Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 62, Bài 40: Khái quát về nhóm Halogen - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí nhóm oxi trong BTH các nguyên tố, đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, số oxi hoá của các nguyên tố trong nhóm oxi.

- Hiểu được tính chất hoá học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm oxi là tính oxi hoá mạnh, quy luật biến đổi tính chất hoá học của các nguyên tố và hợp chất của chúng.

2. Kỹ năng:

Suy luận dựa vào kiến thức cũ

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 62, Bài 40: Khái quát về nhóm Halogen - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6:
Tiết 62. Bài 40
KHái quát về nhóm halogen
Ngày soạn: 16/02/2009
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí nhóm oxi trong BTH các nguyên tố, đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, số oxi hoá của các nguyên tố trong nhóm oxi.
- Hiểu được tính chất hoá học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm oxi là tính oxi hoá mạnh, quy luật biến đổi tính chất hoá học của các nguyên tố và hợp chất của chúng.
2. Kỹ năng:
Suy luận dựa vào kiến thức cũ
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
 BTH, bảng 6.1 SGK.
 Câu hỏi:
 1. 	Các nguyên tố trong cùng nhóm A có những đặc điểm gì giống nhau ? (cấu tạo lớp electron ngoài cùng, hoá trị, số oxi hoá, tính chất hoá học của nguyên tố, thành phần và tính chất hợp chất). Vận dụng đối với nhóm VIA.
 2. 	Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi và lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích, so sánh :
a) 	Cấu tạo lớp electron ngoài cùng (ở trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích), số e độc thân có khả năng tham gia LKHH.
b) 	Độ âm điện.
c) 	Số oxi hoá.
 3. 	Các quy luật biến đổi tuần hoàn tính chất các đơn chất, hợp chất, (tính kim loại, phi kim, tính oxi hoá, tính axit của hợp chất với hiđro, hiđroxit). Vận dụng các quy luật đó đối với các nguyên tố thuộc nhóm VIA. 
 GV có thể thiết kế bài giảng bằng phần mềm Powerpoint.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Giảng bài mới:
GV : Chúng ta đã nghiên cứu về nhóm các nguyên tố phi kim halogen, chương này tiếp tục nghiên cứu một nhóm các nguyên tố phi kim nữa đó là nhóm oxi. 
- Nhóm oxi gồm những nguyên tố nào ?
- Các quy luật biến đổi cấu tạo và tính chất các chất thể hiện trong nhóm oxi như thế nào.
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10'
* Hoạt động 1:
- GV treo BTH, giới thiệu cho HS nhóm oxi, yêu cầu HS nêu tên, viết kí hiệu các nguyên tố trong nhóm.
- GV : Hãy cho biết trạng thái tồn tại và mức độ phổ biến trong tự nhiên của các nguyên tố nhóm oxi.
- HS sử dụng BTH, xác định vị trí nhóm, đọc tên, viết kí hiệu các nguyên tố trong nhóm oxi.
- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi. 
I. Vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố:
(SGK-155)
15'
* Hoạt động 2:
- GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, tổ chức cho HS thảo luận và rút ra kết luận.
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, tổ chức cho HS thảo luận hướng dẫn HS rút ra nhận xét.
- HS vận dụng kiến thức đã học ở chương BTH và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học trả lời câu hỏi 1, rút ra :
+ Số lớp e = số thứ tự chu kì.
+ Số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A = số thứ tự nhóm.
à Lớp e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA là : ns2np4
- Từ đó HS viết phân bố electron theo obitan và xác định số e độc thân của nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
- HS trả lời câu hỏi 2, thảo luận về điểm giống nhau, khác nhau trong cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử O và S. 
+Nguyên tử O không có obitan d chỉ có 2e độc thân ở lớp ngoài cùng.
+ Nguyên tử S, Se, Te có obitan d ở trạng thái cơ bản có 2e độc thân, ở trạng thái kích thích có 4 hoặc 6 e độc thân có khả năng tạo các hợp chất có liên kết cộng hoá trị, trong đó chúng có số oxi hoá +4, +6.
II. Cấu tạo nguyên tử của những nguyên tố nhóm halogen:
- Số lớp e = số thứ tự chu kì.
- Số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A = số thứ tự nhóm.
à Lớp e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA là : ns2np4
- Nguyên tử O không có obitan d chỉ có 2e độc thân ở lớp ngoài cùng.
- Nguyên tử S, Se, Te có obitan d ở trạng thái cơ bản có 2e độc thân, ở trạng thái kích thích có 4 hoặc 6 e độc thân có khả năng tạo các hợp chất có liên kết cộng hoá trị, trong đó chúng có số oxi hoá +4, +6.
15'
* Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3, tổ chức cho HS thảo luận và rút ra kết luận về tính chất các đơn chất.
- HS vận dụng kiến thức chương cấu tạo nguyên tử trả lời câu hỏi 3, thảo luận và rút ra :
+ Nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng nên chúng là các phi kim (trừ Po).
+ Tính chất hoá học đặc trưng là tính oxi hoá mạnh do độ âm điện lớn. 
+ Tính phi kim, tính oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi yếu hơn so với các nguyên tố nhóm halogen cùng chu kì (F>O, Cl>S,).
+ Tính phi kim, tính oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi giảm dần theo trình tự : O>S>Se>Te>Po. 
- HS vận dụng kiến thức chương BTH và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học, tham khảo SGK rút ra :
+ Hợp chất với hiđro (H2S, H2Se, H2Te) là các khí độc tan vào H2O tạo dd có tính axit yếu.
+ Tính bền giảm H2O>H2S>H2Se>H2Te.
+ Hợp chất hiđroxit RO4 là những axit.
III. Tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm oxi:
- Nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng nên chúng là các phi kim (trừ Po).
- Tính chất hoá học đặc trưng là tính oxi hoá mạnh do độ âm điện lớn. 
- Tính phi kim, tính oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi yếu hơn so với các nguyên tố nhóm halogen cùng chu kì (F>O, Cl>S,).
- Tính phi kim, tính oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi giảm dần theo trình tự : O>S>Se>Te>Po. 
- Hợp chất với hiđro (H2S, H2Se, H2Te) là các khí độc tan vào H2O tạo dd có tính axit yếu.
- Tính bền giảm H2O>H2S>H2Se>H2Te.
- Hợp chất hiđroxit H2RO4 là những axit.
4. Củng cố bài giảng: (3')
Bài 3/157.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Các bài tập trong SGK - 156, 157
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 62 - HH 10 NC.doc