Giáo án Hóa học 11 - Bài 2: Axit, bazơ và muối

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 HS biết: định nghĩa axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối theo thuyết A- rê- ni- ut.

2/ Kĩ năng:

 Viết đúng phương trình điện li của 1 số axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, và muối .

II/ Chuẩn bị:

 - Thí nghiệm chứng minh Zn(OH)2 có tính chất lưỡng tính.

 - Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng

 - Phiếu học tập

III/ Các bước lên lớp:

 Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

 -Sự điện li là gì? Viết phương trình điện li của các phân tử sau: BaCl2, Fe(NO3)2,

 Al2(SO4)3, NH4Cl.

 - Thế nào là chất điện li mạnh? Chất điện li yếu?

 Bước 3:Giảng bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 10589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 2: Axit, bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	 : 2, 3
Tiết	 : 4, 5
Chương: 1 SỰ ĐIÊN LI
Bài : 2 AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	HS biết: định nghĩa axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối theo thuyết A- rê- ni- ut.
2/ Kĩ năng:
	Viết đúng phương trình điện li của 1 số axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, và muối .
II/ Chuẩn bị:
	- Thí nghiệm chứng minh Zn(OH)2 có tính chất lưỡng tính.	
	- Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng
	- Phiếu học tập	
III/ Các bước lên lớp:
	Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
 -Sự điện li là gì? Viết phương trình điện li của các phân tử sau: BaCl2, Fe(NO3)2, 
 Al2(SO4)3, NH4Cl.
 - Thế nào là chất điện li mạnh? Chất điện li yếu?
	Bước 3:Giảng bài mới
* Vào bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 1: 
- Viết pt điện li của HCl, HNO3, H2SO4 , H3PO4 , CH3COOH
- Nhận xét trong dd axit đều có mặt ion nào, ion đó có 1 số tính chất chung nào, rút ra định nghĩa axit? 
- GV giới thiệu axit 1 nấc, nhiều nấc
- GV phân tích cách viết pt điện li 2 nấc của H2SO4
-> phân li 2 nấc ra ion H+, nó là axit 2 nấc
- GV phân tích cách viết pt điện li 3 nấc của H3PO4
-> phân li 3 nấc ra ion H+, nó là axit 3 nấc
- Lưu ý hs: So sánh: nấc 1> nấc 2 > nấc 3
-> GV h/d HS rút ra định nghĩa axit nhiều nấc?
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 2: 
- Viết pt điện li của bazơ: NaOH, KOH, LiOH, Zn(OH)2, Sn(OH)2 
- Nhận xét trong dd bazơ đều có mặt ion nào, ion đó có 1 số tính chất chung nào, rút ra định nghĩa bazơ? 
- Gv biểu diễn thí nghiệm, HS viết ptpứ
1/ kết tủa Zn(OH)2 màu trắng + dd HCl
2/ kết tủa Zn(OH)2 màu trắng + dd NaOH
- GV y/c HS phát hiện tình huống mới không giống với những kiến thức đã có?
-> Zn(OH)2 thể hiện tính axit khi nó td với NaOH; Zn(OH)2 viết dưới dạng H2ZnO2
-> Zn(OH)2 thể hiện tính bazơ khi nó td với HCl => Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính
- GV giới thiệu Zn(OH)2 có 2 kiểu phân li tùy đk 
- GV h/d HS rút ra định nghĩa hidroxit lưỡng tính
- GV bổ sung: Các hidroxit thường gặp Zn(OH)2 ; Sn(OH)2 ; Pb(OH)2 ; Al(OH)3, chúng đều ích tan trong nước và lực axit ( khả năng phân li ra ion ), lực bazơ đều yếu
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 3: 
- Viết pt điện li của NaCl, NaClO, K2CO3, (NH4)2SO4 ,NaHCO3, NaHSO3, NaHS, K2SO4
- Nhận xét trong dd muối đều có mặt ion nào, rút ra định nghĩa muối? 
- GV bổ sung: Muối trung hòa và muối axit
- GV y/c HS đọc SGK ( trang 10 )--> Từ pt điện li của NaCl, NaClO, K2CO3, (NH4)2SO4 ,NaHCO3, NaHSO3, NaHS, K2SO4 , HS viết tiếp được nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+
- Gv bổ sung: Có 1 số muối trong gốc axit vẫn chứa hidro, nhưng là muối trung hòa vì hidro đó không có tính axit O
vdụ: H3PO3 có CTCT H - P - OH
 OH
Chỉ có H của nhóm OH mới có khả năng thể hiện tính axit, cho nên Na2HPO3 là muối trung hoà.
I/ Axit
1/ Định nghĩa
* HS thảo luận, trả lời và viết được:
 HCl H+ + Cl-
CH3COOH H+ + CH3COO-
* HS đọc định nghĩa axit ( trang 8 SGK )
Theo thuyết A- rê ni- ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
2/ Axit nhiều nấc
* HS viết được:
* Phương trình điện li 2 nấc của H2SO4
H2SO4 H+ + HSO4- sự điện li mạnh
HSO4- H+ + SO4 2- ka2 = 1,2 . 10-2 (250C) 
* Phương trình điện li 3 nấc của H3PO4 
H3PO4 H+ + H2 PO4- ka1 = 7,5 . 10-3 (250C) 
H2PO4- H+ + HPO4 2- ka2 = 6,2 . 10-8 (250C)
HPO42- H+ + PO4 3- ka2 = 6,2 . 10-8 (250C)
* Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc
II/ Bazơ
* HS thảo luận, trả lời và viết được:
 NaOH Na+ + OH-
 KOH K + + OH-
* HS đọc định nghĩa bazơ ( trang 8 SGK )
Theo thuyết A- rê ni- ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
III/ Hidroxit lưỡng tính
 Zn(OH)2 + 2HCl ZnCl2 + 2H2O
 Zn(OH)2 + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O
Hoặc:
H2ZnO2 + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O
 Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 ZnO2 2- + 2H +
Hoặc: 
H2ZnO2 ZnO2 2- + 2H +
* Là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ
IV/ Muối
1/ Định nghĩa
* HS thảo luận, trả lời và viết được:
(NH4)2SO4 2NH4 + + SO4 2-
NaHCO3 Na+ + HCO3 -
* Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại ( hoặc cation NH4 + ) và anion gốc axit
- Muối trung hòa: NaCl, (NH4)2SO4 , K2CO3, ...
Na2HPO3 , NaH2PO3
Anion gốc axit của muối không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ 
- Muối axit: NaHCO3,NaHSO4,NaHS, NaH2PO4
Anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ 
2/ Sự điện li của muối trong nước
 Đa số các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn,à đều là chất điện li mạnh( trừ HgCl2 , Hg(CN)2)
* HS đọc SGK và viết được:
 K2SO4 2K + + SO4 2-
NaHSO3 Na+ + HSO3 -
HSO3 - H+ + SO3 2-
NaHCO3 Na+ + HCO3 -
HCO3 - H+ + CO3 2-
	Bước 4: Củng cố
- Phát biểu các định nghĩa axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính theo thuyết A- rê- ni- ut?
- Làm bài tập 4, 5 trang 10 SGK
	Bước 5: Củng cố
Học bài ghi; đọc SGK; Làm tất cả bài tập; xem trước bài 3. Sự điện li của nước. pH. 
 Chất chỉ thị axit - bazơ

File đính kèm:

  • docT 4 , 5 lop 11 ctc.doc
Giáo án liên quan