Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 39,40 - Bài 23: Hiđro Clorua - Axit Clohiđric và muối Clorua
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết: + Tính chất của khí HiđroClorua.
+ Phương pháp điều chế HiđroClorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp; Cách nhận biết ion Clorua.
- Hs hiểu: Axit Clohiđric ngoài tính axit còn có tính khử thể hiện ở ion Cl-.
2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, viết phương trình phản ứng và giải thích.
II. Chuẩn bị:
GV: Hóa chất: dd HCl, NaCl, CaCl2, AgNO3. Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ HS: Nêu tính chất hóa học của Clo. Viết ptpư và chứng minh.
+ HS: Nêu cách điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trongcông nghiệp. Viết ptpư
Tiết 39,40: Bài 23: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: + Tính chất của khí HiđroClorua. + Phương pháp điều chế HiđroClorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp; Cách nhận biết ion Clorua. - Hs hiểu: Axit Clohiđric ngoài tính axit còn có tính khử thể hiện ở ion Cl-. 2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm, viết phương trình phản ứng và giải thích. II. Chuẩn bị: GV: Hóa chất: dd HCl, NaCl, CaCl2, AgNO3. Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: + HS: Nêu tính chất hóa học của Clo. Viết ptpư và chứng minh. + HS: Nêu cách điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trongcông nghiệp. Viết ptpư Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: - Hiđro, Clo ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn? - Để đạt cấu hình bền thì mỗi nguyên tử góp chung bao nhiêu e trong quá trình tạo liên kết? - Liên kết H – Cl là liên kết cộng hóa trị có cực hay không có cực? vì sao? - Cho HS quan sát bình chứa khí HCl. Nhận xét màu sắc khí HCl? Khí HCl nặng hay nhẹ hơn không khí? Chứng minh? - GV thí nghiệm khí HCl tan trong nước. Nhận xét độ tan của khí HCl trong nước? HS: trả lời Hoạt động 2: GV: - Quan sát đung dịch HCl. Nhận xét về trạng thái, màu sắc dung dịch HCl? - Cho Hs xem đung dịch HCl đặc “ bốc khói” trong không khí ẩm. - Làm thí nghiệm biểu diễn các phản ứng: Mg + dd HCl CaO + dd HCl Cu(OH)2 + dd HCl Na2CO3 + dd HCl Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng. HS: quan sát, viết ptpư Hoạt động 3: GV: - Xác định số oxi hóa của nguyên tố Clo trong phân tử HCl? - Clo có các số oxi hóa nào? - So sánh số oxi hóa của Clo trong HCl với các số oxi hóa của Clo, Các em có thể dự đoán dd HCl ngoài tính axit còn thể hiện tính oxi hóa hay tính khử? - Lấy ví dụ chứng minh dd HCl thể hiện tính khử khi tham gia phản ứng? HS: trả lời, viết ptpư Hết tiết Hoạt động 4: GV: - Trong phòng thí nghiệm dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho dd H2SO4 đặc phản ứng với muối Clorua, gọi là phương pháp sunfat. - Tùy theo nhiệt độ đun nóng mà ta thu được số mol khí khác nhau và sản phẩm muối khác nhau. - Trong công nghiệp dd HCl được điều chế từ H2 và Cl2 thu được từ quá trình điện phân có màng ngăn dung dịch NaCl. - Quan sát mô hình điều chế dd HCl trong công nghiệp. HS: Quan sát và viết ptpư Hoạt động 5: GV: - Muối Clorua là sản phẩm của axit nào? - Tính tan của các muối Clorua trong nước như thế nào? - Kể một số ứng dụng của các muối Clorua mà em thường gặp trong cuộc sống? - Trong các muối