Giáo án Hình học 9 - Tiết 24: Luyện tập - Năm học 2014-2015

 GV: Giới thiệu bài toán và vẽ hình lên bảng.

 GV: Kẻ OH AB , hãy tính độ dài HA, HB. Vì sao?

 GV: Yêu cầu HS tính OH dựa vào định lý Pitago.

 GV: AI = 1cm, vậy HI có độ dài là bao nhiêu?

 GV: Kẻ OE CD thì OHIE là hình gì? Vì sao?

 GV: OE = ?

 GV: Hãy so sánh OE và OH.

 GV: Vậy suy ra được điều gì về hai đoạn thẳng AB và CD?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tiết 24: Luyện tập - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 / 11 / 2014 Ngày dạy: 07 / 11 / 2014
Tuần: 12
Tiết: 24
LUYỆN TẬP §3
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
	2. Kĩ năng: - Biết vận dụng 2 định lý trong bài để so sánh 2 dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
	3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, khoa học trong suy luận và chứng minh.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, compa, thước thẳng.
- HS: SGK, compa, thước thẳng.
III. Phương Pháp Dạy Học:
- Vấn đáp, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm
IV.Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:(1’) 9A4: 
9A5:..................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: - Xen vào bài mới.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (20’)
 GV: Giới thiệu bài toán và vẽ hình lên bảng.
 GV: Kẻ OHAB, hãy tính độ dài HA, HB. Vì sao?
 GV: Yêu cầu HS tính OH dựa vào định lý Pitago.
 GV: AI = 1cm, vậy HI có độ dài là bao nhiêu?
 GV: Kẻ OECD thì OHIE là hình gì? Vì sao?
 GV: OE = ?
 GV: Hãy so sánh OE và OH.
 GV: Vậy suy ra được điều gì về hai đoạn thẳng AB và CD?
 HS: Đọc đề, vẽ hình vào vở và theo dõi giáo viên tóm tắt lại nội dung bài toán.
 HS: HA=HB= 4cm
 Theo định lý 1, bài 2.
 HS: Tính OH.
 HS: HI = 4 – 1 = 3cm.
 HS: Hình chữ nhật.
 Có 3 góc vuông.
 HS: OE = 3cm
 HS: OE = OH
 HS: AB = CD.
Bài 12:
Giải:
a) Kẻ OHAB HA=HB= 4cm
Áp dụng định lý Pitago cho rOHB ta có:
	(1)
b) Vì AI = 1cm, HA = 4cm => HI = 3cm.
Kẻ OECD OHIE là hình chữ nhật (có 3 góc vuông).
Do đó:	OE = HI = 3cm.	(2)
Từ (1) và (2) => OH = OE => AB = CD
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (17’)
 GV: Giới thiệu bài toán và vẽ hình lên bảng.
 GV: So sánh OH và OK. Vì sao?
 GV: Hãy chứng minh hai tam giác OHE và OKE bằng nhau.
 GV: rOHE = rOKE => được điều gì?
 GV: Hãy tính EA, EC
 GV: EH = EK, hãy so sánh HA và KC.
	Vì sao?
 GV: Yêu cầu 1HS đứng tại chỗ trình bày 
 GV: Nhận xét, chốt ý
	HS đọc đề, vẽ hình vào vở và theo dõi giáo viên tóm tắt lại nội dung bài toán.
 HS: OH = OK
 Vì AB = CD.
 1HS lên bảng chứng minh, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét.
 HS: EH = EK.
 HS: EA = EH + HA	EC = EK + KC
 HS: HA = KC =AB:2
 HS: Trình bày
 HS: Chú ý
Bài 13:
a) EH = EK:
Vì AB = CD => OH = OK
Xét hai tam giác vuông OHE và OKE ta có:
	OH = OK (cmt)
	OE là cạnh chung
Suy ra:	rOHE = rOKE (ch – cgv)
=> EH = EK.
b) EA = EC:
Ta có:	EA = EH + HA	(1)
	EC = EK + KC	(2)
Mà:	EH = EK (cmt)	(3)
	HA = AB:2
	KC = CD:2
Nên:	HA = KC	(4)
Từ (1), (2), (3) và (4) => EA = EC
 	4. Củng Cố: (5’)
 	- GV cũng cố cách giải hai bài toán trên.
5. Hướng Dẫn Về Nhà: (2’)
 	- GV hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 14.
6. Rút Kinh Nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan 12 Tiet 24 HH9.doc