Giáo án Hóa học 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử - Nguyễn Phi Hồng Phượng

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được thành phần cấu tạo của nguyên tử.

 - Biết được kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử.

 2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng quan sát hình vẽ, phân tích hiện tượng, rút ra kết luận về cấu tạo nguyên tử.

II. Phương pháp và phương tiện:

1. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, trực quan, gợi mở.

2. Phương tiện:

 HS: Sách giáo khoa 10.

GV: Sơ đồ thí nghiệm của Tôm-xơn phát ra tia âm cực. Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Tiến trình:

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử - Nguyễn Phi Hồng Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
Tuần: 2. Tiết:3	BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 	 - Nắm được thành phần cấu tạo của nguyên tử.
 	 - Biết được kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử.
 2. Kĩ năng: 
	- Kĩ năng quan sát hình vẽ, phân tích hiện tượng, rút ra kết luận về cấu tạo nguyên tử.
II. Phương pháp và phương tiện:
Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, trực quan, gợi mở.
Phương tiện: 
 	HS: Sách giáo khoa 10.
GV: Sơ đồ thí nghiệm của Tôm-xơn phát ra tia âm cực. Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ. 
 3. Tiến trình:
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 GV: Nêu kết quả của một số công trình nghiên cứu về nguyên tử của một số nhà Bác học Þ nguyên tử? 
 GV: Cho HS xem sơ đồ tìm ra tia âm cực, khai thác các hiện tượng từ thí nghiệm, gợi ý cho HS rút ra kết luận về tính chất của tia âm cực.
HS: Xem hình vẽ kết hợp với gợi ý của GV để rút ra kết luận.
 GV: Cho biết khối lượng và điện tích của e?
 HS:Trình bày khối lượng và điện tích của e.
 GV: bổ sung:
Qui ước: 1đvđt = 1,602.10-19 C.
 Þ điện tích e là 1- đvđt.
Hoạt động 2:
 GV: Trình bày thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử.
 Yêu cầu HS rút ra kết luận từ thí nghiệm đó?
 HS: Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân.
Xung quanh hạt nhân có các e tạo nên vỏ nguyên tử.
Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân nguyên tử.
Lưu ý:các electron của những nguyên tử là giống nhau.
Hoạt động 3: 
 GV: Trình bày thí nghiệm tìm ra hạt proton và nơtron.
Từ thí nghiệm hãy cho biết điện tích và khối lượng của proton và nơtron?
 HS: Trình bày (dựa vào SGK).
 - Điện tích proton là 1+ đvđt
 mP = 1đvC = 1,6726.10-27 kg.
- Nơtron không mang điện, q= 0
mn = 1,6726.10-27kg = 1đvC
GV: So sánh khối lượng proton , nơtron và electron?
HS: So sánh.
Hoạt động 4:Giúp HS hình dung nguyên tử có kích thước nhỏ.
GV: Đường kính nguyên tử lớn gấp bao nhiêu lần của hạt nhân và của e, p?
HS:104 lần và 107 lần.
 GV: Giữa e và hạt nhân là chân không do e chuyển động xung quanh hạt nhân
Hoạt động 5:
 Giúp HS hiểu đơn vị đo khối lượng nguyên tử.
mnguyên tử H = 1,6726.10-27kg
m nguyên tử C = 19,9265 . 10-27 kg
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử:
 1. Electron (e):
a. Sự tìm ra electron:
 Những hạt tạo thành tia âm cực là các electron.
b. Khối lượng và điện tích của electron:
 Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg.
 Điện tích: 
qe = - 1,602.10-19 C (culông) = -eo = 1- đvđt.
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử:
- Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân.
- Xung quanh hạt nhân có các electron tạo nên vỏ nguyên tử.
- Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân nguyên tử.
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:
a. Sự tìm ra proton: (p).
 Hạt proton là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Mang điện dương
qp = +eo = 1+
mp = 1,6726.10-27 kg
b. Sự tìm ra nơtron: (n).
Nơtron là thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Không mang điện.
mn = mp = 1,6726.10-27 kg
c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:
Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron.
Số p = số đvđt dương của hạt nhân = số e 
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử:
1. Kích thước:
1nm = 10-9m; 1 = 10-10m; 1 nm = 10
 a. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có
 r = 0,053nm.
b. Đường kính của hạt nhân nguyên tử: 10-5nm.
Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần .
c. Đường kính của e và p khoảng 10-8nm.
2. Khối lượng:
Dùng đơn vị khối lượng nguyên tử: u (đvC).
1 u = khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon – 12.
1 u = 
Củng cố: 
Về nhà làm các bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 trang 9 trong SGK.
Dặn dò: về nhà xem trước bài 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị.

File đính kèm:

  • docBai 1 Thanh phan nguyen tu.doc