúc tác Ni/to và Pd/PbCO3,to. Nhận xét về sản phẩm trong hai trường hợp. HOẠT ĐỘNG 5: phản ứng cộng brom,clo GV: Brom, clo tác dụng với ankin theo 2 giai đoạn liên tiếp. GV yêu cầu HS đọc tên sản phẩm. HOẠT ĐỘNG 6: phản ứng cộng HX GV: tương tự như tác dụng với H2, Br2, ankin tác dụng với HX cũng theo 2 giai đoạn liên tiếp. GV lưu ý HS quy tắc cộng Maccopnhicop (n ≥ 3) GV giảng cho HS về PỨ ankin cộng H2O. HOẠT ĐỘNG 7: phản ứng dime và trime GV hướng dẫn HS xem H−C≡CH như là một HX bình thường và yêu cầu HS viết PTPỨ. HOẠT ĐỘNG 8: phản ứng thế bằng ion kim loại GV: các ankin có nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử C liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử H khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại. HOẠT ĐỘNG 9: phản ứng oxi hóa GV yêu cầu HS lên bảng viết PTPỨ cháy dạng tổng quát. Lấy VD. GV yêu cầu HS nhắc lại phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của anken và ankadien. HOẠT ĐỘNG 10: điều chế GV hướng dẫn HS viết PTPỨ điều chế axetilen trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm và một số phương pháp điều chế khác. HOẠT ĐỘNG 11:ứng dụng GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu ứng dụng. HOẠT ĐỘNG 12 Củng cố. Dặn dò HS làm bài tập CTTQ: +ankan: CnH2n+2 ( n³1) +anken: CnH2n ( n³2) +ankadien: CnH2n-2 ( n³3) -Phản ứng cộng: H2, HX, Br2. - Phản ứng trùng hợp. - Phản ứng oxi hóa: + oxi hóa hoàn toàn. + oxi hóa không hoàn toàn. BÀI 43: ANKIN ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP. Dãy đồng đẳng ankin Ankin là những hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có 1 liên kết ba C≡C. Dãy đồng đẳng của ankin gồm: C2H2, C3H4, C4H6 Công thức tổng quát: CnH2n–2 (n ≥ 2) Đồng phân, danh pháp Tương tự anken, ankin có đồng phân cấu tạo nhưng không có đồng phân cis-trans. Ankin có các kiểu đồng phân cấu tạo: + Đồng phân mạch C + Đồng phân vị trí liên kết ba CTCT tên thường tên thay thế HC≡CH axetilen etin CH≡C−CH3 metylaxetilen propin CH≡C−CH2−CH3 etylaxetilen but-1-in CH3−C≡C−CH3 dimetylaxetilen but-2-in CH≡C−CH2−CH2−CH3 propylaxetilen pent-1-in CH3−C≡C−CH2−CH3 etylmetylaxetilen pent-2-in CH≡C−CH−CH3 isopropylaxetilen 3-metylbut-1-in CH3 Tên thông thường = tên gốc ankyl + axetilen Tên thay thế: - Đọc tương tự anken, chỉ thay đuôi -en thành -in. - Từ C4H6 trở đi cần thêm số chỉ vị trí nguyên tử C bắt đầu liên kết ba. * Các ankin có lk ba ở đầu mạch (R–C≡CH) gọi là ank-1-in TÍNH CHẤT VẬT LÝ Không tan trong nước và nhẹ hơn nước, có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Cấu tạo: 2 nguyên tử C liên kết 3 ở trạng thái lai hóa sp (lai hóa đường thẳng) C ≡ C 1 lk σ (bền) và 2 lk π (kém bền) Phản ứng cộng: Cộng hidro eten etan etan Cộng brom, clo Theo 2 giai đoạn liên tiếp: propen 1,2-dibrompropen 1,1,2,2-tetrabrompropan * Ankin làm mất màu nâu đỏ của dd brom. Cộng HX (X– là OH–, Cl–, Br –, CH3COO–,...) Theo 2 giai đoạn liên tiếp: Vinylclorua 1,1-dicloetan Khi có xúc tác thích hợp, ankin td với HCl tạo dẫn xuất monoclo của anken: Polivinylclorua (PVC) * n ≥ 3: cộng HX tuân theo quy tắc Maccopnhicop 2-clopropen 2,2-diclopropan Cộng H2O: chỉ xảy ra theo tỉ lệ 1:1 Không bền (andehit axetic) Phản ứng dime và trime hóa - PỨ dime hóa (nhị hợp): xt, to CH≡CH + H−C≡CH CH2=CH–C≡CH Vinyl axetilen - PỨ trime hóa (tam hợp): 600OC bột C 3CH≡CH benzen Phản ứng thế bằng ion kim loại Nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử C có liên kết ba bị thế bằng các ion kim loại: AgNO3+ 3NH3+H2O[Ag(NH3)2]OH+2NH4NO3 CH≡CH + 2[Ag(NH3)2]OH Ag−C≡C−Ag↓(vàng nhạt) + 4NH3+ 2H2O Bạc axetilua Tổng quát: R–C≡C–H + [Ag(NH3)2]OH R–C≡C–Ag ↓(vàng nhạt) +2NH3+ H2O Tính chất này được dùng để nhận biết các ank-1-in với các ankin khác và anken, ankan. Phản ứng oxi hóa Phản ứng cháy (oxi hóa hoàn toàn) 3n – 1 2 to CnH2n-2 + O2xt, to p xt, to p xt, to p nCO2 + (n-1)H2O nCO2 > nH2O VD: C4H6 + 11/2 O2 à 4 CO2 + 3 H2O Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Tương tự anken và ankadien, ankin cũng làm mất màu dung dịch thuốc tím. CH≡CH + 8KMnO4KOOC–COOK + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O ĐIỀU CHẾ: Từ đá vôi và than đá Đá vôi canxi oxit (vôi sống) canxi cacbua CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2↑ Từ CH4 Từ kết tủa vàng nhạt AgC≡CAg + 2 HClCH≡CH + 2AgCl ↓(trắng) ỨNG DỤNG: (SGK) Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn TP.HCM, ngày 15 tháng 2 năm 2009 Giáo sinh thực tập Lâm Quỳnh Nam Đinh Thị Thủy
File đính kèm:
- ankin(3).doc