Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 7: Bài tập axit nitric

I. Mục tiêu:

HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập

II. Trọng tâm:

 Bài tập axit nitric.

III. Chuẩn bị:

 GV:Giáo án

 HS: Ôn tập lí thuyết các bài trước

IV.Tiến trình lên lớp:

 1/ ổn định lớp

2/ Bài cũ:

 Trình bày tính chất hóa học của Axit nitric

 3/ Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 7: Bài tập axit nitric, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7: BàI TậP AXIT NITRIC
(Soạn: 03/10/2009 ; Dạy: 06/10/2009)
I. Mục tiêu:
HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập
II. Trọng tâm:
 Bài tập axit nitric.
III. Chuẩn bị:
	GV:Giáo án
	HS: Ôn tập lí thuyết các bài trước	
IV.Tiến trình lên lớp:
	1/ ổn định lớp
2/ Bài cũ: 
	Trình bày tính chất hóa học của Axit nitric
	3/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 1:
Khi cho oxit của một kim loại hóa trị n tá dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34, 0 g muối nitrat và 3, 6 g nước (không có sản phẩm khác k). Hỏi đó là oxit kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu
HS: Chép đề
GV: Hướng dẫn HS cách viết pt, gợi ý cách giải, yêu cầu HS làm
HS: Thảo luận làm bài 
GV: Yêu cầu HS cho biết kết quả
GV: Yêu cầu HS viết pt và tính khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng
HS: Viết pt và tính khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng 
Hoạt động 2: 
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 2: 
Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al làm 2 phần bằng nhau.
+ Phần thứ nhất: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8, 96 lít khí NO2 (đktcđ)
+ Phần thứ hai: Cho tác dụng với hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6, 72 lít khí (đktcđ)
Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
HS: Chép đề
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
HS:Lên bảng trình bày
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 3: 
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 3:
Cho 12,8 g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, sinh ra khí NO2. Tính thể tích NO2 (đktcđ).
HS: Chép đề
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
HS:Lên bảng trình bày
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
Bài 1:
Khi cho oxit của một kim loại hóa trị n tá dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34, 0 g muối nitrat và 3, 6 g nước (không có sản phẩm khác k). Hỏi đó là oxit kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu
Giải:
PTHH.
M2On + 2nHNO3 2M(NO3)n + nH2O (1)
Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol (tức t (A + 62n) g ) muối nitrat thì đồng thời tạo thành n /2 mol ( 9n gam ) nước
(A + 62n) g muối nitrat 9n g nước
34, 0 g muối nitrat 3, 6 g nước
Ta có: 
Giải pt: A = 23n. 
Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23 
Vậy kim loại M trong oxit là natri
Na2O + 2HNO3 2NaNO3 + H2O (2)
Theo phản ứng (2)
Cứ tạo ra 18 g nước thì có 62 g Na2O đã phản ứng 
Vậy tạo ra 3, 6g nước thì có x g Na2O đã phản ứng 
x = (3,6.62) : 18 = 12,4 (g)
Bài 2: 
Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al làm 2 phần bằng nhau.
+ Phần thứ nhất: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8, 96 lít khí NO2 (đktcđ)
+ Phần thứ hai: Cho tác dụng với hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6, 72 lít khí (đktcđ)
Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
Giải
Phần thứ nhất, chỉ có Cu phản ứng với HNO3 đặc.
Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2 H2O (1)
Phần thứ 2, chỉ có Al phản ứng với
2Al + 3HCl AlCl3 + 3H2 (2)
Dựa vào (1) ta tính được khối lượng Cu có trong hỗn hợp là 12,8 g.
Dựa vào (2) ta tính được khối lượng Al có trong hỗn hợp là 5,4 g.
% khối lượng của Cu = 70, 33%
% khối lượng của Al = 29,67%
Bài 3:
Cho 12,8 g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, sinh ra khí NO2. Tính thể tích NO2 (đktcđ).
Giải
Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2 H2O
 0,2 0,4 (mol)
nCu = 
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
* Củng cố:
Hòa tan 12, 8 g kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60% ( d = 1,365g/ml), thu được 8, 96 lít (đktcđ) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Tên của kim loại và thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng là
	A. Cu; 61,5 ml	B. Cu; 61,1 ml	C. Cu; 61,2 ml	D. Cu; 61,0 ml
* Dặn dò:
	 Chuẩn bị tiếp phần còn lại bài Axit và muối nitrat

File đính kèm:

  • docTiet_ (7).doc
Giáo án liên quan