Giáo án Ngoại khóa GDCD: Cảm thông và chia sẻ (lớp 9, tiết 33)

CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

(Lớp 9, tiết 33)

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, HS có thể:

- Hiểu được ý nghĩa của việc cảm thông chia sẻ với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Biết cảm thông với những đau khổ, khó khăn, mất mát của người khác và biết cách bày tỏ sự cảm thông chia sẻ trong những tình huống phổ biến của cuộc sống hàng ngày.

II. Tài liệu và phương tiện

- Bài hát về biển, giấy báo cũ, mỗi nhóm 1 tờ để chơi trò chơi “Vượt biển an toàn”.

- Một số đồ dùng để đóng vai

- Giấy to, bút dạ

III. Gợi ý các hoạt động

Khởi động: Trò chơi “Vượt biển an toàn”

a) Chuẩn bị

- 01 khoảng rộng

- Mỗi nhóm có một tờ giấy báo, tượng trưng cho thuyền của nhóm

- Bài hát về biển

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoại khóa GDCD: Cảm thông và chia sẻ (lớp 9, tiết 33), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
(Lớp 9, tiết 33) 
I. Mục tiêu
Học xong chủ đề này, HS có thể:
- Hiểu được ý nghĩa của việc cảm thông chia sẻ với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Biết cảm thông với những đau khổ, khó khăn, mất mát của người khác và biết cách bày tỏ sự cảm thông chia sẻ trong những tình huống phổ biến của cuộc sống hàng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện
- Bài hát về biển, giấy báo cũ, mỗi nhóm 1 tờ để chơi trò chơi “Vượt biển an toàn”.
- Một số đồ dùng để đóng vai
- Giấy to, bút dạ
III. Gợi ý các hoạt động
Khởi động: Trò chơi “Vượt biển an toàn”
a) Chuẩn bị
- 01 khoảng rộng
- Mỗi nhóm có một tờ giấy báo, tượng trưng cho thuyền của nhóm
- Bài hát về biển
b) Cách chơi
Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 em. Phát cho mỗi nhóm một tờ báo và quy định khoảng sân là “biển” còn tờ báo là “thuyền” để vượt biển. Bắt đầu chơi, tất cả vừa hát một bài hát về biển, vừa đi lại trong sân chơi như đang bơi trên biển. Khi người điều khiển hô “Bão biển”, tất cả mọi người phải chạy ngay về thuyền của mình, nhưng làm sao cho cả nhóm phải đúng gọn trong thuyền. Ai bị rơi một chân ra ngoài thuyền, coi như chết đuối. Khi tiếng hát lại cất lên báo hiệu bão đã tan, biển lại bình yên, mọi người lại tiếp tục bơi. Nhưng thuyền sau cơn bão đã bị rách, chỉ còn một nửa (các nhóm phải gập đôi tờ báo lại). Và khi có hiệu lệnh “bão biển”, mọi người lại phải chạy về thuyền, Trò chơi cứ tiếp tục như vậy nhưng càng về sau càng khó khăn vì thuyền càng nhỏ lại nên mọi người phải biết cách đoàn kết, chia sẻ, hợp tác với nhau đúng như thế nào để không ai bị rơi ra khỏi thuyền. Nhóm nào bảo tồn được số người đến cuối cùng, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Thảo luận chung
- Vì sao nhómlại thắng trong cuộc chơi ?
- Trò chơi muốn nói lên điều gì ?
Hoạt động 1: Ai là những người cần cảm thông, chia sẻ ?
- Giáo viên nêu câu hỏi động não: Những người nào trong xã hội là các đối tượng mà chúng ta cần cảm thông, chia sẽ ? Vì sao ?
- HS suy nghĩ và lần lượt nêu ý kiến
- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng, loại trừ các ý kiến trùng lặp
- Kết luận: Trong xã hội ta vẫn còn một số người đang phải sống khó khăn, vất vả, thiệt thòi hơn những người khác. Chẳng hạn như: người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người nhiễm HIV và các bệnh hiểm nghèo Họ rất cần được cảm thông, chia sẻ của cộng đồng. Không những họ, mà bất cứ ai trong cuộc sống cũng có những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn, khổ đau, buồn chán như: bị thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn giao thông, bị mất người thân, thi trượt, bị mất việc làm, thất bại trong tình yêu, gia đình tan vỡ, Những lúc như vậy, sự cảm thông, chia sẻ, động viên của bạn bè, người thân là rất cần thiết.
Hoạt động 2: Bày tỏ sự cảm thông chia sẻ
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ và phân công mỗi nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và đóng vai bày tỏ sự cảm thông chia sẻ trong một tình huống cụ thể.
Tình huống 1: Đóng vai bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với người đang đau khổ tuyệt vọng vì phát hiện nhiễm HIV
Tình huống 2: Đóng vai bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với bạn vừa bị tai nạn giao thông, phải nằm viện
Tình huống 3: Đóng vai bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với gia đình người hàng xóm mới bị hỏa hoạn, mất hết nhà cửa, đồ đạc.
Tình huống 4: Đóng vai bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với bạn có người thân trong gia đình nghiện ma túy.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai
- Thảo luận lớp theo các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè, người thân trong mỗi trường hợp ?
+ Chúng ta cần chú ý những gì khi bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với người khác ?
+ Sự cảm thông, chia sẻ cần dựa trên cơ sở nào ?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của sự cảm thông, chia sẻ và cách nhận sự cảm thông, chia sẻ của người khác
- Giáo viên yêu cầu học sinh hồi tưởng lại về những giai đoạn, thời điểm các em gặp khó khăn, hoạn nạnvà đã được hoặc không được sự cảm thông, chia sẻ của những người xung quanh. Yêu cầu học sinh kể lại cảm xúc của em như thế nào khi đó.
- HS hồi tưởng và kể lại
- GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận lớp
+ Sự cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa như thế nào khi chúng ta gặp khó khăn, hoạn nạn ?
+ Chúng ta cần làm gì khi nhận được sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của những người xung quanh những lúc chúng ta gặp khó khăn, hoạn nạn ?
Kết luận chung
- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn và cần đến sự cảm thông, chia sẻ của bạn bè, người thân và những người xung quanh. Sự cảm thông, chia sẻ sẽ giúp cho con người giảm bớt nỗi đau, vững tin hơn vào cuộc sống, có thêm sức mạnh, vượt qua khó khăn.
- Sự cảm thông chia sẻ phải dựa trên lòng nhân ái, sự tôn trọng, chân thành, thiện chí.
- Cách bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ phải phù hợp với:
+ Tình huống, trường hợp cụ thể
+ Đặc điểm của đối tượng
+ Mối quan hệ giữa hai người: người cảm thông, chia sẽ với người được cảm thông, chia sẻ.
+
- Tuy nhiên, nhìn chung cần phải:
+ Gần gũi, gợi mở để đối tượng có thể nói ra được những khó khăn, hoạn nạn họ đang phải đối mặt hoặc vừa phải trải qua. Trong trường hợp nếu đối tượng không muốn người khác biết về những nỗi đau của mình thì cũng không nên ép buộc họ.
+ An ủi, động viên họ không nên quá đau buồn, chán nản
+ Gợi ý cho họ những cách giải quyết, đưa ra những lời khuyên đối với họ.
- Khi nhận được sự cảm thông, chia sẽ, giúp đỡ chân tình của những người xung quanh, chúng ta nên cởi mở đón nhận mà không nên lạnh lùng hoặc thẳng thừng từ chối, làm họ bị tổn thương.

File đính kèm:

  • docCẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ tiết 33.doc