Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường Mầm non

I/ MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có thói quen giữ vệ sinh trường, lớp. Sử dụng đồ dùng cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày và có hành vi văn minh trong ăn uống.

- Thông qua các hoạt động trong chủ đề, rèn luyện cho trẻ sự tinh khéo của đôi bàn tay. Rèn luyện các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền. Rèn sự phối hợp giữa tay và mắt, sự nhanh nhạy các giác quan cho trẻ ( đi, bước qua dây, đập bóng, tung bóng,.).

- Phối hợp vận động nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể theo nhịp điệu và tín hiệu của cô.

- Biết ăn các món ăn cô nấu, để giúp bé lớn lên và khỏe mạnh; - Tại sao răng quan trọng? ( Bài 1).

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết tên, địa điểm và các khu vực trong trường, lớp (sân chơi,nhà bếp,các lớp học,phòng y tế, ).

- Biết yêu quý, xưng hô lễ phép với cô giáo, cô bác cán bộ trong trường; Biết vui chơi hòa thuận với các bạn trong lớp, các bạn lớp khác; Biết cùng chơi, cùng tham gia hoạt động nhóm và thích đến lớp.

- Biết gọi tên và sử dụng đúng ĐDĐC của trường, lớp.

- Biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trong trường, lớp (không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong và xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, )

- Phân biệt vị trí trên-dưới, trước-sau so với bản thân trẻ

 

doc27 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường Mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt câu hỏi và trả lời.
- Bước đâu hình thành ở trẻ kỹ năng giao tiếp,chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa trong gia đình.
- Nhận biết chữ số, ký hiệu qua vở học của trẻ, đồdùng cá nhân; Sử dụng ký hiệu làm thiệp chúc mừng...
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
Thực hiện tốt một số quy tắc trong gia đình( đi đâu phải biết xin phép, về phải chào hỏi người lớn, lễ phép, lịch sự khi có khách đén nhà chơi)
- Giáo dục trẻ có ý thức giúp đỡ ông bà, bố mẹ và người thân trong gia đình.
- Nhận biết cảm xúc của người khác,biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình.
- Mạnh dạn, tự tin, thân thiện, hòa đồng với mọi người; Có ý thức cùng với mọi người làm một số công việc đơn giản để giúp gia đình: xếp quần áo, phụ bố mẹ quét dọn nhà cửa, lặt rau
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp.
- Biết tạo ra các sản phẩm : Vẽ, nặn, cắt, dán để trang trí cho lớp.
	- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét tác phẩm của bạn.
	- Hát đúng và vỗ tay theo phách, nhịp, tiết tấu chậm phù hợp với nhịp điệu bài hát.
	- Sáng tạo trong vận động múa minh họa theo lời bài hát.
II. MẠNG NỘI DUNG CHUNG 
GIA ĐÌNH CỦA BÉ (1 TUẦN)
- Các thành viên trong gia đình:Tôi,bố mẹ, anh chị em (Họ, tên, sở thích,)
-Nhận biết sự thay đổi của các thành viên trong gia đình (có người chuyển đi, mới sinh...).
GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH BÉ CẦN NHỮNG GÌ? 
(2 tuần và 1 tuần ôn tập )
- Đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại của gia đình
- Nhà là nơi các thành viên gia đình sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc.
- Biết dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
- Các kiểu nhà khác nhau (1 tầng, 2 tầng, nhà trệt, nhà chung cư).
- Biết các loại thực phẩm cần thiết cho gia đình; Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh.
- Học cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
GIA ĐÌNH SÔNG TRONG MỘT 
NGÔI NHÀ (1 tuần)
- Địa chỉ gia đình
- Nhà là nơi gia đình cùng chung sống.
- Công việc của Bố, mẹ và các thành viên trong gia đình (ông bà, cô dì, chú, bác)
- Trẻ được tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình như:các ngày kỉ niệm của gia đình (mừng sinh nhật, mừng thọ ông bà...).
- Nhà được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (đá, sỏi, xi măng...).
- Những người làm ra ngôi nhà (kỹ sư xây dựng, thợ xây, thợ mộc,...).
CHỦ ĐỀ 4: TẾT VÀ CÁC MÙA 
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 TUẦN
Từ ngàyđến ngày./2010
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: 
- Biết thực hiện ĐT của các nhóm cơ và các bài tập TD cơ bản một cách thuần thục, nhịp nhàng.
- Phát triển các tố chất: chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, thích tập luyện TD và giữ gìn sức khoẻ .
- Biết những nơi không an toàn và vật dụng nguy hiểm. 
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi những nơi dơ bẩn, nguy hiểm.
- Biêt thời tiết của từng mùa trong năm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với không khí ngày tết.
- Biết không nên uống các loại nước có ga. - Ôn bài chải răng đúng phương pháp (bài 3)
2. Phát triển nhận thức: 
- Biết thứ tự các mùa trong năm. Mùa xuân là mùa đầu tiên của các mùa. 
- Biết ý nghĩa tết truyền thống của người Việt Nam; Các ngày lễ hội của địa phương trong dịp tết và mùa xuân. 
- Biết quan sát hiện tượng, cảnh vật, đặc điểm về thời tiết của các mùa trong năm
- Biết thời tiết của từng mùa trong năm ảnh hưởng đến đời sống con người, cảnh vật, động vật.
- Biết mùa xuân có thời tiết ấm áp, đẹp là mùa thuận lợi cho cây cối phát triển.
- Ôn tập; ôn so sánh chiều rộng của 2 đối tượng. 
- Ôn đèn tín hiệu giao thông và các biển báo.
3. Phát triển ngôn ngữ: 
- Biết sử dụng một số từ chỉ các mùa và thời tiết, đặc điểm của các mùa và cảnh quan thiên nhiên. 
- Biết nói những điều quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn. Biết kể chuyện về tết và mùa xuân. 
- Trẻ đọc, phát âm đúng các bài thơ, chuyện, câu đố, bài hát về tết và các mùa.
4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
- Biết yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ 
- Có một số thói quen cần thiết để chăm sóc bảo vệ cây xanh và cảnh quan thiên nhiên.
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường ( Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi ).
- Tham gia Tích cực vào các hoạt động ngày hội, ngày lễ.
- Trân trọng ngày tết cổ truyền của dân tộc.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Biết sử dụng đường nét, màu sắc tạo ra các sản phẩn trang trí lớp.
- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hát đúng và vỗ tay theo nhịp, vỗ tay theo phách phù hợp nhịp điệu bài hát.
- Biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quanh mình.
II/ MẠNG NỘI DUNG CHUNG:
TẾT VÀ CÁC MÙA
CÁC MÙA TRONG NĂM
- Tên gọi 4 mùa trong năm theo thứ tự.
- Thời tiết của các mùa.
- Thời tiết của từng mùa trong năm ảnh hưởng đến đời sống con người, cảnh vật, động vật.
- Áo quần phù hợp với thời tiết.
- Biết yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ. 
BÉ VUI NGÀY TẾT
- Biết Mùa xuân là mùa đầu tiên của các mùa trong năm và bắt đầu khi mùa đông kết thúc.
