Giáo án Hóa học 10 - Tiết 8-12

I. Mục tiêu:

HV nêu được:

- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử không theo quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

- Các electron được sắp xếp thành lớp, phân lớp tương ứng với các mức năng lượng ở trạng thái cơ bản.

- Mối quan hệ giữa số lớp electron, số phân lớp electron và mức năng lượng

- Số electron tối đa trong một lớp, số electron tối đa trong mỗi phân lớp s, p, d, f.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh vẽ mẫu hành tinh nguyên tử của Bo, Rơ – đơ – pho và obitan nguyên tử hiđro.

- Giáo án giảng dạy, tài liệu, sách giáo khoa, dụng cụ lên lớp.

2. Chuẩn bị của HS: Học thuộc bài cũ, làm bài tập và nghiên cứu bài trước ở nhà để thảo luận.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 8-12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thích: ở tầng lớp siêu vi mô thì các định luật tác dụng của điện tích không còn đúng.
HS: Nghiên cứu sgk và thảo luận theo nhóm nhỏ rồi đại diện nhóm trả lời.
Electron chuyển động theo một quỹ đạo xác định.
HS: Nghiên cứu sgk và thảo luận theo nhóm.
 Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào.
HS giải quyết mâu thuẫn được đặt ra.
I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
1. Mô hình hành tinh nguyên tử.
Trong nguyên tử, các e chuyển động xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định như tròn hay bầu dục giống như quỹ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời.
2. Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử, obitan nguyên tử
a) sự chuyển động của e trong nguyên tử.
Trong nguyên tử các e chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào.
b) Các electron chuyển động trong một khoảng không gian quanh hạt nhân tạo thành vỏ nguyên tử.
Trong quá trình chuyển động, các electron chịu tác động của lực hút tĩnh điện của hạt nhân.
Hoạt động 2
GV: cho HS nghiên cứu SGK sau đó yêu cầu HS rút ra các kết luận sau đây: Sự sắp xếp các electron ở trạng thái cơ bản và ảnh hưởng của lực hút hạt nhân với các electron.
 GV: cho HS nghiên cứu tiếp các nội dung và cho biết thêm: Lớp electron; cách ghi và tên gọi của các lớpc electron trong nguyên tử.
HS: nghiên cứu SGK và rút ra các kết luận theo yêu cầu.
HS: các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Lớp electron được ghi bằng các số nguyên 1,2,3,4... với tên gọi tương ứng.
II. Lớp electron và phân lớp electron:
1. Lớp electron:
Trong nguyên tử các electron phân bố từ mức năng lượng thấp đến cao và sắp thành từng lớp.
Các electron ở gần hạt nhân bị hút mạnh, các electron ở xa hạt nhân bị hút yếu nên dễ bị tách ra khỏi nguyên tử.
Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Lớp electron được ghi bằng các số nguyên 1,2,3,4... với tên gọi tương ứng K, L, M, N...
GV:yêu cầu HS cho biết trong nguyên tử những giá trị nào bằng nhau?
GV:nhấn mạnh: số electron ở lớp vỏ nguyên tử bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, các electron được xếp thành từng lớp.
HS trả lời: số p = số e = số đơn vị điện tích hạt nhân = số hiệu nguyên tử.
 Số electron của vỏ nguyên tử bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Các electron được xếp thành từng lớp trong vỏ nguyên tử.
Hoạt động 3
GV:Vậy trong một lớp electron các electron có năng lượng bằng nhau được xếp như thế nào ? 
GV:Yêu cầu HS đọc SGK cho biết kí hiệu các phân lớp ? Số phân lớp trong mỗi lớp ?
GV:Em hãy cho biết lớp và phân lớp e khác nhau chỗ nào ?
GV:Hướng dẫn HS phân bố e vào các phân lớp.
GV:Sắp xếp e của N vào các lớp . Từ đó yêu cầu HS làm các ví dụ khác.
