Giáo án Hóa học 10 - Tiết 1,2: Ôn tập đầu năm - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

- Kiến thức chung: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, hoá trị của 1 nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỷ khối hơi của chất khí, dd, sự phân loại hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Kiến thức trọng tâm: Hoá trị của 1 nguyên tố, mol, dd.

 2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức

 3. Tư tưởng:

Học mới, ôn cũ sẽ cho kết quả cao trong học tập

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 1,2: Ôn tập đầu năm - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2
Ôn tập đầu năm
Ngày soạn: ...... / ...... / 20 ...
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Kiến thức chung: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, hoá trị của 1 nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỷ khối hơi của chất khí, dd, sự phân loại hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Kiến thức trọng tâm: Hoá trị của 1 nguyên tố, mol, dd.
	2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức
	3. Tư tưởng:
Học mới, ôn cũ sẽ cho kết quả cao trong học tập
II. Phương pháp:
Thảo luận nhóm và đàm thoại
III. Đồ dùng dạy học:
Giáo án và hệ thống câu hỏi và bài tập
IV. Tiến trình bài giảng:
Tiết 1:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
Ghi chú
10C2
	1. ổn định tổ chức: (1')
	2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
	3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nôị dung cần khắc sâu
5'
* Hoạt động 1:
- Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở chương 1 - SGK HH 10.
- Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở chương 1 - SGK HH 10.
- Tự ôn tập.
- Tự ôn tập.
I. Nguyên tử:
II. Nguyên tố hoá học:
25'
* Hoạt động 2:
- Một em nhắc lại cho thầy khái niệm hoá trị?
- Hoá trị được biểu diễn như thế nào?
- Làm thế nào để xác định được hoá trị của các nguyên tố hoá học?
- Chúng ta xét 1 số ví dụ.
- Hoá trị là 1 số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tố này với nguyên tố khác.
- Bằng chữ số La Mã: I, II, II, IV...VII
- Dự vào quy ước và quy tắc.
- Ghi thông tin.
III. Hoá trị của một nguyên tố:
- KN:
- Quy ước:
Hoá trị của H là I (Hoá trị đơn vị), Hoá trị của O là II (2 đơn vị hoá trị).
- Quy tắc tích chỉ số và hoá trị:
 a.x = b.y
- Ví dụ 1: Xác định hoá trị của Na biết tồn tại công thức: Na2O
---//---
Đặt hoá trị của Na là x
Theo quy tắc ta có:
2 . x = 1 . II x = I
Vậy hoá trị của Na là I.
- Ví dụ 2: Xác định hoá trị của gốc axit SO42- biết tồn tại công thức: Na2SO4
---//---
Ta có: 
2 . I = 1 . x x = II
Vậy hoá trị của gốc axit SO42- là II.
10'
* Hoạt động 3:
- Một em nhắc lại nội dung định luật bảo toàn khối lượng?
- Định luật bảo toàn khối lượng dùng để làm gì?
- Trong 1 pư hoá học thì tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
- Giải 1 số bài tập liên quan đến khối lương các chất tham gia hoặc sản phẩm.
IV. Định luật bảo toàn khối lượng:
- Nội dung:
- Ví dụ: Cho pư:
2H2 + O2 2H2O
Biết: khối lượng H2 pư là 4 gam, khối lượng nước tạo thành là 36 gam. Tính khối lượng oxi phản ứng?
---//---
Theo ĐLBTKL ta có:
mHO = mH + mO
 mO= mHO - mH
 = 36 - 4 = 32 g
Vậy khối lượng oxi phản ứng là 32 gam.
	4. Củng cố bài giảng: (3')
	* Bài 3 (SGVNC/8): Tính hoá trị của các nguyên tố:
	a. Cacbon trong các hợp chất: CH4, CO, CO2
	b. Sắt trong các hợp chất: FeO, Fe2O3
	5. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà: (1')
