Giáo án Hóa học 11 - Bài 3: Sự điện li của nước, ph, chất chỉ thị axit - Bazơ

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 HS biết: - Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ H+ và pH

 - Màu của 1 số chất chỉ thị thông dụng trong d d ở các khoảng pH khác nhau

2/ Kĩ năng:

 HS biết làm 1 số dạng toán đơn giản có liên quan đến [ H+ ] , [ OH - ] , pH và xác định môi trường axit, kiềm hay trung tính

 II/ Chuẩn bị:

 - Thí nghiệm:

 Giấy chỉ thị pH

 Ống 1: dd axit loãng

 Ống 2: nước nguyên chất

 Ống 3: dd kiềm loãng

 - Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng

 - Phiếu học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 9207 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 3: Sự điện li của nước, ph, chất chỉ thị axit - Bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	 : 3
Tiết	 : 6
Chương: 1 SỰ ĐIÊN LI
Bài : 3 SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH.
 CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	HS biết: - Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ H+ và pH
 - Màu của 1 số chất chỉ thị thông dụng trong d d ở các khoảng pH khác nhau
2/ Kĩ năng:
	HS biết làm 1 số dạng toán đơn giản có liên quan đến [ H+ ] , [ OH - ] , pH và xác định môi trường axit, kiềm hay trung tính
 II/ Chuẩn bị:
	- Thí nghiệm:
Giấy chỉ thị pH
Ống 1: dd axit loãng
Ống 2: nước nguyên chất
Ống 3: dd kiềm loãng	
	- Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng
	- Phiếu học tập	
III/ Các bước lên lớp:
	Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Axit là gì? Bazơ là gì? Viết phương trình điện li của một số chất điện li sau: H2S, HCl, Ba(OH)2, H2SO4. Cho biết chất nào điện li mạnh? Chất nào điện li yếu?
Muối là gì? Viết phương trình điện li của một số muối sau: NaHCO3, Na2HPO4, (NH4)3PO4, KNO3. Cho biết đâu là muối trung hòa? Muối axit?
	Bước 3:Giảng bài mới
* Vào bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV thông báo: Thực nghiệm cho thấy nước là chất điện li rất yếu --> HS viết pt điện li của nước?
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 1: 
- Nhìn vào pt điện li của nước so sánh nồng độ ion H+ và ion OH- trong nước nguyên chất và nồng độ của chúng là bao nhiêu ( bằng thực nghiệm )?
- Gv bổ sung: Nước là môi trường trung tính 
--> HS định nghĩa môi trường trung tính?
- GV hình thành khái niệm tích số ion của nước: KH2O
*Gv: Nhấn mạnh: Tích số ion của nước là một hằng số, nên sự thay đổi [H+] và [OH] tỉ lệ nghịch với nhau.
- Tính tích số ion của dd HCl ( loãng )?
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 2: 
- Hoà tan HCl vào nước được dd có [H+] =1,0.10 -3 M, khi đó nồng độ OH- là bao nhiêu? 
- So sánh [H+] và [OH -] trong m.trường axit?
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 3: 
- Thêm NaOH vào nước để có nồng độ [OH -] = 1,0.10 -5 M khi đó nồng độ H+ là bao nhiêu? 
- So sánh [H+] và [OH -] trong m.trường kiềm?
- GV tổng kết: nếu biết nồng độ H+ của dd nước, thì nồng độ OH- cũng được xác định và ngược lại. Vì vậy, độ axit hay độ kiềm của 1dd có thể được đánh giá chỉ bằng nồng độ H+ (250C)
