Giáo án Hóa học 10 - Tiết 15 – Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn

I. MỤC TIÊU

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS hiểu

 - Tính kim loại, phi kim, độ âm điện của nguyên tố. Sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.

 - Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.

 - Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.

 2. Kĩ năng:

 HS vận dụng: vào giải bài tập và giải thích hiện tượng.

II. Chuẩn bị:

 GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

III. Tiến trình dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ: Bài 6 trang 41 SGK

2. Hoạt động:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 15 – Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 – Bài 8 SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN 
 TỐ HÓA HỌC - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu
	- Tính kim loại, phi kim, độ âm điện của nguyên tố. Sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.
	- Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.
	- Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
 2. Kĩ năng:
	HS vận dụng: vào giải bài tập và giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. Tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Bài 6 trang 41 SGK
 Hoạt động:
1. Ổn định lớp 
6
2. Vào tiết dạy mới
NỘI DUNG BÀI DAY
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
I. Tính kim loại, tính phi kim:
 - Tính kim loại nguyên tố: khi nguyên tử dễ mất e để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất e tính kim loại càng mạnh.
 - Tính phi kim nguyên tố: khi nguyên tử dễ nhận e để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ nhận e tính phi kim càng mạnh.
 1. Sự biến đổi tính chất trong cùng chu kì:
 Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tố yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
VD: Ở chu kì 2: 
 Tính kim loại Li > Be > B 
 Tính phi kim: N < O < F
2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A:
 Trong một nhóm A, theo chiều Z tăng, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
VD: Xét nhóm IA: 
 Tính kim loại Li < Na < K < Rb < Cs
 Xét nhóm VIIA:
 Tính phi kim F > Cl > Br > I
1. Độ âm điện:
a. Khái niệm:
 Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
 Độ âm điện càng lớn tính phi kim càng mạnh
 Độ âm điện càng nhỏ tính kim loại càng mạnh
b. Bảng độ âm điện:
- Trong một chu kì, theo chiều Z tăng, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần. 
- Trong một nhóm A, theo chiều Z tăng, độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
Hoạt động 1:
GV: - Nguyên tố kim loại nhường hay nhận electron?
- Khi nguyên tử nhường electron sẽ mang điện tích âm hay dương?
- Nguyên tử có 1,2,3 e lớp ngoài cùng thì nguyên tử nào dễ nhường e hơn?
ngtử càng dễ nhường e tính kim loại càng mạnh 
- Nguyên tố phi kim thường nhường hay nhận electron?
- khi nhận e thì ngtử mang điện tích gì? 
- Nguyên tử có 5,6,7 e lớp ngoài cùng thì sẽ nhận thêm bao nhiêu electron để bền?
 Nguyên tử càng dễ nhận e thì tính phi kim càng mạnh.
 Nguyên tử kim loại, phi kim thường nhường hay nhận electron?
HS: trả lời và rút ra kết luận
Hoạt dộng 2:
GV: - Trong một chu kì theo chiều Z tăng, số e lớp ngoài cùng của các ngtố thay đổi như thế nào? 
 - Các nguyên tố trong cùng chu kì có đặc điểm nào chung? 
 - Trong chu kì theo chiều Z tăng, số đơn vị điện tích hạt nhân tăng hay giảm?
 - Quan sát hình 2.1 SGK, bán kính nguyên tử thay đổi như thế nào?
 lực hút của hạt nhân lên các e lớp ngoài cùng mạnh hay yếu theo chiều Z tăng?
- khả năng nhường e dễ hay khó? Khả năng nhận e dễ hay khó?tính kim loại, phi kim
HS: trả lời
Hoạt động 3:
GV: - Các nguyên tử trong cùng nhóm A có đặc điểm gì chung?
- Trong một nhóm A theo chiều Z tăng, số lớp e của các nguyên tử tăng hay giảm?
- Quan sát hình 2.1 SGK, em có nhận xét gì về bán kính nguyên tử của các nguyên tố?
- Từ các kết luận trên em thấy theo chiều Z tăng trong nhóm A, khả năng nhường e của các nguyên tố càng dễ hay càng khó?
- Khả năng nhận e càng dễ hay khó?
 tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong cùng nhóm A
HS: trả lời và so sánh.
Hoạt động 4:
GV: - Độ âm điện của nguyên tử là gì?
- Độ âm điện của nguyên tử có ảnh hưởng gì đễn tính kim loại, phi kim?
- Quan sát bảng 6 SGK: 
 + Trong một chu kì theo chiều Z tăng độ âm điện nguyên tử tăng hay giảm? tính kim loại, phi kim tăng hay giảm?
 + Trong cùng nhóm A theo chiều Z tăng, độ âm điện tăng hày giảm? tính kim loại, phi kim tăng hay giảm?
HS: quan sát và trả lời
6
4
8
5
5
5
3. Củng cố và mở rộng
GV hỏi, Tình kim loại, phi kim, độ âm điện là gì? Các tính chất đó thay đổi như thể nào trong một chu kì, một nhóm ?
Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5, trong hợp chất của R với hiđro thì hiđro chiếm 17,647%. Tìm tên R?
5,5
4. Dặn dò
Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK, học kĩ bài
Đọc trước bài tiếp theo.
0,5
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc16. b9 Sự biến đổi TH tính chất....doc