Giáo án Hóa học 10 – Học kì 1 từ tiết 1 đến tiết 21

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9

- Các khái niệm: Đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, phản ứng hoá học, .

- Sự phân loại các hợp chất vô cơ.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:

- Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất

- Phân biệt các loại hợp chất vô cơ

- Cân bằng phương trình hoá học

3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học

II. TRỌNG TÂM:

- Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất

- Phân biệt các loại hợp chất vô cơ

- Cân bằng phương trình hoá học

III. PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.

IV. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập

Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục.

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

 

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 – Học kì 1 từ tiết 1 đến tiết 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................. 
@Ngày soạn: 
KIỂM TRA 1 TIẾT- LẦN 1
Tiết 12
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về thành phần nguyên tử; hạt nhân nguyên tử-nguyên tố hoá học-đồng vị; cấu tạo vỏ nguyên tử; cấu hình e nguyên tử
- Kiểm tra kĩ năng giải bài toán xác định loại hạt trong nguyên tử; điện tích hạt nhân; tính nguyên tử khối trung bình; số khối; viết cấu hình e nguyên tử
II. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
 1.1/. Thành phần nguyên tử: Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử
 1.2/. Hạt nhân nguyên tử- nguyên tố hoá học - đồng vị:
1.2.1. Đặc trưng của hạt nhân nguyên tử
1.2.2. Đồng vị- nguyên tử khối- nguyên tử khối trung bình
 1.3/. Cấu tạo vỏ nguyên tử: 
1.3.1. Cấu tạo vỏ nguyên tử
1.3.2. Số e tối đa trên một lớp, phân lớp 
 1.4/. Cấu hình e nguyên tử: 
2. Kĩ năng:
2.1. Xác định số hạt p, e, n, số khối, điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân,...
2.2. Xác định nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, % các đồng vị
2.3. Viết cấu hình e nguyên tử
2.4. Xác định loại nguyên tố
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Vừa trắc nghiệm, vừa tự luận
IV. LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thành phần nguyên tử
Cấu tạo nguyên tử
CTNT
Tổng số hạt
Số câu
Số điểm
1 câu 5
(0,5đ)
1câu7
(0,5đ)
1câu2
(2đ)
Hạt nhân nguyên tử -NTHH - Đồng vị
Nhận ra đồng vị
Hạt nhân nguyên tử 
Tính % đồng vị
Tính % đồng vị
2.2
Số câu
Số điểm
1câu4
(0,5đ)
1câu3 (0,5đ)
1câu (0,5đ)
1/2câu3
(1đ)
1/2câu3
(1đ)
Cấu tạo vỏ nguyên tử
Số e tối đa trên phân lớp, lớp
Số câu
Số điểm
2câu1,8
(1đ)
Cấu hình e nguyên tử
Xác định số e lớp ngoài cùng
Viết cấu hình e, xác định KL, PK
Số câu
Số điểm
1câu2
(0,5đ)
1câu1
(2đ)
ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
Đề kiểm tra: (kèm theo)
Hướng dẫn chấm:
*Đề 1:
- Phần trắc nghiệm: 0,5đ/1câu
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
A
D
C
C
C
- Phần tự luận:
Câu 1: Mỗi nguyên tử 0,5đ
→ Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 2e
→ Phi kim vì lớp e ngoài cùng có 5e
→ Phi kim vì lớp e ngoài cùng có 7e
→Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 2e
Câu 2: Ta có: 2Z + N = 54 (1) (0,5đ)
 lại có: 2Z – N = 14 (2) (0,5đ)
Từ (1) và (2) ta có hpt: → (0,5đ)
Số khối A = Z + N = 17 + 20 = 37 (0,25đ)
Cấu hình e: (0,25đ)
Câu 3: 
a) Tính thành phần phần trăm:
Gọi x là % → % là 100-x
Ta có : 
Vậy %là 73%; %là 27% (1đ)
b) Số mol Cu2O = (0,25đ)
Cứ 1 mol Cu2O có 2 mol Cu
 0,1 mol Cu2O có 2.0,1 = 0,2 mol Cu (0,25đ)
Tổng số nguyên tử Cu = 0,2. 6,02.1023=1,204.1023 (nguyên tử) (0,25đ)
Mà chiếm 73% nên số nguyên tử = (nguyên tử) (0,25đ)
*Đề 2:
- Phần trắc nghiệm: 0,5đ/1câu
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
C
D
B
C
D
B
- Phần tự luận:
Câu 1: Mỗi nguyên tử 0,5đ
→ Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 1e
→ Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 3e
→ Phi kim vì lớp e ngoài cùng có 6e
→Kim loại vì lớp e ngoài cùng có 2e
Câu 2: Ta có: 2Z + N = 58 (1) (0,5đ)
 lại có: 2Z – N = 18 (2) (0,5đ)
Từ (1) và (2) ta có hpt: → (0,5đ)
Số khối A = Z + N = 19 + 20 = 39 (0,25đ)
Cấu hình e: (0,25đ)
Câu 3: 
a) Tính thành phần phần trăm:
Gọi x là % → % là 100-x
Ta có : 
Vậy %là 75%; %là 25% (1đ)
b) Số mol FeCl2 = (0,25đ)
Cứ 1 mol FeCl2 có 2 mol Cl
 0,1 mol FeCl2 có 2.0,1 = 0,2 mol Cl (0,25đ)
Tổng số nguyên tử Cl = 0,2. 6,02.1023=1,204.1023 (nguyên tử) (0,25đ)
Mà chiếm 75% nên số nguyên tử = (nguyên tử) (0,25đ)
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
Kết quả kiểm tra:
Lớp
0→ <3
3→ <5
5→ <6,5
6,5→ <8
8→10
10B1
10B4
10B5
10B6
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................. 
@Ngày soạn: 
Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 
