Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hải Yến

1. Kiểm tra bài cũ.

- HS làm bài: X x 405 = 86256

- Gv nhận xét, tuyên dương

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học

2.2. Luyện tập

Bài 1 a: Đặt tính rồi tính

- GV bao quát, giúp đỡ HS CHT.

- GV hỏi HS về cách thực hiện, nhẩm thương, củng cố chia cho số có ba chữ số.

Bài 2:

- GV đưa câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài.

- GV bao quát, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- GV nhận xét và củng cố kiến thức.

Bài 3: HS đọc đề phần a, nêu yêu cầu và làm bài.

3. Củng cố - Dặn dò

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hải Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--
Buổi chiều-Tiết 1 TOÁN
Dấu hiệu chia hết cho 2
I. Mục tiêu:
+ Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
+ Nhận biết số chẵn, số lẻ.
+ áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2 để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng :
Phấn màu, bảng phụ ghi sẵn kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ :
Gv yêu cầu hs làm phép tính:
428 : 22 và 78968 : 467
Gv nhận xét, chữa bài và tuyên dương hs
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2.2. Hướng dẫn hs tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
a): Trò chơi "Thi tìm số chia hết cho 2"
GV phổ biến cách chơi :
+ Chia lớp thành hai đội chơi A và B.
+ Cho HS chơi : 1 HS đội A nêu 5 số TN chia hết cho 2, nếu đúng được chỉ định 1 HS đội B và cứ thế đảo lại.
+ GV ghi các số HS tìm được lên bảng.
+ Tổng kết đội thắng thua. 
b):Dấu hiệu chia hết cho 2
+ Em đã tìm ra các số chia hết cho 2 như thế nào ? 
+ Yêu cầu HS đọc lại các số chia hết cho 2.
+ Em có nhận xét gì về các chữ số tận cùng của các số chia hết cho 2 ?
+ GV củng cố nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2. 
2.3. Số chẵn, số lẻ
+ GV nêu về số chẵn, số lẻ 
2.4. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi HS lên bảng chữa. 
+ Yêu cầu HS giải thích lí do.
+ GV nhận xét , kl.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp.
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
+ Yêu cầu HS giải thích cách tìm .
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào ? 
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ Gọi HS lên bảng viết số.
Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
+ Các số trong dãy b là các số như thế nào ? 
+ Nhận xét ,kl.
3. Củng cố dặn dò :
+ Gọi HS nhắc lại kết luận về số chia hết cho 2 .+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
2 hs lên bảng làm, lớp làm nháp
Hs lắng nghe
Cả lớp cùng suy nghĩ mỗi HS tìm 5 số tự nhiên chia hết cho 2.
Một số HS nêu cách làm của mình.
3 - 4 HS đọc.
HS nêu nhận xét : Các chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8
HS nhìn bảng phụ nhắc lại.
HS phân biệt và lấy ví dụ về số chẵn, số lẻ.
Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
HS tự làm bài vào vở.
1 - 2 HSNK giải thích cách làm.
+ 2 HS lên bảng viết số.
+ 1 HS lên làm phần b.
2- 3 hs nhắc lại nội dung bài
Hs lắng nghe
-----------------------------------------------------------
Tiết 2 ĐỊA LÍ
Ôn tập học kì I
I- Mục tiêu:
 Học xong bài này , HS biết :
- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên con người và hoạt động sản xuấtcủa người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.
- Chỉ được các dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt, đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội tên bản đồ địa lí VN.
- Thấy dược vẻ đẹp trù phú của các vùng đất nước và thm yêu những nét 
II- Đồ dùng dạy – học
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phiếu ghi nội dung bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 1 HS lên bảng trả lời :
+ Nêu những đặc điểm hính của thủ đô Hà Nội.
+ GV nhận xét tuyên dương HS.
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích - yêu cầu tiết học.
2.2. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
GV đưa bản đồ địa lí VN, gọi HS lên bảng chỉ bản đồ:
+ Chỉ vị trí của dãy Hoàng liên Sơn và đỉnh Phan- xi- păng.
+ Chỉ vị tri của các cao nguyên của Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
+ Chỉ đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội.
GV nhận xét bổ sung ..
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm.
GV đưa phiếu bài tập ghi sẵn yêu cầu của bài tập: Nêu đặc điểm thiên nhiên và con người ở đồng bằng Bắc Bộ dựa và những gợi ý sau:
+ Thiên nhiên: - Địa hình:	 - Khí hậu:
+ Con người và các hoạt động sinh hoạt khác:
 - Dân tộc:
 - Trang phục: 
 - Lễ hội:
 - Trồng trọt:
 - Nghề thủ công:
Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
 Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS hệ thống lại bài tập.
 Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi
- GV cho HS báo cáo trước lớp về đặc điểm chủ yếu của thủ đô Hà Nội.
- GV nhận xét và dánh giá câu trả lời câu hỏi của HS.
3. Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà ôn lại bài chuẩn bị cho kiểm tra định kì.
+ 1 HS lên bảng trả lời.
+ HS nhận xét câu trả lời của bạn.
+ HS thảo luận theo cặp .
+ 2 HS lên bảng chỉ bản đồ.
+ HS nhận xét .
+ HS làm việc theo nhóm. các nhóm thảo luận, cử đại diện, thư kí ghi chép.
+ Đại diện một số nhóm lên bảng trình bày.
