Giáo án Hình học 9 tuần 19 Trường THCS xã Hiệp Tùng

I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này ,HS có khả năng :

- Kiến thức : Nêu được kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn. Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh.

-Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập về tìm vị trí tương đối của 2 đường tròn, chứng minh tiếp tuyến, tìm vị trí của 1 điểm để 1 đoạn thẳng có độ dài lớn nhất.

 - Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, chính xác trong giải toán.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

 1.GV : GA, SGK, Thước phân giác, bảng phụ, phấn màu.

 2.HS: Vở ghi, SGK, dcht, ôn tập các câu hỏi.

III.Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình, nhóm,.

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục :

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ : ( Thực hiện trong tiết dạy)

3.Giảng bài mới : ( 43p)

ĐVĐ : Tiết này chúng ta sẽ ôn tập một số kiến thức cơ bản của chương II.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 tuần 19 Trường THCS xã Hiệp Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết : 35
 Ngày soạn: 18/ 12/ 2013
 Ngày dạy: 24 / 12/ 2013
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này ,HS có khả năng :
- Kiến thức : Nêu được kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn. Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
-Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập về tìm vị trí tương đối của 2 đường tròn, chứng minh tiếp tuyến, tìm vị trí của 1 điểm để 1 đoạn thẳng có độ dài lớn nhất.
 - Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, chính xác trong giải toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS : 
 1.GV : GA, SGK, Thước phân giác, bảng phụ, phấn màu.
 2.HS: Vở ghi, SGK, dcht, ôn tập các câu hỏi.
III.Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình, nhóm,....
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : 
Ổn định lớp: (1p) 
Kiểm tra bài cũ : ( Thực hiện trong tiết dạy)
3.Giảng bài mới : ( 43p)
ĐVĐ : Tiết này chúng ta sẽ ôn tập một số kiến thức cơ bản của chương II.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 20 p)
1) Điền vào chỗ (...) để được các định lí:
a)Trong các dây của một ĐT, dây lớn nhất là?
b) Trong 1 đường tròn:
 + Đường kính ^ với một dây thì đi qua ...
 + Đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không đi qua tâm thì ...
 + Hai dây bằng nhau thì ... Hai dây ... thì bằng nhau.
 + Dây lớn hơn thì ... tâm hơn. Dây ... tâm hơn thì ... hơn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Yêu cầu HS2 trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK và câu hỏi 1, 2 SGK . GV hỏi tiếp:
- Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
- GV đưa hình vẽ 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, yêu cầu HS3 điền vào các hệ thức tương ứng.
- Phát biểu các tính chất của tiếp tuyến đường tròn.
- GV đưa bảng phụ tóm tắt các vị trí tương đối của hai đường tròn. Yêu cầu 1 HS điền vào chỗ trống.
- Tiếp điểm của hai đường tròn tiếp xúc nhau có vị trí như thế nào với đường nối tâm ? Các giao điểm của hai đường tròn cắt nhau có vị trí như thế nào đối với đường nối tâm.
GV yêu cầu HS nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn và các hệ thức liên hệ giữa hai bán kính và đoạn nối tâm.
HS trả lời.
I. Lí thuyết 
a) Đường kính.
b) 
Trung điểm của dây ấy.
Vuông góc với dây ấy.
Cách đều tâm. cách đều tâm.
Gần. Gần
Lớn.
- Giữa đường thẳng và ĐT có 3 vị trí tương đối:
 + Đường thẳng không cắt đường tròn.
 + Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn.
 + Đường thẳng cắt đường tròn.
- (d > R ; d = R; d < R) Vào hình vẽ tương ứng.
- Tính chất của TT và tính chất hai TT cắt nhau.
- Vị trí tương đối của hai đường tròn:
Hai đường tròn cắt nhau Û R-r <d< R+ r.
Hai đường tròn tiếp xúc ngoàiÛd=R + r.
Hai đường tròn tiếp xúc trongÛ d = R - r. Hai đường tròn ở ngoài nhauÛd >R+ r.
Hai đường tròn ở trong nhau Û d < R + r. Hai đường tròn đồng tâm Û d = 0.
Hoạt động 2 ( 23 p)
Bài 41/sgk
HS đọc đề bài và vẽ hình vào vở. 
GV vẽ hình lên bảng.
HS nêu hướng giải câu a.
( vận dụng kiến thức trong câu hỏi 9).
HS giải câu a.
Lớp nhận xét.
GV hoàn chỉnh lại.
HS nêu hướng giải câu b.
Dự đoán AEHF là hình gì ? Muốn chứng minh AEHF là hình chữ nhật ta chứng minh điều gì ?
HS tham gia giải.
GV hoàn chỉnh lại.
c. Tính AE. AB gợi cho ta nghĩ đến điều gì?
HS 2 cách : đồng dạng, hệ thức lượng
Giống hệ thức nào đã học?
HS tham gia giải.
Lớp nhận xét. GV hoàn chỉnh lại. 
GV cho HS c/m tương tự để có EF là tiếp tuyến của ( K ).
 Xác định vị trí của H để EF có độ dài lớn nhất.
GV hướng dẫn HS bằng các câu hỏi gợi ý.
EF = đoạn nào ? (AH)
AH lớn nhất khi nào?
Dây AD lớn nhất khi nào?
Bài 41/sgk- 128
H
O'
E
F
B
C
K
D
I
O
A
1
2
2
1
a. Ta có: BI + IO = BO (I BO)
 IO = BO - BI
Nên ( I ) và (O) tiếp xúc trong.
* Ta có: OK + KC = OC (K OC)
 OK = OC - KC.
 Nên (K) và (O) tiếp xúc trong.
* Ta có: IK = IH + HK (H IK)
 Nên (I) và (K) tiếp xúc ngoài.
b. 
ABC có: OA = OB = OC = BC 
(bán kính đường tròn (O))
 ABC vuông tạo A.
 = 1 v
 mà = 1 v (gt)
 AEHF là hình chữ nhật.
c. C/m : AE. AB = AF. AC
ABH vuông tại H có : HE là đường cao 
 HE. AB = AH2
ACH vuông tại H có HF là đường cao 
 AF. AC = AH2
 AE. AB = AF. AH
d. C/m EF là tiếp tuyến của ( I ) và(K).
Gọi O’ là giao điểm của 2 đường chéo hình chữ nhật AEHF
Ta có: IE =IH (bkính đường tròn tâm ( I))
 IEH cân tại I 
Ta lại có : O’E = O’H (t/c dg chéo HCN)
 EO’H cân tại O’
 Hay IE EF tại E ( I )
 EF là tiếp tuyến của ( I ).
e. Xác định vị trí của H để EF lớn nhất.
EF lớn nhất AH lớn nhất 
(EF = AH : đường chéo hình chữ nhật)
mà BC AD tại H 
 AH = AD (đkính dây)
Nên AH lớn nhất AD lớn nhất
Trong (O), dây AD lớn nhất khi AD là đường kính hay H O
4. Củng cố : GV củng cố từng phần.
5. Hướng dẫn HS :(1p)
- Ôn tập lí thuyết chương II.
- Làm bài tập 42, 43 SGK – 128.
- Chuẩn bị tiết sau tiếp tục ôn tập chương II.
V. Rút kinh nghiệm :
Tuần: 19
Tiết : 36
 Ngày soạn: 18/ 12/ 2013
 Ngày dạy: / 12 / 2013
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tt)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này, HS có khả năng :
 - Kiến thức: Trình bày được các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của 2 đường tròn, các tính chất của tiếp tuyến…
- Kĩ năng : Vận dụng được các tính chất đã học vào các bài tập tính toán và chứng minh.
- Thái độ : Hình thành tính cẩn thận, chính xác, suy luận lôgic.
II. Chuẩn bị của GV và HS: 	
1. GV : GA, SGK, compa, êke, thước thẳng.
 2. HS : Vở ghi, SGK, dcht, làm tập về nhà .
III.Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình, trực quan,....
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : 
1.Ổn định lớp: (1p) 
 2. Kiểm tra bài cũ : (4p)
Giáo viên
Học sinh
GV yêu cầu HS nêu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.GV nx, ghi điểm.
HS phát biểu tính chất như SGK trang 114
 3. Giảng bài mới ( 36p) 
 ĐVĐ: Tiết này chúng ta sẽ ôn tập tiếp một số kiến thức cơ bản của chương II.
Hoạt động của thầy và- trò 
Nội dung 
Hoạt động 1 (20 p)
Bài 42/sgk 
HS đọc đề và vẽ hình bài 42.
GV vẽ hình trên bảng.
F
E
M
O
O'
A
B
C
