Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử

Họat dộng 1:

GV giới thiệu khái quát về nguyên tử

 TrCN: nguyên tử là những hạt không thể phân chia được nữa.

 Thế kỷ XIX: nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ e mang điện tích âm.

Hoạt động 2;

GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm hình 1.3 SGK

 - Tôm xơn cho phóng điện 15 KV giữa 2 điện cực đặt trong ống chân không thấy màng huỳnh quang trong ống phát sáng do tia ở cực âm phát ra gọi là tia âm cực.

 - Tôm xơn đặt chong chóng tren đường đi của tia âm cực thấy chong chóng quay, chứng tỏ điều gì?

 - Đặt tia âm cực giữa 2 điện cực (+. -) thấy tia âm cực lệch về phía cực dương. Vậy tia âm cực mang diện tích gì?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3
Chương I: NGUYÊN TỬ
Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết
	- Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: vỏ nguyên tử chưa các hạt e và hạt nhân nguyên tử chưa hạt p và n.
	- khối lượng và điện tích của e, p, n.
	2. Kĩ năng:
	- Luyện tập khả năng nhận xét và rút ra kết luận của HS.
	- HS biết sử dụng các đơn vị đo lường: u, nm, Ao, đvđt.
II. Chuẩn bị:
	GV: vẽ hình 1.3 vào giấy Croky.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Ôn tập đầu năm.
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Họat dộng 1:
GV giới thiệu khái quát về nguyên tử
 TrCN: nguyên tử là những hạt không thể phân chia được nữa.
 Thế kỷ XIX: nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ e mang điện tích âm.
Hoạt động 2;
GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm hình 1.3 SGK
 - Tôm xơn cho phóng điện 15 KV giữa 2 điện cực đặt trong ống chân không thấy màng huỳnh quang trong ống phát sáng do tia ở cực âm phát ra gọi là tia âm cực.
 - Tôm xơn đặt chong chóng tren đường đi của tia âm cực thấy chong chóng quay, chứng tỏ điều gì?
 - Đặt tia âm cực giữa 2 điện cực (+. -) thấy tia âm cực lệch về phía cực dương. Vậy tia âm cực mang diện tích gì?
HS: đọc SGK, quan sát thí nghiệm , trả lời câu hỏi
Hoạt động 3:
GV: -Ngtử trung hòa về điện, e mang điện âm, vậy hạt nào mang điện dương? Ta xem thí nghiệm của Rơ dơ pho ở hình 1.4 SGK
 - Rơ dơ pho dùng hạt α mang điện dương để bắn lá vàng mỏng, thấy:
 + Hầu hết hạt α xuyên qua lá vàng
 + Một số bị lệch hướng hoặc bật trở lại
điều đó chứng tỏ điều gì?
HS: quan sát thí nghiệm và trả lời
Hoạt động 4:
GV: vậy hạt nhân có phải là phần nhỏ nhất không thể phân chia?
 - 1918 Rơdơpho dùng hạt α bắn hạt nhân ngtử Nitơ à hạt nhân ngtử Oxi và một loại hạt có khối lượng 1,6726.10-27 kg mang điện dương gọi là hạt Proton. Kí hiệu:p
 à hạt p là thành phần của hạt nhân
 - Xác định mp, qp?
 - 1932 Chat uých dùng hạt α bắn hạt nhân Beri thấy xuất hiện hạt mới có khối lượng sắp xỉ hạt p nhưng không mang điện gọi là hạt Nơtron. Kí hiệu: n.
à hạt n là thành phần của hạt nhân
GV: Hạt nhân nguyên tử gồm những hạt nào? Điện tích dương của hạt nhân bằng số p, n không mang điện, e mang điện âm mà nguyên tử trung hòa về điện. từ đó em có kết luận gì?
Hoạt động 5:
GV: hướng dẫn HS đọc và rút ra kết luậnvề:
 + Sự khác nhau về kích thước giữa các nguyên tử.
 + Kích thước nguyên tử, hạt nhân, p, n, e.
 + Đổi giữa các đơn vị Ao, m, nm.
GV thông báo để biểu thị khối lượng nguyên tử, phân tử, các hạt p,n,e người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử u.
GV: định nghĩa u, xác định giá trị của u? tính khối lượng nguyên tử hiđro, p, n, e ra u?
HS: đọc sách và trả lời.
Hoạt động 6: củng cố
GV: - nguyên tử cấu tạo gồm những phần nào?
 - Vỏ nguyên tử chứa laọi hạt nào? Mang điện tích gì?
 - Hạt nhân nguyên tử chứa các hạt nào? Hạt nào mang điện, hạt nào không mang điện?
 - Nguyên tử trung hòa về điện, trong nguyên tử e mang điện âm, p mang điện dương. Từ đó ta có kết luận gì?
=> cho HS làm bài tập 1,2,3 trang 9 SGK
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử:
 1. Electron:
 a. Sự tìm ra electron:
 electron mang điện tích âm. Kí hiệu:e
 b. Khối lượng và điện tích e:
 me = 9,1094 .10-31 kg
 qe = - 1,602 .10-19 C (culông) = 1-
 Điện tích đơn vị eo = 1,602 .10-19 C 
 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử:
 Ngtử có cấu tạo rỗng, hạt nhân mang điện dương và có kích thước nhỏ. Khối lượng hầu như tập trung ở hạt nhân.
 3. cấu tạo của hạt nhan nguyên tử:
 a. Sự tìm ra Proton:
 Hạt proton là thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
 mp= 1,6726 .10-27 kg
 qp = 1,602 .1019 C = eo = 1+
 b. sự tìm ra nơtron:
 Nơtron cũng là thành phần cấu tạo của nguyên tử.
 mn = 1,675 .10-27 kg
 qn = 0 C
 c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:
 Hạt p 
 Hạt nhân 
 Hạt n
 Số điện tích dương hạt nhân = số p = số e
II. Kích thước và khối lượng nguyên tử
 1. Kích thước:
 1nm = 10-9m; 1Ao = 10-10m ; 1nm = 10Ao
 2. Khối lượng:
 Để biểu thị khối lượng người ta dùng đơn vị khối lượng. kí hiệu: u
 1u = khối lượng của một nguyên tử Cacbon đồng vị- 12.
1Ngtử cacbon-12 có khối lượng 19,9265.10-27kg 
=> 1u = = 1,6605.10-27kg
 Vỏ chứa e mang điện âm 
 me = 9,1094 .10-31 kg 
 qe = -1,602 .10-19 C = 1-
Ngtử
 Proton mang điện dương
 mp= 1,6726 .10-27 kg 
 Hạt nhân qp = 1,602 .1019 C = 1+
 Nơtron không mang điện
 mn = 1,675 .10-27 kg
 qn = 0 C 
 Số p = số e 
IV. Củng cố:
 Biết được cấu cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử.
 Về làm bài 4,5 trang 9 SGK
V. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docTHÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ( tiết 3).doc