Clorua thì muối Clorua nào có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống? - Kể tên các ứng dụng của NaCl? NaCl có nhiều ở đâu? HS: trả lời Hoạt động 6: GV: - Dựa vào bảng tính tan, các muối Clorua tan hay không? - Từ các kết tủa trên các em thấy ta có thể dùng dung dịch nào để nhận biết ion Clorua trong dung dịch? - GV làm thí nghiệm: cho AgNO3 phản ứng với các dung dịch: HCl, NaCl, BaCl2. - HS: quan sát hiện tượng phản ứng, viết phương trình phản ứng xảy ra HS: trả lời và viết ptpư .. .. : : I. HiđroClorua: 1. Cấu tạo phân tử: H Cl hay H – Cl Liên kết H – Cl làliên kết cộng hóa trị có cực. 2. Tính chất: - HiđroClorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, khí HCl rất độc. - Khí HCl tan nhiều trong nước. II. Axit Clohiđric: 1. Tính chất vật lí: - HiđroClorua tan trong nước tạo thành dung dịch axit Clohiđric. - Axit Clohiđric là chất lỏng không màu, mùi xốc. dd HCl đặc nhất có nồng độ 37%. 2. Tính chất hóa học: a) Axit Clohiđric là axit mạnh: - Làm quì tím chuyển sang màu đỏ. - Tác dụng kim loại trước H2, bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn: Mg + 2 HCl à MgCl2 + H2 Fe + 2 HCl à FeCl2 + H2 CaO + 2 HCl à CaCl2 + H2O Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + 2H2O Na2CO3 + 2HCl à 2NaCl + CO2 + H2O b) Axit Clohiđric có tính khử: Thể hiện ở ion Cl-, bị oxi hóa thành Cl2 MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 + 2H2O 3. Điều chế: a) Trong phòng thí nghiệm: NaCl + H2SO4 t<250 NaHSO4 + HCl 2NaCl + H2SO4 t ≥400 Na2SO4 + 2HCl b) Trong công nghiệp: - Đốt H2 trong khí Cl2: H2 + Cl2 t 2HCl H2O dd HCl - Hiện nay: 2NaCl + H2SO4 t ≥400 Na2SO4 + 2HCl II. Muối Clorua và nhận biết ion Clorua: 1. Một số muối Clorua: - Muối Clorua là muối của axit HCl. - Đa số muối Clorua đều tan, trừ AgCl kết tủa; CuCl, PbCl2: ít tan. - Một số muối Clorua quan trọng: + KCl: làm phân Kali + ZnCl2: chống mục cho gỗ. + AlCl3: làm chất xúc tác trong pư hữu cơ. + BaCl2: trừ sâu bệnh trong nông nghiệp. + NaCl: đay là muối quan trọng nhất: làm muối ăn, chất bảo quản thực phẩm, 2. Nhận biết ion Clorua: Để nhận biết muối Clorua và dd HCl ta dùng dd AgNO3 à AgCl kết tủa trắng HCl + AgNO3 à AgCl + HNO3 NaCl + AgNO3 à AgCl + NaNO3 BaCl2 + 2AgNO3 à 2AgCl + Ba(NO3)2 IV. Củng cố: Biết được tính chất dd HCl, cách nhận biết ion Clorua V. Rút kinh nghiệm: Tiết tự chọn tuần 20: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tính chất của axit Clohiđric và nhận biết ion Clorua 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cân bằng ptpư và giải bài tập của học sinh. II. Chuẩn bị: GV: các bài tập áp dụng. HS: ôn lại bài cũ III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Bài 1: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ 100 ml dd HCl thu được 5,6 lít khí (đktc). a) Tính phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp? b) Tính nồng độ mol/l dd HCl đã dùng? GV: - Để biết kim loại trên có phản ứng với dd HCl hay không ta dựa vào đâu? - Nêu công thức tính %m cua một chất trong hỗn hợp? - Ta tính khối lượng một chất ta dựa vào công thức nào? - Tính nồng độ mol/l một chất ta dựa vào công thức nào? HS: làm bài Hoạt động 2: Bài 2: Cho 23 ,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cu phản ứng vừa đủ 17,92 lít khí Cl2 (đktc). a) Tính %m mỗi kim loại trong hỗn