Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 16 tiết 16: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và nội dung đã học chủ đề: phòng chống ma tuý
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết tác hại của ma tuý và cách phòng chống.
2. Kĩ năng: HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này.
3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý.
4. Các phương pháp, các KNS cần được giáo dục:
* Các PP: Kích thích tư duy ;Giải quyết vấn đề ; Thảo luận nhóm ;Đóng vai, xử lí tình huống.
* Các KNS cần được giáo dục: KN kiên định , KN phòng tránh các TNXH nguy hiểm , , KN hợp tác trong hoạt động.
II/Chuẩn bị
1.Thầy:Giáo án,tư liệu
2.Trò: chuẩn bị bài mới,tình huống
III/ Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức ( 1’)
2 Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
* Đặt vấn đề : Ma tuý là một trong những TNXH nguy hiểm, là vấn đề mà các nước trên thế giới đang rất quan tâm. LHQ đã lấy ngày 26-6 hàng năm làm ngày thế giới phòng chống ma tuý. Vậy MT có những tác hại gì, cách phòng chống nó ra sao?.
* Triển khai bài:
Tuần 16 – Tiết 16 Ngày soạn:17/11/2013 THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC chủ đề: PHÒNG CHỐNG MA TUÝ I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS biết tác hại của ma tuý và cách phòng chống. 2. Kĩ năng: HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này. 3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý. 4. Các phương pháp, các KNS cần được giáo dục: * Các PP: Kích thích tư duy ;Giải quyết vấn đề ; Thảo luận nhóm ;Đóng vai, xử lí tình huống. * Các KNS cần được giáo dục: KN kiên định , KN phòng tránh các TNXH nguy hiểm , , KN hợp tác trong hoạt động. II/Chuẩn bị 1.Thầy:Giáo án,tư liệu 2.Trò: chuẩn bị bài mới,tình huống III/ Tiến trình bài giảng 1.Ổn định tổ chức ( 1’) 2 Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới. * Đặt vấn đề : Ma tuý là một trong những TNXH nguy hiểm, là vấn đề mà các nước trên thế giới đang rất quan tâm. LHQ đã lấy ngày 26-6 hàng năm làm ngày thế giới phòng chống ma tuý. Vậy MT có những tác hại gì, cách phòng chống nó ra sao?. * Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1( 10’)Tìm hiểu các khái niệm về ma tuý, nghiện ma túy. Gv: Cho hs xem tranh về các loại Mt. Gv: MT là gì? Có mấy loại ma túy ? Gv: Theo em thế nào là nghiện MT?. HĐ 2( 10’)Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nghiện MT Gv: Khi lạm dụng ma túy nó sẽ dẫn đến những tác hại gì cho bản thân?. Gv: Nghiện Ma túy ảnh hưởng như thế nào đến gia đình và xã hội? Gv: Vì sao lại bị nghiện Ma túy? HĐ 3(Tìm hiểu cách cai nghiện và cách phòng chống ma túy. Gv: Làm thế nào để nhận biết người nghiện ma túy? Gv: Khi lỡ nghiện cần phải làm gì? Gv: Theo em cần làm gì để góp phần v/v phòng chống MT? Gv: HD học sinh làm bài tập ở phiếu kiểm tra hiểu biết về MT. 1. Ma tuý, nghiện ma tuý là gì * Ma tuý: + Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. + Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc. * Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có: - Ma túy tự nhiên: thuốc phiện, cần sa... Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca... +Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến...), có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam + Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên +Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ - Ma túy bán tổng hợp: heroin - Ma túy tổng hợp:Ví dụ như ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth)), Morphine. +Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin, ketamin , methamphetamin... Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. * Nghiện MT: Là sự lệ thuộc của con người vào các chất Ma tuý, làm cho con người không thể quên và từ bỏ được( Cảm thấy khó chịu, đau đớn, vật vã, thèm muốn khi thiếu nó) 2. Tác hại của nghiện MT: * Đối với bản thân người nghiện: - Gây rối loạn sinh lí, tâm lí. - Gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn. - Gây rối loạn thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp, ... => Sức khoẻ bị suy yếu, không còn khả năng lao động. Nhân cách suy thoái. * Đối với gia đình: - Kinh tế cạn kiệt. - Hạnh phúc tan vỡ. * Đối với xã hội: - Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa số con nghiện trở thành những tội phạm. 3. Nguyên nhân của ngêi nghiện MT: - Thiếu hiểu biết về tác hại của MT. - Lười biếng, thích ăn chơi. - CS gia đình gặp bế tắc. - Thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo. - Do tập quán, thói quen của địa phương. - Do công tác phòng chống chưa tốt. - Do sự mở của, giao lưu quốc tế. Sau đây là một vài những dấu hiệu thường gặp ở các người nghiện ma túy: 1. Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều. 2. Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy. 3. Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”. 4. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình). 5. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt. 6. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật. 7. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt. 8. Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin. 9. Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ. 10. Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm. - Đi cai nghiện ở trung tâm 4. Trách nhiệm của HS: - Thực hiện 5 không với MT. - Tuyên truyền khuyên bảo mọi người tránh xa MT. - Lỡ nghiện phải cai ngay.... 4. Củng cố,dặn dò( 5’) - Ma túy là gì? Thế nào là nghiện ma túy, nêu tác hại và cách phòng chống? -Chuẩn bị tiết sau:Ôn tập học kỳ I + Làm đề cương lí thuyết + giải các bài tập Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt tuần 16 Ngày:
File đính kèm:
- 7 T16 .doc