Giáo án Hình 9

A. Mục tiêu :

 - Kiến thức: Biết thiết lập các hệ thức: b2 = a.b'; c2 = a.c'; h2= b'.c'. Hiểu cách chứng minh các hệ thức về cạnh và đ¬ường cao trong tam giác vuông.

 - Kĩ năng: Biết vận dụng các hệ thức trên để giải một số bài tập .

 - Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, lòng yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị:

 GV : - Soạn bài , đọc kỹ bài soạn, bảng phụ vẽ hình 1; 2 và các hệ thức .

 HS :- Ôn lại các kiến thức về tam giác đồng dạng.

C. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các tr¬ờng hợp đồng dạng của hai tam giác vuông?

- Cho tam giác vuông ABC (  = 900 ) kẻ đ¬ờng cao AH . Nêu các cặp tam giác đồng dạng từ đó suy ra AC2=BC.CH; AB2=BC.CH

HD:

Nếu hai tam giác HAB và ABC đồng dạng thì AB2=BC.CH

Nếu hai tam giác HAC và ABC đồng dạng thì AC2=BC.CH

 

Nếu đặt AB=c; AC=b; BC=a; BH=c'; CH=b'; AH=h khi đó các đẳng thức trên được thể hiện như thế nào?

GV: Đặt vấn đề vào bài

 

 

