Giáo án Hóa học 10 - Tiết 8, Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử (Tiếp theo) - Nguyễn Phi Hồng Phượng
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Tính được số e tối đa trong một phân lớp và lớp electron.
2. Kĩ năng:
- Viết được sơ đồ sự phân bố e trên các lớp của một số nguyên tử.
II. Phương pháp và phương tiện:
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan.
2. Phương tiện:
HS: Sách giáo khoa 10.
GV: Hình vẽ, bảng 2: Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào lớp và phân lớp. Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron.
2. Giải bài tập 1, 2 SGK trang 22.
Tuần 4. Tiết 8. BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (TT) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Tính được số e tối đa trong một phân lớp và lớp electron.. 2. Kĩ năng: - Viết được sơ đồ sự phân bố e trên các lớp của một số nguyên tử. II. Phương pháp và phương tiện: Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan. Phương tiện: HS: Sách giáo khoa 10. GV: Hình vẽ, bảng 2: Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp. III. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào lớp và phân lớp. Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron. 2. Giải bài tập 1, 2 SGK trang 22. 3. Tiến trình: Hoạt động Thầy và Trò Nội dung Hoạt động 1: Phần đầu GV hướng dẫn HS đọc SGK để các em biết các quy ước sau: * Phân lớp s chứa tối đa 2 electron * Phân lớp p chứa tối đa 6 electron * Phân lớp d chứa tối đa 10 electron * Phân lớp f chứa tối đa 14 electron * Phân lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron đã bão hòa. * Mỗi lớp có tối đa 2n2 electron (n là số nguyên bắt đầu từ 1...) n = 1 2 3 4 5 K L M N O Số e tối đa 2n2 : 2 8 18 32 ... GV chú ý HS biết lớp electron đã có đủ số electron tối đa là lớp electron đã bão hòa. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 2. Hoạt động 3: GV làm ví dụ minh họa: Xác định số lớp electron nguyên tử nitơ . GV: Muốn xác định được số lớp electron ta phải biết được gì? HS: Phải biết được số electron. GV: Nguyên tử N có bao nhiêu proton, nơtron, electron? HS: Z = 7 Þ N có 7e, 7p và 14 – 7 = 7n. GV: Hãy phân bố electron trên các lớp? HS: Lớp 1 có 2 electron, lớp 2 có 5 electron. Sau đó GV để cho HS tập lập luận theo mẫu như trên để sắp xếp electron vào các lớp của nguyên tử Magie . III. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp: - Phân lớp s chứa tối đa 2 electron. - Phân lớp p chứa tối đa 6 electron. - Phân lớp d chứa tối đa 10 electron. - Phân lớp f chứa tối đa 14 electron. Phân lớp electron có đủ electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa. - Lớp thứ nhất chứa tối đa 2 electron. - Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron. - Lớp thứ ba chứa tối đa 18 electron. Lớp thứ n chứa tối đa 2n2 electron. Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Vd: Xác định số lớp electron nguyên tử nitơ Giải: : Z = 7 Þ N có 7e, 7p và 14 – 7 = 7n. Lớp K (n = 1) có 2 electron. Lớp L (n = 2) có 5 electron. Củng cố: Cách tính số e tối đa trong một phân lớp, một lớp. Dặn dò: Làm bài tập: 3, 4, 5, 6 SGK trang 22. Về nhà xem trước bài 5: Cấu hình electron của nguyên tử.
File đính kèm:
- Bai 4 Cau tao vo nguyen tu TT.doc