GV:Kết luận: lớp n có n phân lớp hay lớp thứ n có n phân lớp.
HS: Các e có năng lượng bằng nhau được xếp thành một phân lớp.
HS nghiên cứu SGK và trả lời.
HS trả lời: lớp electron bao gồm nhiều phân lớp, lớp rộng hơn phân lớp.
2. Phân lớp electron: Gồm các electron có năng lượng bằng nhau.
 Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái s, p, d, f.
 Vd: 
Lớp K(n=1) có 1 phân lớp: 1s.
Lớp L(n=2) có 2 phân lớp: 2s,2p.
Lớp M(n=3) có 3 phân lớp: 3s,3p,3d.
 Lớp N(n=4) có 4 phân lớp: 4s,4p,4d,4f.
Vậy : Lớp thứ n có n phân lớp.
GV: :Vậy trong mỗi phân lớp electron chứa tối đa bao nhiêu electron ? Yêu cầu HS đọc SGK cho biết số e tối đa trong một phân lớp, hướng dẫn HS cách kí hiệu e trên các phân lớp.
GV:Đàm thoại cho HS nhắc lại số phân lớp trong mỗi lớp? Số e tối đa trong mỗi phân lớp => Số e tối đa trong một lớp.
HS nghiên cứu SGK và trả lời.
HS: Lớp K có tối đa 2e, lớp L có tối đa 8e, lớp M có tối đa 18e
III. Số electron tối đa trong 1 phân lớp và trong 1 lớp:
 1. số electron tối đa trong một phân lớp 
Phân lớp :
s
p
d
f
Số e tối đa :
2
6
10
14
Kí hiệu :
s2
p6
d10
f14
2. Số electron tối đa trong một lớp electron: Lớp thứ n chứa tối đa 2n2 electron. 
STT lớp (n)
Số e tối đa
(2n2)
sự phân bố e Vào các phân lớp
n=1(lớp K)
2
1s2
n=2(lớp L)
8
2s22p6
n=3(lớpM)
18
3s23p63d10
n=4( lớp N)
32
4s24p64d104f14
GV: yêu cầu HS cho biết trong nguyên tử lớp và phân lớp có sự khác nhau nào?
HS trả lời: phân lớp là đơn vị nhỏ hơn lớp.
 Mỗi lớp có thể có nhiều phân lớp.
4. Củng cố: Làm bài tập 6 SGK.
5. Dặn dò: Làm bài tập còn lại sgk trang 15. 
Tuần 4 Tiết 1 Tiết PPCT: 10
LUYỆN TẬP CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu
HV hiểu và vận dụng được các kiến thức về:
- Mối quan hệ giữa số lớp electron, số phân lớp electron và mức năng lượng
- Số electron tối đa trong một lớp, số electron tối đa trong mỗi phân lớp s, p, d, f.
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bài tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Số electron tối đa trong các phân lớp s, p, d, f là bao nhiêu?
Câu 2: Số electron tối đa của lớp thứ n là bao nhiêu?
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1
- GV: yêu cầu hs vận dụng các kiến thức đã học giải bài tập 1 sau
Bài 1: Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử M là
A. B. C. D. 
- HS: giải bài tập
Bài 1: 
Z = số e = 75
A = Z + N = 75 + 110 = 185
Vậy kí hiệu là (A)
Hoạt động 2
- GV: yêu cầu hs vận dụng các kiến thức đã học giải bài tập 2 sau
Bài 2: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron?
A. B. C. D. 
- HS: giải bài tập
Bài 2: 
A = Z + N = 19 + 20 = 39
Vậy kí hiệu là (A)
Hoạt động 3
- GV: yêu cầu hs vận dụng các kiến thức đã học giải bài tập 3 sau
Bài 3: Nguyên tử lưu huỳnh có kí hiệu là .
a. Hãy xác định số proton, số nơtron và số electron của nguyên tử.
b. Hãy xác định sự phân bố electron trên các lớp electron
- HS: giải bài tập
Bài 3
a. Z = số e = số p = 16
N = A – Z = 32 – 16 = 16
b. Lớp thứ nhất: 1s2 có 2 electron
Lớp thứ 2: 2s2 2p6 có 8 electron
Lớp thứ 3: 3s2 3p4 có 6 electron
Hoạt động 4
- GV: yêu cầu hs vận dụng các kiến thức đã học giải bài tập 4 sau
bài 4: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử flo là 9. Trong nguyên tử flo số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là
A. 2 B. 5 C. 9 D. 11
- HS: giải bài tập
Bài 4
Số đơn vi điện tích hạt nhân = số hiệu nguyên tử = số electron = 9
Lớp thứ nhất: 1s2 có 2 electron
Lớp thứ 2: 2s2 2p5 có 7 electron
Phân mức năng lượng cao nhất là 2p. Vậy số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 5 (B)