Tiết 13
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được: 
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
2.Kĩ năng:
 Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.
 3.Thái độ: Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức
II. TRỌNG TÂM: 
Ô nguyên tố 
Chu kì
Mối liên hệ giữa cấu hình và vị trí nguyên tố 
II.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng – phát vấn- trực quan.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (to) hoặc trên powerpoint
Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Đã có rất nhiều các nguyên tố hoá học được tìm ra, để sắp xếp các nguyên tố đó một cách khoa học người ta đa phải nghiên cứu rất nhiều và cuối cùng đã đưa ra bảng hệ thống tuần hoàn mà chúng ta đang sử dụng hôm nay của Mendeleep. Các nguyên tố được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn
Gv yêu cầu học sinh đọc, gv thông tin thêm
Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn
Hoạt động 2: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Giá trị nào đặc trưng cho hạt nhân và nguyên tử?
- Hs: Điện tích hạt nhân và số khối
- Gv trình chiếu bảng tuần hoàn, chỉ cho hs số thứ tự của nguyên tố, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự dựa trên điều gì?
- Yêu cầu hs viết cấu hình e của 3 nguyên tố trên 1 hàng, nhận xét diểm giống nhau, rút ra kết luận gì?
- Yêu cầu hs viết cấu hình của 3 nguyên tố trên 1 cột, nhận xét, kết luận
- Gv thông tin về e hoá trị
I/ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HÒAN:
- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
- Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.
* Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (e lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hoà)
Hoạt động 3: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Gv thông tin về ô nguyên tố, số hiệu nguyên tử 
- Gv trình chiếu ô nguyên tố, yêu cầu hs cho biết ô nguyên tố cho biết những thông tin gì?
- Vd: Ô nguyên tố nhôm, yêu cầu hs xác định các thông tin
- Yêu cầu một số hs khác xác định thông tin của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố có chung đặc điểm gì dược xếp vào một hàng?
- Hs: Cùng số lớp electron 
- Vậy chu kì là gì?
- Hs trả lời
- Gv trình chiếu bảng tuần hoàn, yêu cầu hs quan sát, cho biết số nguyên tố trong mỗi chu kì
- Gv: Các em có nhận xét gì về số lớp e với số thứ tự chu kì?
- Hs trả lời
- Gv thông tin về phân loại chu kì
- Ta có nhận xét gì về chu kì, về nguyên tố đầu và cuối chu kì?
- Gv thông tin về họ Lantan và Actini
II/ CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
1. Ô nguyên tố:
	- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.
	- Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối
Trung bình
Số hiệu nguyên tử
 13 26,98
 Al
 Nhôm 
 [Ne] 3s23p1
1,61
+3
Kí hiệu hóa học
Độ âm điện
Tên nguyên tố
Cấu hình electron
Số oxi hóa
2. Chu kì:
a. Định nghĩa 
 	Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
b.Giới thiệu các chu kì:
	- Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố H(Z=1) đến He(Z=2)
	- Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố Li(Z=3) đến Ne(Z=18)
	- Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố Na(Z=11) đến Ar(Z=18)
	- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố K(Z=19) đến Kr(Z=36)
	- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố Rb(Z=37) đến Xe(Z=54)
	- Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố Cs(Z=55) đến Rn(Z=86)
	- Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr(Z=87), đây là một chu kì chưa đầy đủ.
c.Phân loại chu kì :
	- Chu kì 1, ,2, 3 là các chu kì nhỏ.
	- Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.
Nhận xét : 
- Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng STT của chu kì. 
- Mở đầu chu kì là kim lọai kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ CK 1); cuối chu kì là khí hiếm.
- Dưới bảng có 2 họ nguyên tố: Lantan và Actini.
4. Củng cố: 
- Viết cấu hình e của nguyên tử của nguyên tố có số thứ tự 15, 17, 20, cho biết nguyên tố đó thuộc chu kì nào?
- Câu hỏi trắc nghiệm:
1) Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3	B. 5	C. 6	D. 7
2) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 3 và 3	B. 3 và 4	C. 4 và 4	D. 4 và 3
3) Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:
A. 8 và 18	B. 18 và84	C. 8 và 8	D. 18 và 18
4) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
a) Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
b) Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng
c) Các nguyên tố có cùng số e hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
d) Cả a, b, c
5. Dặn dò: 
- Học bài
- Chuẩn bị phần nh

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 10 chuong 12.doc