doc157 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MOB, MOC kề bù nên OE là tia phân giác của góc MOC
0.25
Chúng minh OME = OCE ( c.g.c)
0.25
=> => EC OC
0.25
Mà OC là bán kính của (O) nên EC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
0.25
3
(1,0đ)
BDBC, CEBC => BD//CE
0.25
=> 
0.25
Do BD = DM, CE = EM (Tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)
=> 
0.5
- GV nhận xét bài kiểm tra về các mặt:
 + Ưu điểm.
 + Nhược điểm.
 + Cách trình bày.
- HS nghe GV trình bày.
- GV yêu cầu các HS lên chữa từng phần đối với phần hình học của bài kiểm tra.
- GV nhận xét sau mỗi phần, chốt lại cách giải, cách trình bày.
- Yêu cầu HS đối chiếu kết quả từng bài và chữa vào vở bài tập.
- HS khá lên chữa bài kiểm tra, mỗi HS một phần.
- Các HS khá theo dõi, nhận xét sau mỗi bài giải.
- HS đối chiếu lời giải và chữa vào vở bài tập.
4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Làm lại bài kiểm vào vở
- Xem trước tiết 33
Tuần 20
Tiết 33
Ngày soạn: 02/01/2012
Ngày dạy: 05/01/2012
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN 
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS nắm được 3 vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau (tiếp điểm nằm trên đường nối tâm), tính chất của hai đường tròn cắt nhau (hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm). Biết vận dụng tính chất hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
- Kĩ năng: Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận cho HS.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên: Thước thẳng, com pa, ê ke, phấn màu
- Học sinh: Ôn tập định lí, sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn. Thứơc kẻ, com pa.
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ : 
Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn . 
Vẽ hai đường tròn (O ; R ) và (O’; r) nêu các vị trí tương đối có thể xảy ra . 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG 
- GV đặt vấn đề sau đó yêu cầu HS thực hiện ? 1 ( sgk ) rồi rút ra nhận xét 
- Hai đường tròn có thể có bao nhiêu điểm chung ® ta có các vị trí tương đối như thế nào ? 
- GV yêu cầu HS nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn sau đó treo bảng phụ minh hoạ từng trường hợp sau đó giới thiệu các khái niệm mới . 
- Hai đường tròn cắt nhau khi nào ? vẽ hình minh hoạ . Nêu các khái niệm ? 
- Hai đường tròn tiếp xúc nau khi nào ? vẽ hình minh hoạ và nêu tiếp điểm . Có mấy trường hợp xảy ra ? 
- GV treo bảng phụ giới thiệu các trường hợp và khái niệm . 
- Khi nào hai đường tròn không giao nhau . Lúc đó chúng có điểm chung không . Vẽ hình minh hoạ , có mấy trường hợp xảy ra ? 
1.Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
? 1 ( sgk ) 
- Hai đường tròn phân biệt ® có 3 vị trí tương đối : Có hai điểm chung ; có 1 điểm chung ; không có điểm chung nào .
+ Hai đường tròn có hai điểm chung ® cắt nhau . 
( O : R ) và (O ; r ) có 
hai điểm chung A và B ->(O) cắt (O’) tại A và B 
A , B là giao điểm , AB là 
dây chung 
+ Hai đường tròn có 1 điểm chung ® Tiếp xúc nhau 
( có hai trường hợp xảy ra : tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong )
(O ; R ) và (O’; r) có 1 điểm chung A ® (O) tiếp xúc (O’) tại A . A là tiếp điểm . 
+ Hai đường tròn không có điểm chung ® không giao nhau : ( có hai trường hợp ) 
( O ; R ) và (O ; r) không có điểm chung ® (O) và (O’) không giao nhau
2 .Tính chất đường nối tâm
- GV vẽ hình (O ; R ) và ( O’ ; r ) sau đó giới thiệu khái niệm đường nối tâm OO’ và các tính chất . 
- GV cho HS quan sát hình 85 , 86 ( sgk ) sau đó trả lời ? 1 ( sgk ) từ đó rút ra nhận xét .
- Em có thể phát biểu thành định lý về đường nối tâm . 
- GV cho HS phát biểu lại định lý sau đó nêu cách chứng minh định lý . GV HD lại sau đó cho HS về nhà chứng minh . 
- GV đưa ra ? 3 ( sgk ) gọi HS đọc đề bài sau đó vẽ hình và nêu cách chứng minh . 
2 .Tính chất đường nối tâm
Cho (O ; R ) và (O’ ; r) có O ¹ O’ ® OO’ gọi là đường nối tâm , đoạn OO’ gọi là đoạn nối tâm . OO’ là trục đối xứng của hình gồm cả (O) và (O’) 
? 2 ( sgk ) 
+ Có OA = OB = R ® O Î d là trung trực của AB 
Có O’A = O’B = r ® O’ Î d là trung trực của AB 
Vậy O , O’ Î d là trung trực của AB . 
+ A nằm trên đường nối tâm OO’ nếu (O) tiếp xúc với (O’) . 
Định lý ( sgk ) 
( HS cm ) 
? 3 ( sgk ) 
A , B Î (O) và (O’) 
® (O) cắt (O’) tại 2 điểm 
OO’ là trung trực của AB 
® IA = IB 
D ACD có OO’ là đường TB ® OO’ // CD (1) 
D ACB có OI là đường TB ® OI // BC (2) 
Từ (1) và (2) ® BC // OO’ và B , C , D thẳng hàng
4. Củng cố: 
Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn . Tính chất đường nối tâm .
Phát biểu định lý về đường nối tâm của hai đường tròn . 
Nêu cách chứng minh bài tập 33 ( sgk ) - HS chứng minh , GV HD lại và chứng minh . 
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 Học thuộc bài , nắm chắc các vị trí tương đối của hai đường tròn , các tính chất của đường nối tâm .
Giải bài tập ( sgk - 11 9 ) BT 33 , 34 
BT 34 ( áp dụng ? 3 và Pita go ) 
Tuần 20
Tiết 34
Ngày soạn: 04/01/2012
Ngày dạy: 07/01/2012
