Giáo án Hình học 11 tiết 16: Đường thẳng và mặt phẳng song song (t1)
BÀI 3: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
• Biết được khái niệm và điều kiện đường thẳng song song với mặt phẳng.
• Biết định lí “ Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a ”
2. Về kỹ năng:
• Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
• Biết cách vẽ đường thẳng song song với mặt phẳng, chứng minh một đường thẳng song song với mặt phẳng.
• Biết dựa vào các định lí trên xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.
3. Về tư duy, thái độ:
• Phát triển tư duy logic, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức mới.
• Rèn luyện tính cẩn thận, tích cực hoạt động của học sinh, liên hệ được kiến thức vào trong thực tế.
Tuần dạy: 15 Ngày soạn: 22/11/2014 Tiết PPCT: 16 Ngày dạy: 25/11/2014 BÀI 3: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Biết được khái niệm và điều kiện đường thẳng song song với mặt phẳng. Biết định lí “ Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a ” 2. Về kỹ năng: Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng. Biết cách vẽ đường thẳng song song với mặt phẳng, chứng minh một đường thẳng song song với mặt phẳng. Biết dựa vào các định lí trên xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản. 3. Về tư duy, thái độ: Phát triển tư duy logic, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức mới. Rèn luyện tính cẩn thận, tích cực hoạt động của học sinh, liên hệ được kiến thức vào trong thực tế. II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, phấn... 2. Học sinh: xem bài trước, SGK, viết III. Phương pháp dạy học: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải. IV. Tiến trình của bài học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thang, AB là đáy lớn, M là một điểm thuộc đoạn SC. Tìm giao điểm của (AMC) với SD. 3. Bài mới: Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng GV: Dùng hình ảnh cây bút và quyển sách để minh họa cho đường thẳng và mặt phẳng trong không gian và cho HS trả lời các trường hợp. Thực hiện HĐ1 –Sgk / 60 - Hãy chỉ ra trong phòng học các đường thẳng song song ? - Hãy chỉ ra trong phòng học các đường thẳng song song với mặt phẳng? HS: Quan sát phòng học để trả lời HĐ1. I. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian a Ì (a) a //(a) Hoạt động 2: Các định lý và tính chất GV: Nêu phương pháp chứng minh đt // mp? HS: Dựa vào định lí 1 trả lời. Thực hiện HĐ1 GV: Hãy vẽ hình? GV: Hướng dẫn HS chứng minh NM //(BCD). GV: Hướng dẫn HS nắm được cách chứng minh hai đường thẳng song song bằng định lý 2. GV: Mô tả bằng mô hình. HS: Chú ý quan sát, ghi nhận. II. Tính chất: Định lí 1: Nếu đường thẳng d không nằm trên mặt phẳng (a) và song song với một đường thẳng nào đó nằm trên mp (a) thì đường thẳng d song song với mặt phẳng (a). Định lí 2: Cho đường thẳng d // (a). Nếu mặt phẳng (b) đi qua d và cắt mặt phẳng (a) thì giao tuyến của chúng song song với d Hệ quả: Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng song song với đường thẳng đó. Chú ý: Hệ quả của định lý 2 (đây là phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng ) 4. Củng cố: - Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng - Giao tuyến của mặt phẳng đi qua một đường thẳng song song với mặt phẳng đã cho 5. Dặn dò: - Học kĩ lý thuyết. - Làm bài 1/63 sgk - Xem trước phần còn lại. 6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Hinh Hoc 11Duong thang va mat phang song song.doc