Giáo án Hóa học 11 - Bài 10: Photpho

1/Kiến thức:

 Biết được:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.

- Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp.

 Hiểu được: tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa(tác dụng với kim loại Na, Ca )và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

 2/Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh ,rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.

 

docx4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 10: Photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Nguyễn Thạch Kim
Ngày soạn:
Lớp: 11B 
	 BÀI 10: PHOTPHO
I.Mục Tiêu Bài Học:
 	1/Kiến thức:
 Biết được:
Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.
Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp.
 Hiểu được: tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa(tác dụng với kim loại Na, Ca)và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).
	2/Kĩ năng: 
Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
 Viết được phương trình hóa học minh họa.
Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phong thí nghệm và thực tế.
3/Trọng tâm: 
So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí.
Tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa và tính khử.
4/Thái độ: 
 - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học
II.Chuẩn Bị:
	1/Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: Phiếu học tập, BTH, bài tập phù hợp.
 Học sinh: Sách giáo khoa, kiến thức cũ.
	2/phương pháp dạy chủ yếu:
	Nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm.
III.Các Hoạt Động Dạy Học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ.
Viết phương trình thực hiện chuyển hóa sau:
NO2 HNO3 Cu(NO3)2 Cu(OH)2 CuO Cu.
Hoạt động 2: Vị trí.
HS nêu vị trí của P trong BTH và viết cấu hình electron.
Hoạt động 3: Tính chất vật lí.
-Photpho chiếm 0,08% khối lượng vỏ trái đất.
-Photpho không có đồng vị.
-Thế nào là dạng thù hình.
VD: O3 và O2 là 2 dạng thù hình của nhau.
-Vì sao P trắng và P đỏ lại có tính chất khác nhau?
-Hãy so sánh nhiệt độ 
nóng chảy và tính tan giữa P trắng và P đỏ?
-Cần lưu ý tính độc của P trắng, còn Pđỏ không độc.
HS nêu sơ đồ chuyển hóa giữa 2 dạng thù hình.
Hoạt động 4: Tính chất hóa học
HS xác định số oxyhóa của P trong hợp chất với kim loại và hidro.
 Tính oxi hóa:
HS viết PTHH của P với kim loại hoạt động mạnh: K, Ca, Na, Mg,tạo photphua kim loại.
 Tính khử:
HS viết PTHH của P với Oxi (thiếu, dư), Cl2 ( thiếu dư) 
Và nhận xét sự thay đổi số oxi hóa của P.
Hoạt động 5: Ứng dụng
P có những ứng dụng gì?HS tự hoàn thành phản ứng điều chế H3PO4.
Hoạt động 6:Trạng thái tự nhiên
 Vì sao trong tự nhiên P không tồn tại ở dạng tự do?
 P được sản xuất bằng phương pháp nào?
Ô:15, nhóm VA, chu kì 3.
Cấu hình electron:
1s22s22p63s23p3.
HS so sánh tính chất vật lí của P trắng và P đỏ.
-Trạng thái, màu sắc.
-Cấu tạo phân tử.
-độc tính.
-Tính bền.
Hiện tượng phát quang hóa học.
2P +3Ca Ca3P2 
 Thiếu Oxi:
4P+ 3O2 2P2 O3 
 Dư Oxi: 
4P+ 5O2 2P2 O5
P đỏ làm diêm, điều chế H3PO4.
Phản ứng ở diêm quẹt:
 6P + 5KClO3 = 3P2O5 + 5 KCl
Vì nó khá hoạt động về mặt hóa học.
I.Vị Trí:
Ô: 15, nhóm VA, chu kì 3
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3
Do có 5e lớp ngoài cùng nên trong các hợp chất hóa trị của P là 5, một số hợp chất p có hóa trị 3.
II.Tính Chất Vật Lí:
Photpho có 2 dạng thù hình: P trắng và P đỏ.
P trắng
P Đỏ
-Chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng giống sáp.
 -Cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
 -Mềm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
-Chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rửa.
-Cấu trúc polime.
-Khó nóng chảy.
-Không tan trong nước, tan trong benzene.
 -Rất độc, dễ gây bỏng.
 -Tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ thường, phát quang màu lục nhạt.
-Không tan trong mọi dung môi.
 -Không độc
 -Không bị oxi hóa trong không khí, không phát quang.
 250-3000c
 P trắng P đỏ
 Ngưng tụ t0c,pc thăng hoa
 P đỏ(hơi)
III.Tính Chất Hóa Học:
P trắng hoạt động hóa học mạnh hơn P đỏ. Trong hợp chất P có số oxi hóa -3,+3,+5. P thể hiện tính oxi hóa và tính khử. So với Nito tính oxi hó của P thể hiện kém hơn.
1/Tính oxi hóa:
 0 	 -3
 2P + 3Ca Ca3P2
 Canxi photphua
2/Tính khử:
P thể hiện tính khử khi tác dụng với phi kim hoạt động như Oxi, Halogen, Lưu huỳnh, hay các chất oxi hóa mạnh.
-P cháy trong không khí khi đốt.
 *Thiếu Oxi:
 4P + 3O2 2P2 O3 
 (Điphotpho trioxit)
 * Dư Oxi:
 4P + 5O2 2P2 O5 
 ( Điphotphopentaoxit)
-P tác dụng với khí Clo khi đun nóng.
 * Thiếu Clo:
2P + 3Cl2 2PCl3 
 (photpho triclorua)
 * Dư Clo:
2P + 5Cl2 2PCl5
 (photpho pentaclorua) 
IV.Ứng Dụng:
-P đỏ làm diêm, điều chế H3PO4
 P P2 O5 H3PO4
V.Trạng Thái Thiên Nhiên Và Điều Chế:
 -Không gặp P ở trạng thái tự do.
 -P có trong quặng Apatit và Photphorit.
 -P có trong Protein thực vật: xương, răng, bắp thịt, tế bào não của người và động vật.
 -Trong CN P đỏ sản xuất bằng cách nung hỗn hợp gồm Ca3(PO4)2, SiO2 và than trong là điện.
IV.Củng Cố Và Dặn Dò:
1/Củng cố: GV nhấn mạnh tính chất hóa học của P.
2/Dặn dò: Bài tập 2,3,4,5/50 SGK.

File đính kèm:

  • docxphotpho.docx
Giáo án liên quan