+ các nhóm khác bổ sung .
- HS trao đổi với nhau về những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội
- Các bạn khác bổ sung
---------------------------------------------------------------
Tiết 3 THỂ DỤC
GV bộ môn giảng dạy
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thø n¨m ngµy 15 th¸ng 12 n¨m 2016
Buổi sáng -Tiết 1 KỂ CHUYỆN
Một phát minh nho nhỏ
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.
- Giáo dục HS luôn tìm hiểu thế giới xung quanh.
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng kể lại câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Gv nhận xét, kl, tuyên dương
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Gv kể toàn bộ câu chuyện: 
HS nghe kể
- GV kể lần 1: GV kể xong lần 1 kết hợp giải nghĩa từ.
- GV kể lần 2: GV vừa kể vừa chỉ vào tranh
- GV kể lần 3(nếu cần)
 2.3. Hướng dẫn HS kể chuyện
a)Dựa vào tranh nêu lời dẫn
- Quan sát GV đưa lần lượt các tranh, giúp HS nêu nội dung, nêu lời dẫn.
- GV kl, ghi nhanh kết quả.
b)Kể trong nhóm
- GV bao quát, đưa câu hỏi gợi ý cho HS yếu.
c) Kể trước lớp
- GV đưa tiêu chí đánh giá.
- GV và lớp theo dõi, đánh giá và bình chọn bạn kể hay.
2.4. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- GV đưa câu hỏi về nhân vật chính, ý nghĩa câu chuyện.
- GV chốt nội dung, ý nghĩa, liên hệ giáo dục
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết sau.
2-3 hs lên bảng kể, hs khác lắng nghe và nhận xét.
- HS nghe kết hợp tìm hiểu nghĩa một số từ khó.
- HS nghe kết hợp nhìn hình minh hoạ.
- HS quan sát tranh và dựa vào câu hỏi gợi ý của GV nêu nội dung, nêu lời dẫn.
- 1 HS dựa vào tranh, nêu lại toàn bộ các lời dẫn về nội dung tranh.
- HS kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện nối tiếp nhau trong nhóm + Trao đổi về nội dung và ý nghĩa.
- HS đọc tiêu chí.
- Thi kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp. Thi kể toàn bộ câu chuyên trước lớp.
- Thảo luận cả lớp.
- HS nhắc lại nội dung ý nghĩa.
1-2 hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Hs lắng nghe dặn dò
------------------------------------------------
Tiết 2 TOÁN
Dấu hiệu chia hết cho 5
I. Mục tiêu:
+ Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
+ áp dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để giải các bài toán có liên quan.
+ Kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
II. Đồ dùng :
Phấn màu, bảng phụ ghi sẵn kết luận về dấu hiệu chia hết cho 5.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ :
+ kiểm tra bài tiết trước, nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu mục đích yêu cầu tiết học.
b. Các hoạt động :
* Trò chơi "Thi tìm số chia hết cho 2"
 + GV phổ biến cách chơi :
+ Chia lớp thành hai đội chơi A và B.
+ Cho HS chơi : 1 HS đội A nêu 5 số TN chia hết cho 2, nếu đúng được chỉ định 1 HS đội B và cứ thế đảo lại.
+ GV dùng phấn màu ghi các số HS tìm được lên bảng.
+ Tổng kết đội thắng thua. 
Các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5.
+ Chia lớp thành 2 đội .
+ Gọi 1 số HS dưới lớp nêu kết quả tìm được .
+ Em đã tìm các số chia hết cho 5 như thế nào ? 
+ Em đã tìm các số không chia hết cho 5 như thế nào ? 
+ Em có nhận xét gì về các số chia hết cho 5, các số không chia hết cho 5 ?
+ GV củng cố, treo bảng phụ nêu kết luận .
 Luyện tập thực hành
Bài1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS đọc bài làm trước lớp.
+ GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Bài 3: Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
*Lưu ý : cần dựa vào cả dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
- GV cho HS tự làm, sau đó cho một vài HS chữa trên bảng.
3. Củng cố dặn dò :
+ Gọi HS nhắc lại kết luận về số chia hết cho 2 ; 5..
+ Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ Cả lớp cùng suy nghĩ mỗi HS tìm 5 số tự nhiên chia hết cho 2.
+ Một đội tìm số chia hết cho 5, 1 đội tìm không chia hết cho 5.
+ 2 HS đại diện 2 đội lên làm trên bảng lớp.
+ 2 HS nêu cách làm.
+ các số chia hết cho 5 có tận cùng là 0 hoặc 5.
+ HS nhìn bảng phụ nhắc lại.
- HS làm việc cá nhân: HS chọn ra các số chia hết cho 5 và điền vào dòng thích hợp. Tương tự như vậy với các số không chia hết cho 5.
-2 HS đọc bài làm của mình. 
- HS nhận xét. 
 HS tự làm bài.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS tự làm bài 3 vào vở sau đó chữa miệng.
- HS nhận xét .
- HS nhận xét bài của bạn.
- Gv nhận xét .
-------------------------------------------------
Tiết 3 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
Thực hành kĩ năng Toán
I.Mục tiêu:Giúp học sinh củng cố.
-Dấu hiệu chia hết cho 2, 5
-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 5 để làm các bài tập liên quan.
-Phát triển tư duy.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5?
- NX, đánh giá
2. Bài mới: 
* HD làm bài tập
Bài 1: Trong các số sau: 4795; 7860; 900; 78643; 6980; 7937; 4670; 8692; 14005; 8426; 7932
a. Số nào chia hết cho 2?
b. Số nào chia hết cho 5?
c. Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
- Gọi HS đọc YC bài
- NX, chốt KQ đúng
Bài 2:a. Cho ba số 4; 7; 6. Hãy viết các số có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đã cho. Trong các số đó số nào chia

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan