Giáo án Hóa học 10 - Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:

1. Kiến thức cơ bản:

- Kiến thức cũ: Cấu tạo nguyên tử

- Kiến thức mới:

o Các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn?

o Cấu tạo của bảng tuần hoàn

2. Kỹ năng:

- Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô

3. Giáo dục tư tưởng: Thông qua lịch sử về sự phát minh ra BTH, chuyện kể về nhà Bác học vĩ đại Men-đê-lê-ép, người có công lớn nhất với công trình khoa học là BTH, giáo dục HS:

- Tin tưởng vào khoa học và chân lý khoa học

- Tinh thần làm việc nghiêm túc sáng tạo

- Đức tính cần cần cù tỉ mỉ, chính xác.

 

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp: (POE + Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Kể chuyện + Khám phá + Trực quan, )

2. Phương tiện: (Hình vẽ /Sơ đồ ô nguyên tố + Chân dung Mendeleev + SGK + BHTTH loại lớn )

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần hoàn cấu hình e
Kiến thức mới: 
Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hyđro.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng quy luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được quy luật mới.
3. Giáo dục tư tưởng:
Tìm ra phương pháp suy luận, tiên đoán
HS nhận thức được: Định luật tuần hoàn là là một chân lý khoa học có giá trị
Tinh thần yêu và tin tưởng vào khoa học
II .PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: (POE + Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Khám phá + Trực quan, )
2. Phương tiện: (Biểu bảng + Sơ đồ + SGK + BTH)
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Chuẩn bị: ( 10’)
- Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
- Vào bài mới
2. Nội dung bài: ( 25’)
Nội dung bài
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TÍNH KIM LOẠI, PHI KIM 
Tính kim loại: dễ mất electron trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất nhiều electron thì tính kim loại càng mạnh
Tính phi kim: dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu nhiều electron thì tính phi kim càng mạnh.
Sự biến đổi tính chất trong một chu kỳ
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần
Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng nhường electron (đặc trưng cho tính kim loại của nguyên tố) giảm dần, đồng thời khả năng thu electron (đặc trưng cho tính phi kim của nguyên tố) tăng dần.
Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần. Theo chiều đi từ trên xuống, điện tích hạt nhân tăng đồng thời số lớp electron tăng, bán kính nguyên tử tăng nhanh và chiếm ưu thế nên khả năng nhường electron tăng.
Độ âm điện
a) Khái niệm 
Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
b) Bảng độ âm điện
Trong cùng một chu kì, đi từ trái sang phải điện tích hạt nhân tăng, giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần.
Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới, giá trị độ âm điện của các nguyên tử giảm dần
Kết luận: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.
Trong một chu kì đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxy tăng dần từ 1 đến 7. Còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hyđro giảm từ 4 đến 1.
OXIT VÀ HYDROXIT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A
Sự biến đổi tính axit-bazơ
Li2O
BeO
B2O3
CO2
N2O5
Oxit bazơ
Oxit bazơ
Oxit axit
Oxit axit
Oxit axit
LiOH
Be(OH)2
H2BO3
H2CO3
HNO3
Bazơ kiềm
Bazơ ít tan
Axit yếu
axit yếu
Axit mạnh
Na2O
MgO
Al2O3
SiO2
P2O5
SO3
Cl2O7
Oxit bazơ
Oxit bazơ
Oxit lưỡng tính
Oxit axit
Oxit axit
Oxit axit
Oxit axit
NaOH
Mg(OH)2
Al(OH)3
H2SiO3
H3PO4
H2SO4
HClO4
Bazơ kiềm
Bazơ ít tan
Hyđroxit lưỡng tính
Axit yếu
Axit trung bình
Axit mạnh
Axit rất mạnh
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hyđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng cũng tăng dần
Kết luận: Tính axit - bazơ của các oxy và hydroxit biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
	Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
5’
20’
Hoạt động 1:
GV giải thích cho HS về tính kim loại và tính phi kim, sau đó HS nghiên cứu SGK để củng cố hai khái niệm này cho đúng.
Hoạt động 2:
GV và HS thảo luận về sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. 
GV cho HS đọc SGK mô tả sự biến đổi tính chất kim loại, phi kim trong chu kì 3 để trả lời câu hỏi:
 Trong mỗi chu kì của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố biến đổi thế nào?
GV tổng hợp ý kiến phát biểu của HS, bổ sung những ý còn thiếu rồi cho học sinh đọc SGK để có khái niệm đúng đồng thời lưu ý quy luật trên được lặp lại đối với mỗi chu kì.
Phần giải thích sự biến đổi tính kim loại , tính phi kim trong chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần dựa vào bán kính nguyên tử do GV dùng hình 2.1 trong SGK để trình bày.
n Hoạt động 3. GV và HS, dùng hình 2.1 trong SGK để thảo luận về sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một nhóm A , đầu tiên là nhóm IA, sau đó là nhóm VIIA.
GV tổng hợp ý kiến phát biểu của HS, bổ sung những ý còn thiếu rồi kết luận : Trong một nhóm A, đi từ trên xuống dưới, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần , GV lưu ý quy luật trên được lập lại đối với nhóm A khác. GV dùng hình 2.1 trong SGK để giải thích quy luật này.
