Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 Tiết 2 bài 2: tự chủ

1- MỤC TIÊU :

a- Kiến thức:

- Hiểu thế nào là tự chủ.

- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.Nêu được một vài ví dụ.

- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ

b- Kĩ năng:

- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.

*. GD kĩ năng sống:

 - Kĩ năng tự ra quyết định ( biết ra quyết định hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ)

 - Kĩ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè.

 - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân.

 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

c- Thái độ:

- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

a- Giáo viên:- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.

- Tìm những tấm gương, ví dụ về tính tự chủ.

b- Học sinh: - Học, làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

a- Tổ chức

b- Kiểm tra bài cũ: (5’)

 1. Thế nào là chí công vô tư ? Biểu hiện của chí công vô tư ?

 2. Tìm những câu tục ngữ, ca dao ,danh ngôn nói về chí công vô tư ?

*Giới thiệu bài

c. Dạy nội dung bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 Tiết 2 bài 2: tự chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 22/08/2014 
Tiết 2. Bài 2: TỰ CHỦ
1- MỤC TIÊU :
a- Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tự chủ. 
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.Nêu được một vài ví dụ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ
b- Kĩ năng:
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
*. GD kĩ năng sống:
	- Kĩ năng tự ra quyết định ( biết ra quyết định hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ)
	- Kĩ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè.
	- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân.
	- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. 
c- Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
a- Giáo viên:- SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm những tấm gương, ví dụ về tính tự chủ.
b- Học sinh: - Học, làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a- Tổ chức
b- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 1. Thế nào là chí công vô tư ? Biểu hiện của chí công vô tư ?
 2. Tìm những câu tục ngữ, ca dao ,danh ngôn nói về chí công vô tư ?
*Giới thiệu bài
c. Dạy nội dung bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 Hoạt động 1
 Tìm hiểu các câu chuyện của mục đặt vấn đề
 */ Thảo luận nhóm
 Nhóm 1
-Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào ?
-Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
-Qua những việc làm đó em hiểu bà Tâm là người như thế nào?
 Nhóm 2 :
-N đã từ một H/S ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? 
-Vì sao N lại có kết cục như vậy ?
-Qua 2 câu chuyện bà Tâm và N em có nhận xét gì ?
-Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn sẽ xử lí như thế nào ?
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu nội dung bài học
-Vậy qua tìm hiểu câu truyện về bà Tâm em hiểu thế nào là tự chủ ?
Nhấn mạnh :
Trước mọi sự việc người có tính tự chủ thường bình tĩnh không nóng nảy, không vội vàng, gặp khó khăn không sợ hãi, không chán nản. Trong cư sử thường ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự… luôn biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình.
--Em hãy cho cô biết vì sao chúng ta cần có tính tự chủ ?
-Vậy tự chủ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
Tìm những biểu hiện tự chủ và thiếu tự chủ ?
 Đội 1 : Tìm những biểu hiện về tự chủ ( Không nóng nảy, không vội vàng. Chín chắn, tự tin, ôn hoà, kiềm chế, bình tĩnh, mềm mỏng…
- Đội 2 : Tìm những biểu hiện thiếu tự chủ ( Vội vàng, nóng nảy, sợ hãi, chán nản, không vững vàng, cáu gắt, hoang mang, gây gổ)
Lấy ví dụ cụ thể về tính tự chủ trong học tập, lao động ?
-Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng bạn sẽ xử sự như thế nào ?
-Khi có người rủ em làm điều gì đó sai trái em sẽ làm gì ?
-Vậy muốn trở thành người có tính tự chủ chúng ta cần rèn luyện như thế nào?
-Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
-Em hãy giải thích câu ca dao trong SGK ?
 Hoạt động 3
 Hướng dẫn HS làm bài tập SGK
Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi sắm vai ( GV nêu yêu cầu và gợi ý về diễn xuất )
Một bạn đang học bài, một bạn đến rủ đi chơi… không đi…
Nhận xét, đánh giá tiểu phẩm
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I- ĐẶT VẤN ĐỀ: (10’)
 1- Một người mẹ:
 2- Chuyện của N:
=> - Bà Tâm là người có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan ,chán nản, vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và người khác.
 - Còn N không có đức tính tự chủ ,thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
HS nêu ý kiến :
-> Động viên , gần gũi, giúp đỡ bạn hòa hợp với lớp, với cộng đồng để họ trở thành người tốt. Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N.
II- NỘI DUNG BÀI HỌC: (15’)
1- Khái niệm tự chủ:
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin biết điều chỉnh hành vi của mình.
2- Ý nghĩa:
- Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người chúng ta biết sống một cách đúng đắn, cư xử có đạo lý, có văn hoá. Đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
HS liên hệ thực tế, trả lời cá nhân :
- Không làm những việc xấu khi bạn rủ rê
- Thái độ bình tĩnh, tự tin trong học tập.
- Biết điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kểm tra, đánh giá bản thân mình…
3- Rèn luyện tính tự chủ:
- Tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem lại tháI độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
III- BÀI TẬP: (8’)
 1. Bài tập 1: ( SGK – 8 )
- Đồng ý với những ý: a, b, d, e.
 2- Bài tập 3 : ( SGK- 8)
3- Sắm vai:
 d. Củng cố, luyện tập: ( 6’) 
 GV : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học:
?- Thế nào là tự chủ ?	
?- ý nghĩa, cách rèn luyện tính tự chủ?
 GV : Tổ chức cho HS liên hệ thực tế, rèn luyện tính tự chủ : ( Treo bảng phụ )
 Chia lớp thành 3 nhóm tổ chức cho HS tham gia thảo luận để liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày về tính tự chủ.
 - Nhóm 1 : Giải quyết tình huống có thể gặp ở nhà ( nêu cách ứng xử phù hợp ):
 a) Đi học về nhà đói, mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm.
 b) Bố mẹ đi vắng ở nhà một mình trông em.
 - Nhóm 2 : Giải quyết tình huống có thể gặp ở trường ( nêu cách ứng xử phù hợp ) :
 a) Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài.
 b) Em làm bài thủ công rất đẹp, được điểm cao nhưng cô giáo cho rằng em nhờ bố mẹ làm.
 - Nhóm 3 : Tình huống gặp ngoài xã hội :
 a) Nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các loại giấy tờ.
 b) Bị một người đi đường đâm vào xe của mình làm mình bị ngã. 
.
d- Hướng dẫn H/S đọc và làm bài tập ở nhà: (1’)
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 4 trang 8- Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính tự chủ 
- Đọc trước bài 3 : Dân chủ và kỉ luật

File đính kèm:

  • docTiet 2Bai 2TU CHU.doc