Giáo án Hóa học 10 - Tiết 63, Bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học

 Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như:

 + Rót chất lỏng vào ống nghiệm

 + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút

 + Đun nóng ống nghiệm

 + Lắc ống nghiệm

 + Thả chất rắn vào chất lỏng trong ống nghiệm

 Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét

Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

 + Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm (2) chậm hơn;

 + Khi tăng nồng độ chất phản ứng  tốc độ phản ứng tăng

Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

 + Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm được đun sôi nhanh và nhiều hơn;

 + Khi tăng nhiệt độ hệ phản ứng  tốc độ phản ứng tăng

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 10803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 63, Bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn /../2014
Giảng//2014
Lớp 10A 1
Tiết 63 : 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
+ ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
+ ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Tư tưởng:
 - Vận dụng giải bài tập: 
+ Dự đoán hiện tượng khi làm thay đổi một hoặc một vài yếu tố, 
+ Đề xuất biện pháp để thực hiện tăng tốc độ phản ứng có lợi và giảm tốc độ phản ứng có hại Từ đó giáo dục HS lòng say mê học tập, yêu khoa học...
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên Soạn bài từ SGk,SBt,STK.
2. Học sinh: Học bài cũ, làm BT và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Bài cũ (10 phút): Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút 
	+ Đun nóng ống nghiệm
	+ Lắc ống nghiệm
	+ Thả chất rắn vào chất lỏng trong ống nghiệm 
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
	+ Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm (2) chậm hơn; 
	+ Khi tăng nồng độ chất phản ứng Þ tốc độ phản ứng tăng 
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
	+ Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm được đun sôi nhanh và nhiều hơn; 
	+ Khi tăng nhiệt độ hệ phản ứng Þ tốc độ phản ứng tăng 
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng
	+ Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm được thả mẫu có kích thước hạt nhỏ hơn nhanh và nhiều hơn; 
	+ Khi tăng diện tích bề mặt chất rắn Þ tốc độ phản ứng tăng 
GV hướng dẫn để HS:
 - Nêu và giải thích được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện mỗi thí nghiệm Hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau cùng tác dụng với 2 viên kẽm có kích thước giống nhau, Hai dung dịch H2SO4 có nhiệt độ khác nhau cùng tác dụng với 2 viên kẽm có kích thước giống nhau, 2 viên kẽm có kích thước khác nhau cùng tác dụng với 2 dung dịch H2SO4 có nồng độ giống nhau.
- Chọn dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm bảo đảm hiện tượng rõ ràng, bảo đảm an toàn, không xảy ra đổ, vỡ, bắn hóa chất, tai nạn...
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng mỗi phản ứng và viết PTHH.
- Điền đúng kết quả thí nghiệm vào bản tường trình đã quy định.
- Thu hồi kẽm, khử chất thải sau thí nghiệm bằng nước vôi.
2.Bài mới: (30’) 
BÀI 37: BÀI THỰC HÀNH SỐ 6:
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
- Nếu dùng dd HCl có nồng độ cao hơn 18% tốc độ phản ứng xảy ra như thế nào?
Gv: -Có thể thay dd HCl bằng dd H2SO4 có nồng độ khoảng 15% và 5%.
*HS: quan sát TN,giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi của GV
- Nếu dùng dd HCl có nồng độ cao hơn 18% tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhưng không có lợi vì HCl# hại.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng CM đến tốc độ phản ứng.
*Cách tiến hành: Như SGK
* Hiện tượng: Ống 1 hạt Zn tan nhanh hơn, bọt khí H2 nỗi lên nhiều hơn ống 2.
=>nồng độ # " tốc độ phản ứng tăng.
*Ptpư:Zn + HClàZnCl2 + H2 
Hoạt động 2:
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
*HS: quan sát TN,giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi của GV
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
*Cách tiến hành :như SGK
*Hiện tượng: Ống 1 hạt Zn tan nhanh hơn,bọt khí H2 nỗi ra nhiều hơn ống 2.
" nhiệt độ # " tốc độ phản ứng tăng.
*Ptpư: Zn + HClàZnCl2 + H2 
Hoạt động 3:
GV:- Có thể dùng Zn hạt hoặc Zn bột.
- Để tiết kiệm hoá chất, sau mỗi thí nghiệm cho HS rửa các hạt Zn, làm khô rồi cất vào lọ.
*HS: quan sát TN,giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi của GV
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng điện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng.
*Cách tiến hành : như SGK
*Hiện tượng: Trong ống 2 hạt Zn nhỏ tan ra nhanh hơn, bọt khí H2 nỗi lên nhiều " phản ứng có chất rắn tham gia, khi điện tích bề mặt tăng " tốc độ phản ứng tăng.
*Ptpư: Zn +H2SO4àZnSO4+H2
3.Củng cố - 3’: - Nhận xét ưu nhược điểm buổi thí nghiệm.
 - Nộp lại phiếu báo cáo các thí nghiệm.
 - HS thu dọn hoá chất, dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm
4.Dặn dò – 2’: VN chuẩn bị Bài 38
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 63.doc