 nHoạt động 4:GV hướng dẫn học sinh đọc để hiểu khái niệm độ âm điện viết trong SGK:
Độ âm điện của một nguyên tử đặt trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học .
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Độ âm điện có liên quan đến tính kim loại, tính phi kim như thế nào? GV giúp HS suy nghĩ để rút ra nhận xét.
nHoạt động 5
GV và HS dùng bảng 6 trong SGK để thảo luận về sự biến đổi độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố do nhà hóa học Pau-linh (L.C Pauling)thiết lập năm 1932. Vì nguyên tố flo là phi kim mạnh nhất , người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 3.98 để xác định độ âm điện tương dối cua nguyên tử các nguyên tố khác.
Tiếp theo GV hỏi : Nhìn vào bản giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố hóa học , em có nhận xét gì về quy luật biến thiên của độ âm điện theo chu kỳ , theo nhóm A từ đó giúp HS rút ra nhận xét :
Trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân , giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần.
Trong một nhóm A khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân , giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung giảm dần.
GV hỏi tiếp : Qui luật biến đổi độ âm điện có phù hợp hay không với sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A.
 Từ đó học sinh rút ra nhận xét : quy luật biến đổi độ âm điện phù hợp với sự biến đổi tính kim loại , tính phi kim của các nguyên tố trong 1 chu kì và trong một nhóm A.
nHoạt động 6
GV cũng cố phần thứ nhất : Tính kim loại , tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn tho chiều tăng của điện tích hạt nhân.
nHoạt động 7
GV hướng dẫn HS dùng bảng 7 trong SGK để nghiên cứu trả lời câu hỏi sau : Nhìn vào bảng biến đổi hóa trị của các nguyên tố chu kì 3 trong oxit cao nhất, trong hợp chất khí với hiđro, em phát hiện ra quy luật biến đổi gì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ?
Từ đó GV giúp HS rút ra nhận xét : Trong chu kì 3 đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7 còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất khí với hiđro giảm từ 4 đến 1.
n Hoạt động 8.GV giúp HS dùng bảng 8 trong SGK ( Sự biến đổi tính axit-bazơ) để nhận xét về sự biến đổi của oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A trong chu kì 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
GV Bổ sung: Tính chất đó được lập lại ở các chu kì sau.
n Hoạt động 9
GV tổng : kết trên cơ sở khảo sát sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron nguyên tử , bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại và tinh phi kim của các nguyên tố hóa học biến đổi theo chiều điện tích hạt nhân tăng, nhưng không liên tục mà tuần hoàn.
GV hướng dẫn học sinh đọc để hiểu và phát biểu đúng đinh luật tuần hoàn về các nguyên tố hóa học như trong SGK. 
Tìm hiểu trong SGK, trả lời theo yêu cầu của GV
Từng HS xung phong phát biểu trước lớp
Thảo luận nhóm, phát biểu qui luật
 Thảo luận để rút ra các điểm chung, đúc kết thành qui luật. Đại diện nhóm phát biểu. 
-HS so sánh chu kỳ 2 và 3 để thấy được sự biến đổi tuần hoàn
-Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm từ trên xuống trong cùng 1 nhóm A
-Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh . Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.
 Thảo luận, rút ra nhận xét về sự tăng giảm của các giá trị độ âm trong bảng bên
 Khả năng nhường e:
-Dễ: nguyên tố đầu chu kỳ
-Khó: nguyên tố cuối chu kỳ
-Dễ: nguyên tố trên nhóm
-Khó: nguyên tố dưới nhóm
Hóa trị tăng dần
Tính bazơ yếu dần, tính axit tăng dần
 Nghiên cứu thêm để phát hiện các trường hợp không theo qui luật chung
3. Củng cố: ( 10’)
Dùng bài tập SGK để củng cố các khái niệm về tính kim loại-phi kim, hóa trị, độ âm điện và qui luật biến đổi của chúng.
4. BTVN:
-Xem trước bài 10	
- Làm các bài tập 1-12 SGK trang 47-48; 2.30-2.33 SBT trang 16-17.
Tiết 18
Ngày Dạy:__________________
Bài 10 (1 tiết) :
 Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
 1. Kiến thức cơ bản:
Kiến thức cũ: BTH, qui luật biến đổi của các đại lượng, tính chất của các nguyên tố trong BTH.
Kiến thức mới: Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.
 2. Kỹ năng:
Từ vị trí của nguyên tố suy ra:
Tìm ra quan hệ giữa vị trí và cấu tạo
Quan hệ giữa giữa vị trí và tính chất
So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
 3. Giáo dục tư tưởng: 
 - Phát triển khả năng tư duy so sánh, học tập phương pháp suy luận logic, tiên đoán tính chất
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: (POE + Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Kể chuyện + Khám phá + Trực quan, )
2. Phương tiện: (Biểu bảng + Sơ đồ + SGK + BHTTH + Mẫu vật )
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Chuẩn bị: (10’)
- Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
1.1. 
1.2.
Vào bài mới:
2. Nội dung bài: ( 25’)
Nội dung bài ghi
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I-QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
II-QUAN

File đính kèm:

  • docgiao an 10 chuong 2.doc