Giáo án Hình học 9 - Tuần 31 - Tiết 58 - Chương 4: hình trụ - Hình nón - Hình cầu - Nguyễn Huy Du

 GV: Giới thiệu cách hình thành nên hình trụ bằng hình ảnh vẽ trên giấy.

 GV: Giới thiệu về mặt đáy, trục và đường sinh của hình trụ bằng mô hình.

 GV: Cho HS làm bài tập ?1

Hoạt động 2: (8’)

 GV: Đặt thẳng đứng cốc có dạng hình trụ đựng nước màu hồng và yêu cầu HS quan sát mặt nước có dạng hình gì?

 Mặt nước như thế nào so với mặt phẳng đáy?

 GV: Đặt nằm cốc nước và đặt câu hỏi như trên (cốc đã bịt kín hai đầu).

 GV: Mặt nước như thế nào so với đường sinh?

 GV: Từ đây, GV giới thiệu phần 2 như trong SGK.

 GV: Cho HS trả lời ?2.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tuần 31 - Tiết 58 - Chương 4: hình trụ - Hình nón - Hình cầu - Nguyễn Huy Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 / 04 / 2014 Ngày dạy: 08 / 04 / 2014
Tuần: 31
Tiết: 58
CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ – HÌNH NÓN – HÌNH CẦU
§1. HÌNH TRỤ – DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH HÌNH TRỤ 
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức: - HS nhận biết được hình trụ và các yếu tố của hình trụ như: đáy, mặt, trục, mặt xung quanh,
	2. Kĩ năng: - Biết và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và công thức tính thể tích của hình trụ.
	3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng các công thức trên vào việc tính toán các vật dụng có dạng h.trụ trong cuộc sống
II. Chuẩn Bị:
- GV: Mô hình hình trụ, cốc nước hình trụ, giấy, thước.
- HS: Hộp sữa có dạng hình trụ, thước đo, máy tính cầm tay, kéo.
III. Phương Pháp Dạy Học:
- Đặt và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm
IV. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Ổn định lớp:(1’) 9A4: 
9A5:..................................................................................................... 9A6:.....................................................................................................
	2. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu nội dung của chương. 	
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
 GV: Giới thiệu cách hình thành nên hình trụ bằng hình ảnh vẽ trên giấy.
 GV: Giới thiệu về mặt đáy, trục và đường sinh của hình trụ bằng mô hình.
 GV: Cho HS làm bài tập ?1 
Hoạt động 2: (8’)
 GV: Đặt thẳng đứng cốc có dạng hình trụ đựng nước màu hồng và yêu cầu HS quan sát mặt nước có dạng hình gì?
 Mặt nước như thế nào so với mặt phẳng đáy?
 GV: Đặt nằm cốc nước và đặt câu hỏi như trên (cốc đã bịt kín hai đầu).
 GV: Mặt nước như thế nào so với đường sinh?
 GV: Từ đây, GV giới thiệu phần 2 như trong SGK.
 GV: Cho HS trả lời ?2.
 HS: Chú ý theo dõi.
 HS: Chú ý theo dõi.
 HS: Chỉ các yếu tố của hình trụ trên lon sữa.
 HS: Có dạng hình tròn.
 HS: Song song.
 HS: Có dạng hình chữ nhật.
 HS: Song song.
 HS: Chú ý theo dõi và nhắc lại phần 2.
 HS trả lời ?2
D
C
F
E
1. Hình trụ: 
(C); (D): là hai mặt đáy
CD: trục
EF: đường sinh, chiều cao
?1: 
2. Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng: (SGK) 
?2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 3: (15’)
 GV cho HS lấy phần giấy bọc xung quanh lon sữa ra ngoài và cắt theo một đường sinh đã vẽ sẵn. Sau đó, trải mảnh giấy đó ra, đo các kích thước và tính diện tích của hình chữ nhật
 GV: Diện tích hình chữ nhật chính là diện tích xung quanh lon sữa.
 GV: Một kích thước của HCN là yếu tố nào của hình trụ?
 GV: Kích thước còn lại?
 Từ đây, GV yêu cầu HS rút ra công thức tính Sxq.
 GV: Giới thiệu thế nào là diện tích toàn phần. Stp = ?
 GV: Cho HS đo bán kính lon sữ và tính Sxq 
Hoạt động 4: (8’)
 GV: Em hãy nhắc lại công thức tính thể tích hình trụ đã được học ở cấp 1.
 GV giới thiệu công thức tính thể tích của hình trụ.
 GV trình bày VD trong SGK với các kính thước cụ thể đã cho trên hình vẽ ở bảng phụ.
 GV: Hình này có dạng hình gì?
 GV: Phần bên trong bị mất đi, vậy ta tính thể tích vật này như thế nào?
 GV cho HS lên bảng giải.
 HS thảo luận theo nhóm sau khi GV hướng dẫn.
 HS: Là chiều cao.
 HS: CV của hình tròn đáy.
 Sxq = 2R.h
 HS chú ý theo dõi.
 HS: Stp = 2R.h + 2R2
 HS thực hiện tại chỗ.
 HS nhắc lại.
 HS chú ý theo dõi.
 HS chú ý theo dõi.
 HS: Hình trụ.
 HS: Lấy thể tích hình trụ lớn trừ thể tích hình trụ nhỏ.
 1 HS lên bảng giải.
3. Diện tích xung quanh của hình trụ: 
Sxq = 2R.h
Stp = 2R.h + 2R2
	R: Bán kính mặt đáy
	h: Chiều cao của hình trụ
VD: Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính là 7,7cm là, chiều cao là 10cm:
Sxq = 2R.h = 2.3,14.7,7.10 = 483,56 cm2
4. Thể tích hình trụ: 
V = S.h = R2.h
	S: Diện tích mặt đáy
	h: Chiều cao hình trụ
VD: (SGK)
Ta có: 	V = V1 – V2 = a2h – b2h
	 = (a2 – b2)h
 	4. Củng Cố: (3’)
 	- GV nhắc lại toàn bộ nội dung bài học..
5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: (1’)
 	- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK.
	- Làm các bài tập 10; 11; 13. GVHD cho HS làm bài 10.
6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy:
...............................................

File đính kèm:

  • docT31 Tiet58 HH9.doc
Giáo án liên quan