- Biết mùa xuân có thời tiết ấm áp, đẹp là mùa thuận lợi cho cây cối phát triển.
- Biết tết nguyên đán là tết truyền thống của người Việt Nam. 
- Tết có hoa đào hoa mai,
- Mọi người trang trí nhà cửa, vui vẻ sắm tết như bánh tét, bánh chưng, mứt,Trẻ em mặc quần áo đẹp đi chúc tết.
- Trân trọng ngày tết cổ truyền của dân tộc
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi những nơi dơ bẩn, nguy hiểm.
CHỦ ĐỀ 5: THẾ GIỚI THỰC VẬT
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN
Từ ngàyđến ngày./2010
I/ MỤC TIÊU:
* Phát triển thể chất: - Phát triển các vận động: Chạy, ném, trườn, trèo lên xuống ghế
	- Phối hợp các vận động giữa tay và mắt, khả năng thăng bằng;Phát triển các v.động giữa tay và cơ thể
	- Giới thiệu cho trẻ các món ăn giàu chất xơ, vitamin C từ các loại rau, củ, quả, trái cây.
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên.
- Lựa chon thức ăn tốt cho răng (bài 4)
	* Phát triển nhận thức: - Biết tên gọi của cây và các bộ phận chính: Rễ, thân, lá.
	- Quan sát, so sánh và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại cây.
	- Biết ích lợi của cây và vì sao cây cần được chăm sóc, bảo vệ.
- Quan sát, so sánh được sự giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại rau; Trẻ biết có nhiều loại rau, cách ăn rau khác nhau (nấu chín, ăn sống).
	- Biết tên gọi, đặc điểm rõ nét, ích lợi của một số loại rau, hoa, quả.
	- Biết có nhiều loại hoa, quả; Cách chăn sóc, bảo vệ; Biết cách ăn quả: rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt
- Hình thành cho trẻ kỹ năng so sánh, sắp thứ tự về chiều cao của 3 đối tượng; Luyện tập nhận đúng hình; Phân biệt hình tròn với hình tam giác và hình chữ nhật.
	* Phát triển ngôn ngữ: - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, màu sắc, hình dáng.
	- Cung cấp và củng cố, mở rộng thêm vốn từ cho trẻ.- Biết đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi mạch lạc
	- Biết diễn đạt yêu cầu mong muốn của mình bằng lời nói.
	* Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
	- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.
- Có một số kỹ năng, thói quen cần thiết để bảo vệ môi trường sống: chăm sóc, bảo vệ cây xanh và cảnh quan thiên nhiên.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường (không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, bứt hoa).
	* Phát triển thẩm mĩ: - Thích tham gia vào các hoạt động nghệ thuật của lớp.
- Biết sử dụng màu sắc, đường nét để tạo ra sản phẩm tạo hình, trang trí xung quanh lớp.
	- Thể hiện sự sáng tạo thông qua các bài vẽ, nặn từ các nguyên vật liệu mở
	- Giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét tác phẩm của bạn về màu sắc, đường nét
	- Hát đúng và vỗ tay theo phách, nhịp, tiết tấu chậm phù hợp với nhịp điệu bài hát
II/ MẠNG NỘI DUNG CHUNG 
THẾ GIỚI THỰC VẬT
CÂY XANH (1tuần)
- Tên gọi một số loại cây.
- Các bộ phận của cây.
- Sự giống và khác nhau của một số loại cây.
- Nơi sống, sự phát triển của cây.
- Cách chăm sóc, bảo vệ cây.
MỘT SỐ LOẠI HOA (1 tuần)
- Tên gọi các loại hoa.
- Ích lợi
- Sự giống nhau và khác nhau của một số loại hoa; Hoa có mùi thơm, không có mùi thơm...
- Cách sử dụng
- Cách bảo quản; Trồng và chăm sóc hoa.
MỘT SỐ LOẠI QUẢ 
(1 tuần)
- Tên gọi các loại quả.
- Ích lợi
- Sự giống nhau và khác nhau của một số loại quả.
- Cách sử dụng
- Cách bảo quản
MỘT SỐ LOẠI RAU 
(1 tuần)
- Tên gọi các loại rau.
- Ích lợi
- Phân biệt sự khác nhau giữa rau ăn lá, rau ăn củ (quả).
- Cách sử dụng
- Cách bảo quản
CHỦ ĐỀ 6: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 06 Tuần
Từ ngày . 2011 đến ..2011
I/ MỤC TIÊU:
	* Phát triển thể chất: - Biết thực hiện động tác của các nhóm cơ và các bài tập TD cơ bản nhịp nhàng
- Phát triển sự phối hợp vận động của các giác quan qua trò chơi: Chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, thích luyên tập TD và giữ gìn sức khỏe. - Biết vật nuôi cung cấp cho ta nhiều chất dinh dưỡng.
- Yêu thích và sảng khoái khi tiếp xúc với môi trường.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không chơi những nơi do bẩn, nguy hiểm.
- Ôn biết làm thế nào để cho răng sạch ( bài 2 ).
* Phát triển nhận thức: - Có những kiến thức cơ bản khi tìm hiểu về thế giới động vật: tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, thức ăn, vận động), điểm giống-khác nhau, ích lợi, môi trường sống của chúng.
- Phát triển khả năng quan sát ghi nhớ, tính tò mò ham hiểu biết, khả năng so sánh, phán đoán, nhận xét chính xác. Biết ích lợi của một số con vật đối với đời sống con người. 
- Biết phân loại theo màu sắc, hình dạng, số lượng; Ôn so sanh chiều cao 2 đối tượng; Biết so sánh, sắp xếp thứ tự chiều cao 3 đối tượng; đo đồ vật; 
- Phân biệt hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật.
	* Phát triển ngôn ngữ: 
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số động vật.
	- Biết nói lên những điều trẻ quan sát thấy, nhận xét, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn.
- Trẻ đọc, phát âm đúng các bài thơ, chuyện, câu đố, bài hát về các con vật.
	* Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
	- Yêu thích các con vật, bày tỏ tình cảm với các con vật có ích. Có ý thức chăm sóc bảo vệ chúng. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_de_1_truong_mam_non.doc