hợp? b) Tính khối lượng muối sau phản ứng? GV: - Hai kim loại có phản ứng với khí Cl2? Tạo ra muối nào? - Từ thể tích Cl2 ta tính số mol khí Cl2 theo công thức nào? - Để tính %m mỗi kim loại ta cần tìm các đại lượng nào? è giải bài toán trên bằng cách gọi số mol rồi lập hệ phương trình dựa vào 2 dữ kiện của đề cho. HS: làm bài Hoạt động 3: Bài 3: Cho 5,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn phản ứng 200 ml dung dịch HCl dư thu được 2,016 lít khí (đktc). a) Tính %m mỗi kim loại trong hỗn hợp? b)Trung hòa axit dư cần dùng 100 ml dd NaOH 0,5 M. Tính nồng độ mol/l dd HCl đã dùng? GV: - Để biết kim loại có phản ứng với dd HCl hay không ta dựa vào đâu? - Hai kim loại trên có phản ứng với dd HCl không? - Chất khí thu được là khí nào? Nêu công thức tính thể tích khí thu được ở đktc? - HCl tham gia ở mấy phản ứng? số mol dd HCl ban đầu được tính như thế nào? - Bài toán cho 2 dữ kiện liên quan đến 2 ptpư ta giải bằng cách lập hệ phương trình. HS: làm bài Hoạt động 4: Bài 4: Hòa tan 36,5 gam HCl vào nước thu được 100 gam dung dịch A, cho thêm 300 gam dd NaOH 10% vào dd A thu được dung dịch B. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch B? GV: - Từ khối lượng dung dịch HCl ta tính được số mol HCl. - Cho dd NaOH 10% có liên quan công thức nào? Tính số mol NaOH như thế nào? - Đề cho số mol của 2 chất phản ứng, làm thế nào để biết dựa vào số mol chất nào để tính? - Biện luận để biết số mol chất hết, chất dư. - Dung dịch sau phản ứng sẽ chứa sản phẩm, chất dư. HS: làm bài Bài 1: Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 x mol 2x x Mg + 2HCl à MgCl2 + H2 y 2y y Gọi số mol Fe trong hỗn hợp x mol Mg y mol Ta có: 56x + 24y = 10 (1) = = 0,25 mol Theo ptpư: = x + y = 0,25 (2) Từ (1) và (2) ta được: x = 0,125 mol y = 0,125 mol a) %mFe = = 70% %mMg = 100% - %mFe = 30% b) Theo ptpư: nHCl = 2x + 2y = 0,5 mol = = 5M Bài 2: a) 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 x mol à mol Cu + Cl2 à CuCl2 y mol y mol Gọi số mol Al trong hỗn hợp là x mol Cu y mol Ta có: mhh= 27.x + 64. y = 23,6 (1) Và = = 0,8 mol Từ ptpư: = + y = 0,8 mol (2) Từ (1), (2) ta được: x = 0,4 mol; y = 0,2 mol %mAl = . 100% = 45,8% %mCu = 100% - %mAl = 54,2% b) = x = 0,4 mol = 0,4 . 133,5 = 53,4 g = y = 0,2 mol = 0,2 . 135 = 27 g Bài 3: a) Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 x mol 2x mol x mol Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 y mol 2y mol y mol Gọi số mol Fe trong hỗn hợp là x mol Zn y mol mhh = 56.x + 65. y = 5,4 (1) = x + y = = 0,09 mol (2) Từ (1), (2) ta có: x = 0,05 mol; y = 0,04 mol %mFe = . 100% = 51,9% %mZn = 100% - %mFe = 48,1% b) HCl dư + NaOH à NaCl + H2O 0,05 mol 0,05 mol nNaOH = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol Từ 3 pư ta có:nHCl = 2.x + 2.y + 0,05 = 0,23 mol = = 1,15 M Bài 4: nHCl = = 1 mol; nNaOH = = 0,75 mol NaOH + HCl à NaCl + H2O 0,75 mol 0,75 mol 0,75 mol Theo pư: nHCl : nNaOH = 1 : 1 HCl dư Theo đề nHCl > nNaOH NaOH hết Dung dịch sau phản ứng chứa: NaCl : 0,75 mol HCl dư: 0,25 mol Ta có: mNaCl = 0,75 . 58,5 = 43,875 g MHCl dư = 0,25 . 36,5 = 9,125 g mdd = 100 + 300 = 400 gam C%NaCl = . 100% = 11% C%HCl = . 100% = 2,3 % Kí duyệt của tổ trưởng Tuần 20: Phạm Thu Hà III. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- HCl va muoi Clorua (Tiet 39,40).doc