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 3: 
- pH là gì? Tại sao cần dùng đến pH? pH dùng để biểu thị cái gì?
- GV giới thiệu thang pH thường dùng là từ 1 đến 14 ( hình 1.2 trang 14 SGK ) và giới thiệu ý nghĩa của giá trị pH trong thực tế
* GV h/d HS đọc thêm tư liệu trang 15 SGK
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 3:
- Qua bảng 1.1 trang 13 SGK, cho biết màu của quì và p.p ( trong các khoảng pH khác nhau ) thay đổi như thế nào?
- Chất chỉ thị axit - bazơ là gì?
* GVgiới thiệu giấy chỉ thị pH ( giấy chỉ thị vạn năng ): Trong giấy chỉ thị pH có chứa hỗn hợp các chất chỉ thị axit - bazơ có khoảng pH đổi màu kế tiếp nhau
* GV h/d HS nhúng giấy chỉ thị pH vào từng d d: axit loãng, nước nguyên chất, kiềm loãng -> Đem so sánh với bảng màu chuẩn để xác định giá trị gần đúng pH của mỗi dd 
* GV bổ sung: Để xác định giá trị tương đối chính xác của pH, người ta dùng máy đo pH
I/ Nước là chất điện li rẩt yếu
1/ Sự điện li của nước
* HS viết được: 
 H2O H+ + OH -
2/ Tính số ion của nước
* HS thảo luận, trả lời và viết được:
 [ H+ ] = [ OH - ] 
 [ H+ ] = [ OH - ] = 1,0 . 10 -7 ( mol/l ) (250C) 
 - Môi trường trung tính: môi trường trong đó
 [ H+ ] = [ OH - ] 
KH2O= [H+].[OH -] =1,0.10 -7 .1,0.10 -7 = 1,0.10 -14
 * HS đọc SGK
KH2O= [H+].[OH -] : tích số ion của nước. 
 Có thể coi giá trị tích số ion của nước là hằng số cả trong dd loãng của các chất khác nhau
3/ Ý nghĩa tích số ion của nước
a) Môi trường axit
* HS thảo luận và tính được:
[H+].[OH -] = 1,0.10 -14
 1,0.10 -14
=> [OH -] = =1,0.10 -11 M
 1,0.10 -3
[H+] > [OH -] hay [H+] > 1,0.10 -7 M
b) Môi trường kiềm
* HS thảo luận và tính được:
[H+].[OH -] = 1,0.10 -14
 1,0.10 -14
=> [H +] = =1,0.10 -9 M
 1,0.10 -5
[ H+ ] < [ OH - ] hay [ H+ ] < 1,0.10 -7 M
Môi trường trung tính: [H+] = 1,0.10 -7 M
Môi trường axit: [H+] > 1,0.10 -7 M
Môi trường kiềm: [H+] < 1,0.10 -7 M
II/ Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
1/ Khái niệm về pH
* HS thảo luận và hiểu được:
- Biểu thị độ axit hay độ kiềm của dd
- Đánh giá độ axit và độ kiềm của dd
- Nồng độ [ H+]
Để tránh ghi giá trị [ H+] với số mũ âm, người ta dùng giá trị pH với quy ước:
 [ H+ ] = 1,0.10 -pH M. 
Nếu [ H+ ] = 1,0.10 -a M thì pH = a
Vdụ:
[H+] =1,0.10 -2 M => pH = 2,00: môi trường axit
[H+] =1,0.10 -7 M => pH = 7,00: m.trường t.tính
[H+] =1,0.10 -10 M => pH = 10,00:m.trường kiềm
Mẫu
PH thích hợp
Máu người
Lúa
Ngô
Khoai tây
7,30 - 6,5
5,5 - 6,5
6,0 - 7,0
5,0 - 5,5
2/ Chất chỉ thị axit - bazơ
* HS thảo luận trả lời và ghi được:
Chất chỉ thị
pH
Màu
Quỳ ( kh. pH chuyển màu từ 6,0 - 8,0
pH < 6
pH = 6
pH > 6
Đỏ
Tím
Xanh
p.p ( kh. pH chuyển màu từ 8,3 - 10
PH < 8,3
PH > 8,3
Không màu
Hồng
- Quỳ, phenolphtalein có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của d d là chất chỉ thị axit - bazơ
	Bước 4: Củng cố
- Cho biết giá trị [ H+ ] và giá trị pH là bao nhiêu trong mỗi môi trường axit, trung tính, kiềm?
- Làm bài tập 1, 2 trang 14 SGK
	Bước 5: Củng cố
- Học bài ghi; đọc SGK; Làm tất cả bài tập; 
- Xem trước bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

File đính kèm:

  • docT 6 lop 11 ctc.doc
Giáo án liên quan