Hoạt động 5
- GV: yêu cầu hs vận dụng các kiến thức đã học giải bài tập 5 sau
Bài 5: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là
A. 6 B. 8 C. 14 D. 16
- HS: giải bài tập
Bài 5
Lớp thứ nhất: 1s2 có 2 electron
Lớp thứ 2: 2s2 2p6 có 8 electron
Lớp thứ 3: 3s2 3p4 có 6 electron
Tổng số electron là 16 = Z (D)
4. Củng cố: trong từng bài tập
5. Dặn dò: xem trước bài cấu hình electron nguyên tử
Tuần 4 Tiết 2, 3 Tiết PPCT: 11, 12
Bài 5: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu bài học:
HV nêu được:
- Các electron trong nguyên tử được phân bố theo mức năng lượng từ thấp đến cao.
- Khái niệm cấu hình electron nguyên tử.
- Cách viết cấu hình electron nguyên tử.
- Đặc điểm của lớp electron lớp ngoài cùng và tính chất cơ bản của nguyên tố.
HV viết được cấu hình electron của một số nguyên tố trong 20 nguyên tố đầu tiên.
Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng, HV dự đoán loại nguyên tố hóa học. 
III. Chuẩn bị:
*GV: Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và phân lớp, cấu hình e của 20 nguyên tố đầu.
*HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên các lớp, phân lớp e có trong nguyên tử và cho biết số e tối đa trong mỗi lớp, phân lớp tương ứng. Viết sự phân bố e trên các phân lớp của lớp M.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nguyên tắc sắp xếp e trong nguyên tử?
GV: treo hình 1.10.Từ đó cho HS đưa ra thứ tự mức năng lượng.
HS: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.
HS: Thứ tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s. . .
I. I. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử 
Thứ tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s. . .
Hoạt động 2
GV: Treo bảng cấu hình e của 20 ntố, diễn giảng cho HS biết cấu hình e là gì?
GV: Cho HS đọc phần quy ước, các bước viết cấu hình e. Sau đó GV: lấy ví dụ, phân tích cho HS cách viết cấu hình e.
GV: Hướng dẫn HS làm viết cấu hình e của các nguyên tố có Z= 1, 11, 12, 18.
GV: Hướng dẫn HS cách viết cấu hình với ntố có Z = 21 trở lên . Vd : Fe.
GV: Từ cấu hình electron của các nguyên tố trên hãy cho biết thế nào là nguyên tố s, p, d, f.
GV: yêu cầu HS xem sgk cấu hình e của 20 nguyên tố đầu.
HS đọc SGK và rút ra các qui ước để viết cấu hình electron.
HS : Viết cấu hình:
1H : 1s1
11Na:1s22s22p63s1
12Mg:1s22s22p63s2
18Ar:1s22s22p63s23p6
26Fe:1s22s22p63s23p64s23d6
(mức nặng lượng)
gCấu hình electron:
1s22s22p63s23p63d64s2
HS trả lời: là những nguyên tố có electron cuối cùng lần lượt vào các phân lớp s, p, d.
HS đọc SGK.
II. Cấu hình electron nguyên tử:
1. Cấu hình electron nguyên tử : Là cách biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
 a.Quy ước cách viết cấu hình electron (sgk).
 b.Các bước viết cấu hình electron nguyên tử :
 + Xác định số e trong nguyên tử .
 + Phân bố các electron theo thứ tự tăng dần mức năng lượng, rồi sắp xếp theo thứ tự :
- Lớp electron tăng dần (n=1,2,3. . .)
-Trong cùng một lớp theo thứ tự :s,p,d,f.
Chú ý: Với các nguyên tố có Z =1g20 thì cấu hình trùng với mức năng lượng.
Vd : 1H ; 11Na; 12Mg; 18Ar
1H : 1s1
11Na:1s22s22p63s1
12Mg:1s22s22p63s2
18Ar:1s22s22p63s23p6
56Fe:1s22s22p63s23p64s23d6(mức năng lượng)
 g Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2
 Hay Fe: [Ar]3d64s2
 Nguyên tố s là nguyên tố mà electron cuối cùng đang điền vào phân lớp s. Tương tự là các nguyên tố p, d, f.
2. Cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố. (sgk) 
Hoạt động 3
- GV: Cho hs dự

File đính kèm:

  • docTiet 8 9 10 11 12.doc