Giáo án Hình học 9 tiết 23: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức: – Hiểu các định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.

 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng 2 định lý trên để so sánh 2 dây, so sánh hai khoảng cách từ tâm đến dây.

 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ ngiêm túc , tích cực, nhanh nhẹn

II. Chuẩn bị:

1. GV: SGK, compa, thước thẳng.

2. HS: SGK, compa, thước thẳng.

III. Phương pháp:

 - Quan sát, đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp tái hiện, nhóm.

 

docx2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 tiết 23: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12
Tiết: 23
Ngày soạn: 03/11/2014
Ngày dạy : 06/11/2014
§3. LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY
I. Mục tiêu:
	1.Kiến thức: – Hiểu các định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
	2. Kỹ năng: - Biết vận dụng 2 định lý trên để so sánh 2 dây, so sánh hai khoảng cách từ tâm đến dây.
 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ ngiêm túc , tích cực, nhanh nhẹn 
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, compa, thước thẳng.
HS: SGK, compa, thước thẳng.
III. Phương pháp:
	- Quan sát, đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp tái hiện, nhóm.	
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)9A1
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	HS phát biểu ba định lý của bài 2.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
-GV: Giới thiệu nội dung bài toán trong SGK.	
-GV: Vẽ hình
-GV: Với hình vẽ trên thì ta cần chứng minh điềy gì?
-GV: Aùp dụng định lý Pitago cho hai tam giác vuông OHB và OKD ta có điều gì? GV cho hai HS đứng tại chỗ trả lời.
-GV: So sánh OB và OD
-GV: OB = OD thì ta suy ra được điều gì cuối cùng?
-GV: Giới thiệu chú ý
-HS: Đọc đề bài toán.
-HS: Chú ý và vẽ hình
-HS: Ta cần chứng minh:
OH2 + HB2 = OK2 + KD2
-HS: OH2 + HB2 = OB2 
	OK2 + KD2 = OD2 
-HS: OB = OD = R
-HS: OH2 + HB2 = OK2 + KD2
-HS: Chú ý lắng nghe
1. Bài toán: (SGK)
Giải:
Áp dụng định lý Pitago cho hai tam giác vuông OHB và OKD ta có:
 OH2 + HB2 = OB2 = R2 (1)
	OK2 + KD2 = OD2 = R2 (2)
	Từ (1) và (2) ta suy ra: 
	OH2 + HB2 = OK2 + KD2 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (15’)
-GV: Giới thiệu và cùng HS giải quyết bài tập ?1.
-GV: Với điều kiện AB = CD các em hãy so sánh HB và KD.
-GV: HB = KD thì 
HB2 = KD2 ?
-GV: Từ OH2 + HB2 
= OK2 + KD2 với HB2 = KD2 ta suy ra được điều gì?
-GV: Làm ngược lại ở câu b của bài tập ?1.
-GV: Sau khi làm xong ?1, GV giới thiệu định lý 1.
-GV: Giới thiệu và cùng HS giải quyết bài tập ?2.
Với điều kiện AB > CD. Các em hãy so sánh HB và KD.
-GV: HB > KD. Hãy so sánh HB2 và KD2 ?
Từ OH2 + HB2 = OK2 + KD2 với HB2 > KD2 ta suy ra được điều gì?
-GV: Làm ngược lại ở câu b của bài tập ?2.
-GV: Sau khi làm xong ?2, GV giới thiệu định lý 2.
Hoạt động 3: (8’)
-GV: Cho HS vận dụng hai định lý vừa học để trả lời bài tập ?3 theo nhóm.
-HS: Chú ý theo dõi.
-HS: AB = CD 
 HB = KD
(theo định lý 2 của bài 2)
-HS: HB2 = KD2 
-HS: Suy ra: OH2 = OK2 
 OH = OK
-HS: Trả lời như trên.
-HS: Chú ý và nhắc lại
-HS: Chú ý theo dõi.
-HS: AB > CD 
 HB > KD
(theo định lý 2 của bài 2)
HB2 > KD2 
Suy ra: OH2 < OK2 
 OH < OK
-HS: Trả lời như trên.
-HS: Chú ý và nhắc lại
-HS: Thảo luận
2. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây: 
?1: (sgk)
Định lý 1: Trong một đường tròn:
a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
b) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
?2: (sgk)
Định lý 2:Trong hai dây của một đường tròn:
a)Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
b)Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.
?3: O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
a) Vì OD > OE nên AB < AC
b) Vì OE = OF nên BC = AC
 4. Củng cố: (5’)
 	- GV cho HS nhắc lại hai định lý vừa học.
 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’)
 	- Về nhà học bài theo vở ghi, làm các bài tập 12 đến 15.
 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTuan 12 Tiet 23 Lien he khoang cach tu tam den dayNH20142015.docx