Giáo án Hình học 7 - Tiết 63: Tính chất ba đường cao của tam giác - Hà Văn Việt
3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân:
Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.
Ngược lại, nếu hai trong bốn đường trên cùng xuất phát từ một đỉnh của một tam giác mà trùng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là 4 điểm trùng nhau.
Ngày Soạn: 11 – 04 – 2014 Ngày dạy: 19 – 04 – 2014 Ngy Soạn: 19 – 10 – 2012 Ngy dạy: 26 – 10 – 2012 Tuần: 34 Tiết: 63 §9. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm đường cao của một tam giác và thấy mỗi tam giác có ba đường cao. Cần lưu ý nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù. 2. Kĩ năng: - Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của một tam giác luôn đi qua một điểm. - Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học, vận dụng vào thực tế. II. Chuẩn Bị: - GV: Thước thẳng, êke. - HS: Thước thẳng, êke. III. Phương pháp: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. IV. Tiến Trình: 1. Ổn định lớp: 7A5: ......../.............. 7A6: ./.. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen vào lúc học bài mới. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Đường cao của tam giác: (10’) GV giới thiệu thế nào là đường cao của tam giác. HS chú ý theo dõi. 1. Đường cao của tam giác: - AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A của rABC. - Mỗi tam giác có ba đường cao. Hoạt động 2: Tính chất ba đường cao của tam giác: (10’) GV cho HS lên bảng vẽ hai đường cao còn lại. GV giới thiệu các vị trí đặc biệt của trực tâm. GV yêu cầu HS rút ra kết luận gì về giao điểm của ba đường cao của tam giác. HS lên bảng vẽ, các em còn lại vẽ vào vở. HS rút ra kết luận 2. Tính chất ba đường cao của tam giác: Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. H là trực tâm của rABC. Hoạt động 3: Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân: (15’) GV vẽ hình và giới thiệu t.chất như trong SGK. GV giới thiệu những cách chứng minh một tam giác là tam giác cân. GV giới thiệu các điểm trùng nhau trong tam giác đều. HS vẽ hình và chú ý theo dõi. HS chú ý theo dõi và đọc nhận xét trong SGK. HS chú ý theo dõi. 3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó. Ngược lại, nếu hai trong bốn đường trên cùng xuất phát từ một đỉnh của một tam giác mà trùng nhau thì tam giác đó là tam giác cân. Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là 4 điểm trùng nhau. 4. Củng Cố: (7’) - GV cho HS chứng minh nhận xét trong SGK. 5. Dặn Dò: (3’) - Về nhà học bài theo vở ghi và SGK. - Làm các bài tập 58, 59, 60. 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
File đính kèm:
- HH7T63.doc