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:-HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của 2 đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của 2 đường tròn - Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn 
- Kĩ năng:-HS biết vẽ 2 đường tròn tiếp xúc ngoài ,tiếp xúc trong , tiếp tuyến chung của hai đường tròn ,biết xác định vị trí tương đối của 2 đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. HS thấy được hình ảnh của 1 số vị trí tương đối của 2 đường tròn trong thực tế .
- Thái độ:HS tự giác tích cực trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ vẽ sẵn các vị trí tương đối của 2 đường tròn, tiếp tuyến chung của 2 đường tròn, hình ảnh của 1 số vị trí tương đối của 2 đường tròn trong thực tế, Thước thẳng, eke, compa, phấn màu.
 HS: Ôn tập bất đẳng thức tam giác, tìm hiểu các đồ vật có hình dạng và kết cấu liên quan tới những vị trí tương đối của 2 đường tròn, thước thẳng, bút chì.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 ?.1 Nêu các vị trí tương đối giữa 2 đường tròn .
 ?.2 Phát biểu tính chất của đường nối tâm ,định lí về 2 đường tròn cắt nhau,hai đường tròn tiếp xúc nhau.
*Trả lời :SGK
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG 
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn vị trí 2 đường tròn cắt nhau.
? Em có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm OO/ với các bán kính R,r.
HS: R-r< OO/ <R+r( bất đẳng thức tam giác )
?Để chứng minh (O;R) cắt (O/;r) ta chứng minh điều gì.
HS: R-r< OO/ <R+r
GV treo bảng phụ vẽ sẵn vị trí tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong của 2 đường tròn .
? Hãy tính OO/ rồi nêu mối quan hệ giữa OO/ với các bán kính .
HS: OO/ =OA+OA/ =R+r
 Quan hệ OO/=R+r
? Hãy tính OO/ rồi nêu mối quan hệ giữa OO/ với các bán kính .
HS: OO/=OA-O/A Hay OO/ =R-r
?Để chứng minh (O;R) tiếp xúc trong (ngoài) với (O;r) ta chứng minh điều gì .
HS: OO/ =R-r(OO/ <R+r)
GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 
a) ? Hãy tính OO/ ?Rút ra mối quan hệ giữa OO/ với các bán kính R,r?
HS:OO/=OA+AB+BO/=R+AB+r
OO/ > R + r
b);c) Thực hiện tương tự a)
HS: OO/=OA-AB-O/A=R-r-AB
OO/ > R - r
HS: OO/ =O
? Để chứng minh (O;R) và (O/ ;r) ngoài nhau hoặc đựng nhau hoặc đồng tâm ta chứng minh điều gì .
 HS: OO/ > R + r hoặc OO/ > R - r hoặc 
 OO/ =O
-GV nêu khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn rồi yêu cầu 4 nhóm thảo luận và vẽ tiếp tuyến vào các hình vẽ phần hệ thức .
?Hãy thực hiện ?.3
HS: thảo luận nhóm và vẽ được tt
I .Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
1.Hai đường tròn cắt nhau:
2 .Hai đường tròn tiếp xúc nhau :
a) Tiếp xúc ngoài:
b)Tiếp xúc trong:
3 .Hai đường tròn không giao nhau:
a) Ngoài nhau:
b) Đựng nhau: c) Đồng tâm
II.Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn : 
là đường thẳng tiếp xúc với cả 2 đường tròn đó.
?.3
-H 97a: Tiếp tuyến chung ngoài :d1và d2-TT chung trong : m
-H 97b:Tiếp tuyến chung ngoài : d1và d2
-H 97c: Tiếp tuyến chung ngoài :d
-H 97d: Không có tiếp tuyến chung
4 .Luyện tập củng cố :
Bài tập 35 : Học sinh thảo luận nhóm và điền vào chổ trống 
Vị trí tương đối của 2 đường tròn 
Số điểm chung
Hệ thức giữa d,R,r
(O;R) đựng (O/;r)
0
d<R-r
Ở ngoài nhau
0
d> R-r
Tiếp xúc trong 
1
d=R-r
Tiếp xúc ngoài 
1
d =R+ r
Cắt nhau
2
R-r<d<R+r
5 .Hướng dẫn học ở nhà :
-Học thuộc bài và xem kĩ các bài tập đã giải.
-Làm bài tập 36,37,38,39 SGK
Tuần 21
Tiết 35
Ngày soạn: 09/01/2012
Ngày dạy: 12/01/2012
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Kiến thức :- HS được củng cố các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, tính chất của đường nối tâm, tiếp tuyến chung của 2 đường tròn.
- Kĩ năng : -HS được rèn kĩ năng vẽ hình , phân tích chứng minh thông qua các bài tập. 
	 -HS thấy được ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của 2 đường tròn, của đường thẳng và đường tròn.
- Thái độ : HS nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: hình vẽ 99,100,101,102,103 sgk, thước thẳng, eke, compa, phấn màu.
HS: Ôn các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn , thước thẳng, compa.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
?.1 Điền vào ô trống trong bảng sau:
R
r
D
Hệ thức
Vị trí tương đối
4
2
6
d =R +r
Tiếp xúc ngoài 
3
1
2
d = R-r
Tiếp xúc trong
5
2
3,5
R-r<d<R+r
Cắt nhau
3
0<r<2
5
d > R+r
ở ngoài nhau
5
2
1,5
d < R-r
Đựng nhau
2) a) Hai đường tròn tiếp xúc nhau
-O/C//OD( do đồng vị)
- O/C là đường trung bình của tam giác AOD( do O/C//ODvà O/A= OO/ nên CA=CD)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
-GV treo bảng phụ vẽ hình 
?Đường tròn (O/;1cm) tiếp xúc ngoài với (O;3cm) thì O O/ bằng bao nhiêu 
HS: O O/ =3+1=4cm
Vậy các tâm O/ nằm trên đường nào ?
HS: Nằm trên (O;4cm)
? Các(I;1cm) tiếp xúc trong với (o;3cm) thì OI bằng bao nhiêu.
HS:OI=3-1=2cm
? Vậy các tâm I nằm trên đường nào
HS: nằm trên (O;2cm)
-GV treo bảng phụ vẽ sẳn hình và hướng dẫn học sinh vẽ hình 
?Để chứng minh ta chứng minh điều gì.
HS: chứng minh tam giác ABC vuông tại A
? Để chứng minh tam giác ABC vuông tại A ta chứng minh điều gì ?Vì sao?
H

File đính kèm:

  • docGIAO AN HINH HOC 9 1415.doc