1
2
3
4
Gv: để chứng minh tứ giác AEMF là hình chữ nhật ta cần chứng minh những điều kiện gì?
HS nêu hướng giải câu a.
GV hướng dẫn.
HS tham gia giải câu a.
Lớp nhận xét.
GV hoàn chỉnh .
Gv hướng dẫn HS giải câu b.
Hệ thức trong đề bài có dạng hệ thức nào chúng ta đã học?
Gợi mở: Nhận xét MAO ?
AE có quan hệ gì với MAO ?
HS tham gia giải câu b.
Lớp nhận xét. GV hoàn chỉnh lại.
HS nêu hướng giải câu c.
Gợi mở: muốn chứng minh OO’ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC ta sử dụng định lý nào ?
HS tham gia giải câu c.
Lớp nhận xét. GV hoàn chỉnh.
HS nêu hướng giải câu d.
Gợi mở: muốn chứng minh BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’ ta chứng minh điều gì ? Sử dụng định lý nào ? Chọn bán kính nào ?
Gọi I là trung điểm của OO’ thì ta được điều gì ?
HS tham gia chứng minh.
Lớp nhận xét.
GV hoàn chỉnh.
Bài 42/SGK – 128
a. C/m tứ giác AEMF là hình chữ nhật:
Ta có: MA = MB (t.chất 2 tiếp tuyến)
 OA = OB (bkính đường tròn (O))
 OM là trung trực của AB Ê = 900
C/m tương tự ta cũng có : O’M là trung 
 trực của AC = 900.
Ta lại có: MO là phân giác của (t.chất 2 tiếp tuyến)
 = 
 Tương tự : = 
 + = ( + )
 = 900 (kề bù)
 EMFA là hình chữ nhật
b. C/m ME.MO = MF. MO’
 Ta có: OO’ MA (t.chất tiếp tuyến )
 MOA vuông tại A có AF là đường cao.
 MF . MO’ = MA2
 ME. MO = MF . MO’
c. C/m OO’ là t.tuyến của đ.tròn đ.kính BC
 Ta có: MA = MB ( t/c tiếp tuyến)
 Tương tự : MA = MC.
 Suy ra: MB = MC.
Suy ra: M là tâm của đ.tròn đkính BC (4).
Lại có: OO’MA tại A (5) ( vì MA là tiếp tuyến chung của (O) và (O’)
Lại có: điểm A thuộc đ.tròn đkính BC (6) ( vì BAC vuông tại A do MEAF là hình chữ nhật).
Từ (4), (5), (6) suy ra OO’ là tiếp tuyến của đtròn đkính BC ( dpcm).
d. C/m BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’:
 Gọi I là trung điểm của OO’. (7).
 Ta có: OB // O’C ( cùng với BC).
 Suy ra: BCO’O là hình thang.
Lại có: M là trung điểm của BC (c/m trên)
I là trung điểm của OO’ (theo (7))
Suy ra: IM là đường trung bình của hình thang BCO’O.
Suy ra: IM // OB.
Suy ra: BC IM tại M ( vì OB BC) (8)
Lại có: IM = OO’ ( vì OMO’ vuông tại M, I là trung điểm của OO’).
Suy ra: M thuộc đtròn đkính OO’ (9).
Từ (7), (8), (9) suy ra: BC là tiếp tuyến của đtròn đkính OO’. ( đpcm)
Hoạt động 2 (16 p)
Bài 43/sgk
GV yêu cầu HS đọc đề bài 43 và nêu cách vẽ hình.
GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ nhắc lại đề.
a. C/m AC = AD
GV hướng dẫn HS kẻ OMAC, O’N AD và c/m IA là đường trung bình của hình thang OMNO’.
Suy ra A là trung điểm của NM. Dựa vào quan hệ giữa đường kính và dây để rút ra kết luận của bài toán.
GV gợi ý: Gọi H là giao điểm của AB với OO’.
H là gì của AB, vì sao ? IH là gì của AKB?
Từ đó ta có thể rút ra được kết luận gì?
HS làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài 43/SGK - 128 
a. C/m AC = AD 
Kẻ OM AC ; O’N AD
 MC = MA = AC (1) (đkính dây)
 NA = ND =AD ( 2) 
Ta có : OM // IA // O’N (cùng AD)
 OMNO’ là hình thang vuông
Hình thang MOO’N có : IO = IO’
 IA // OM // O’N
 AM = AN (3)
Từ (1), (2), (3) AC = AD
b. C/m KB AB: (O) cắt (O’) tại A và B.
ta có: OO’ là trung trực của AB (t/c đường nối tâm)
AKB có IH là đường trung bình
 IH // KB
 mà IH AB
 KB AB
4. Củng cố: ( 3 p) GV cho HS nhắc lại kiến thức áp dụng giải bài tập.
5. Hướng dẫn HS: (1 p)
-Đọc bài mới: Góc ở tâm.
-Xem lại các dạng bài tập đã giải.
-Chú ý nắm thật kỹ tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
V. Rút kinh nghiệm :
Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013
Tổ trưởng
Đỗ Ngọc Hải

File đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc