Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 20- Tuần 23

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Kiến thức: Giúp Hs:

 - Hiểu nội dung sống và làm việc có kế hoạch; ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, mơ ước của bản thân và nhu cầu của người lao động trong giai đoạn công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

 2.Kĩ năng:

 - Hình thành ở học sinh kĩ năng làm việc có kế hoạch, tự xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả học tập theo kế hoạch.

 3.Thái độ:

 - Rèn cho học sinh có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc, có nhu cầu, thói quen sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tùy tiện ở những người xung quanh.

* Các nội dung lồng ghép:

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng về sống và làm việc có kế hoạch.

 - Kĩ năng đạt mục tiêu; kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để xây dựng kế hoạch và thực hiện sống và làm việc có kế hoạch

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

 - Nghiên cứu điển hình

 - Thảo luận nhóm.

 - Thực hành xây dựng kế hoạch học tập, làm việc.

 

docx11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 20- Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc đột xuất cần đặc biệt nhớ, tránh bị quên (những công việc có thể thay đổi lịch nên ghi rõ)
- Không dài, dễ nhớ.
- Đầy đủ nội dung, đ ảm bảo cân đối, toàn diện các hoạt động.
- Hiệu quả cao, khoa học hơn.
? Theo em những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch?
Có lợi
Có hại
- Rèn luyện ý chí nghị lực
- Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì.
- Kết quả rèn luyện ,học tập tốt
-Thầy cô, cha mẹ yêu quý…
-Anh hưởng đến người khác.
-Việc làm tùy tiện
-Kết quả công việc kém…
? Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta gặp những khó khăn gì?
- Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn, đấu tranh với cám dỗ bên ngoài
? Hãy kể một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch?
Gv: cho học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến
- Bạn A thực hiện đúng giờ học buổi tối theo kế hoạch, mặc dù hôm đó có phim hay.
- Bạn B đều đặn giúp mẹ nấu cơm, mặc dù có bạn đến rủ đi chơi.
? Bản thân em đã sống và làm việc có kế hoạch chưa.
Gv: Từ làm việc có kế hoạch thì học tập và làm việc có hiệu quả cao hơn và các em sẽ được cha mẹ, thầy cô quý mến hơn, đồng thời các em cũng có tương lai tốt đẹp hơn và là con người có lối sống lành mạnh.
? Yêu cầu của kế hoạch phải như thế nào?
- Rõ ràng mang tính khoa học, phù hợp với hoàn cảnh
? Làm việc có kế hoạch thường mang lại ý nghĩa gì?
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm được thời gian, công sức, đạt kết quả cao trong công việc.
- Giúp ta chủ động trong công việc, trong cuộc sống và thực hiện được mục đích đề ra.
- Là yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, giúp ta thích ghi được với cuộc sống hiện đại.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
? Là học sinh em cần rèn luyện tính sống và làm việc có kế hoạch như thế nào?
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc không có kế hoạch.
- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo
- Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sông tùy tiện, không có kế hoạch.
? Em hãy tìm câu tục ngữ nói về chủ đề bài học.
- Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước.
- Lời nói mà suy nghĩ trước thì không bị vấp váp.
- Việc làm mà tính trước không bị thất bại.
- Tính nết có định trước mới tránh được lỗi lầm.
HĐ2: Bài tập
Cho HS đọc và làm một số bài tập
? Ý kiến của em về việc làm của Phi Hùng? Tác hại của việc làm đó.
- Giải thích câu: 
Việc hôm nay chớ để ngày mai.
2. Biểu hiện:
- Cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình…
3.Vì sao phải làm việc có kế hoạch?
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm được thời gian, công sức, đạt kết quả cao trong công việc.
- Giúp ta chủ động trong công việc, trong cuộc sống và thực hiện được mục đích đề ra.
- Là yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, giúp ta thích ghi được với cuộc sống hiện đại.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
4. Cách rèn luyện.
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc không có kế hoạch.
-Vượt khó, kiên trì, sáng tạo
- Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sông tùy tiện, không có kế hoạch.
II. Bài tập:
Câu 1:Việc làm của Phi Hùng
- Làm việc tùy tiện
- Không thuộc bài
- Kết quả kém
Câu 2:
 Đại ý: Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra.
- Đóng vai theo tình huống sau:
*Tình huống 1:
Bạn Hạnh cẩu thả, tùy tiện, tác phong luộm thuộm ,không có kế hoạch, kết quả học tập kém.
*Tình huống 2:
Bạn Minh cẩn thận, chu đáo ,làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được mọi người quý mến.
3.Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Học thuộc phần 2,3,4
 - làm bài tập còn lại.
 - Xem trước bài: quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	 
 **********************************
Ngày soạn: 10.01.2014 Ngày dạy:18.01.2014
Tuần 22. Tiết 23
 Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ
 GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
 1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
 2. Kĩ năng:
- Giáo dục học sinh tự giác rèn luyện bản thân, biết tự bảo vệ quyền và thực hiện tốt các bổn phận; biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết ơn sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng bổn phận của mình.
* Các nội dung lồng ghép:
II. CÁC KĨ NĂNG KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢCTÍCH HỢP TRONG BÀI
- Kĩ năng tư duy phê phán về các trường hợp thực hiện hoặc vi phạm quyền trẻ em
- Kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng ra quyết định để bảo vệ quyền của mình
- Kĩ năng kiên định; kĩ năng ứng phó kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo dụ dỗ.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
 - Nghiên cứu điển hình.
 - Động não.
 - Đóng vai.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Giáo viên: Giáo án, sách CKTKN, Hiến pháp 1992; Bộ luật dân sự; luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; luật giáo dục.
 2. Học sinh: Soạn bài và làm bài tập. 
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
? Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch ?
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm được thời gian, công sức, đạt kết quả cao trong công việc. (2,5 đ)
- Giúp ta chủ động trong công việc, trong cuộc sống và thực hiện được mục đích đề ra (2,5 đ)
- Là yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao. động trong thời đại công nghiệp hóa, giúp ta thích ghi được với cuộc sống hiện đại. (2,5 đ)
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. (2,5 đ)
2. Bài mới:
 Trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục là vấn cần được quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, của toàn xã hội. Vậy trẻ em được hưởng những quyền gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* Trình tự các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
HS đọc truyện “Một tuổi thơ bất hạnh”
? Trong truyện cho thấy tuổi thơ của Thái diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?
- Phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi
- Hành vi vi phạm pháp luật của Thái là:
- Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi
 Bỏ đi bụi đời
- Chuyên cướp giật (mỗi ngày từ 1-2 lần)
? Hoàn cảnh nào dẫn đến hànhvi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền gì?
*Hoàn cảnh của Thái:
- Bố, mẹ ly hôn khi Thái mới 4 tuổi.
- Bố, mẹ đi tìm hạnh phúc riêng.
- Ở với bà ngoại già yếu.
- Làm thuê vất vả.
* Thái không được hưởng các quyền:
- Không được bố, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo
- Không được đi học, không có nhà ở…
? Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
- Đi học, rèn luyện tốt,vâng lời cô chú, thực hiện tốt quy định của trường.
? Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người? Nếu em ở hoàn cảnh như Thái, em sẽ xử lí như thế nào cho tốt?
*Trách nhiệm của mọi người:
- Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng
-Ra trường giúp Thái hòa nhập với cộng đồng.
- Thái được đi học và có việc làm chính đáng để tự kiếm sống.
- Quan tâm, động viên, không xa lánh
- Ở với mẹ nuôi chịu khó làm việc có tiền để được đi học
- Không nghe theo kẻ xấu
- Vừa đi học, vừa đi làm để có được cuộc sống yên ổn
Gv: Công ước LHQ về quyền trẻ em đã dược Việt Nam tôn trọng và phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung của các quyền cơ bản đó.
Gv: Giới thiệu một số điều luật được ghi vào bảng phụ và treo trên bảng:
- Hiến pháp 1992 trích Điều: 59,61,65,71
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trích Điều: 5,6,7,8.
- Bộ luật dân sự(trích) Điều 37,41,55
- Luật hôn nhân, gia đình 2003 trích Điều: 36,37,92
? Em hãy đọc và chọn nội dung tranh ảnh phù hợp với nội dung của các quyền sau đây:
Nội dung quyền cơ bản của trẻ em VN
Ảnh sgk/39
a.Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
b.Quyền được sống chung với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
c.Quyền được học tập, được vui chơi, giải trí
d.Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
e.Quyền được bảo vệ danh dự, tính mạng và nhân phẩm.
3
2
4
1
3
?Từ đó em thấy trẻ em được hưởng những quyền cơ bản nào?
-Quyền bảo vệ. 
-Quyền chăm sóc.
-Quyền giáo dục.
? Thế nào là quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?
Gv: Các quyền trên của trẻ em là nói lên sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta. Khi chúng ta được hưởng các quyền lợi thì chúng ta phải nghĩ đến nghĩa vụ (bổn phận) của chúng ta với gia đình và xã hội.
* Thảo luận nhóm:
? Em hãy nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội?
GV cho Hs thảo luận nhóm sau đó lên trình bày ý kiến của từng nhóm.
? Gia đình nhà nước và xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với trẻ em và con cái?
HS dựa vào SGK trả lời
HĐ: Hướng dẫn làm bài tập.
HS đọc bài tập 1/41
? Trong các hành vi sau, theo em hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em? 
I. Bài học
 1.Thế nào là quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?
a.Quyền được bảo vệ.
Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảovệ tính mạng, danh dự, thân thể và nhân phẩm.
b. Quyền được chăm sóc.
 Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe, được sống chung với cha mẹ và được sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
c. Quyền được giáo dục.
- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
2. Bổn phận của trẻ em.
- Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Đối với xã hội: Sống có đạo đức tôn trọng pháp luật, yêu quê hương đất nước.
3. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội.
- Gia đình là người trước t

File đính kèm:

  • docxTuần 20,21,22,23.docx