	* Bài 7 (SGVNC/8): Có những khí riêng biệt sau: H2, NH3, SO2. Hãy tính:
	a. Tỉ khối của mỗi khí trên đối với Nitơ
	b. Tỉ khối của mỗi khí trên đối với không khí.
Tiết 2:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
Ghi chú
10C2
	1. ổn định tổ chức: (1')
	2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
	3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nôị dung cần khắc sâu
15'
* Hoạt động 4:
- Mol là gì?
- Khối lượng và thể tích của 1 mol chất được gọi là gì?
- Có thể tính số mol của các chất bằng những cách nào?
- Mol là lượng chất chứa 6,02 . 1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. (N = 6,02 . 1023 gọi là số Avôgađro)
- Gọi là khối lượng mol và thể tích mol.
- Bằng 1 trong 3 cách.
V. Mol:
- KN:
- Khối lượng mol: Là khối lượng của 1 mol nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Thể tích mol: Là thể tích chiểm bởi 6,02 . 1023 phan tư chất khí đó. ở đktc (OoC, 1 atm) thì thể tích 1 mol khí bất kỳ đều bằng 22,4 lit.
- Các cách tính số mol:
+ C1: Theo khối lượng:
 n = 
VD: Tính số mol của 4,6 gam Na?
---//---
Ta có: n == 0,2 mol
Vậy số mol của Na là 0,2 mol.
+ C2: Theo thể tích chất khí:
ở đktc:
 n = 
VD: Tính số mol của 13,6 lit Oxi ở đktc?
---//---
n = = 0,6 mol
ở đk bất kỳ:
 n = 
VD: Tính số mol của 13,6 lit Oxi ở 107oC và áp suất là 1,5 atm?
---//---
n = 
 0,65 mol
+ C3: Theo số nguyên tử, phân tử:
 n = 
(A: Số ntử hoặc ptử chất khí).
5'
* Hoạt động 5:
- Tỷ khối hơi của chất khí là gì?
- Hãy lấy ví dụ?
- Là tỉ số khối lượng phân tử của 2 chất khí: 
d=
- Ví dụ: 
VI. Tỷ khối hơi của chất khí:
- ĐN: 
d=
- Ví dụ: 
d== 14,5
15'
* Hoạt động 6:
- Một em nhắc lại khái niệm về dd?
- Nói đến dd người ta không thể nói đến 1 đại lượng nào?
- Dung dịch bão hoà là gì?
- Có mấy loại nồng độ dd và cách tính như thế nào?
- Chúng ta xét 1 số ví dụ.
- dd là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
- Độ tan (S).
- Là dd không hoà tan thêm chất tan được nữa.
- Có 2 loại nồng độ dd.
- Ghi thông tin.
VII. Dung dịch:
- KN:
- Độ tan (S): Độ tan của 1 chất trong nước được tính bằng số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để được dd bão hoà ở nhiệt độ xác định.
- Các loại nồng độ dd:
+ Nồng độ phần trăm (C%):
 C% = .100%
+ Nồng độ mol (CM):
 CM = 
- Ví dụ: Làm bay hơi 300 gam nước ra khỏi 700 gam dd muối 12%, nhận thấy có 5 gam muối kết tinh tách ra khỏi dd. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dd muối bão hoà trong đk của nhiệt độ phòng thí nghiêm?
---//---
ĐS: 20%
5'
* Hoạt động 7:
- Về nhà các em tự ôn
- Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở chương 2 - SGK HH 10.
- Tự ôn.
- Tự ôn.
VIII. Sự phân loại hợp chất vô cơ:
IX. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
	4. Củng cố bài giảng: (3')
 	* Bài 4 (SGVNC/8): Hãy giải thích vì sao:
	a. Khi nung đá vôi thì khối lượng của nó sau pư giảm?
	b. Khi nung 1 miếng đồng thì khối lượng sau pư lại tăng?
	5. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà: (1')
	* Bài 9 (SGVNC/9): Trong 800 ml dd NaOH có 8 gam NaOH
	a. Tính nồng độ mol của dd NaOH
	b. Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dd NaOH trên để có dd NaOH 0,1M?
	(ĐS: a. 0,25M; b. 300 ml)
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
 ............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
chuyên môn duyệt
Ngày ...... / ...... / 20 ......

File đính kèm:

  • docTiet 1,2 - HH 10 CB.doc
Giáo án liên quan