Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 16

NGÀY GIỜ

I/ MỤC TIÊU

- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.

- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.

- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.

- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

II/ CHUẨN BỊ

- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.

- Sách, vở, bảng con.

 

doc40 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 20/11. 
GV viết bảng : Ngày 20 tháng 11.
GV : Chỉ bất kì ngày nào trong tờ lịch và yêu cầu HS đọc đúng tên các ngày đó.
Cột ngoài cùng ghi số chỉ tháng (trong năm ). Dòng thứ nhất ghi tên các ngày trong tuần lễ. Các ô còn lại ghi số chỉ các ngày trong tháng.
Mỗi tờ lịch như một cái bảng có các cột và các dòng. Cùng cột với ngày 20 tháng 11 là thứ năm nên ta đọc “Ngày 20 tháng 11 là thứ năm, hoặc thứ năm ngày 20 tháng 11”
Tháng 11 bắt đầu từ ngày 1 và kết thúc vào ngày 30. Vậy tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
Em hãy đọc tên các ngày trong tháng 11 ?
Ngày 26 tháng 11 là ngày thứ mấy ?
c/.Hướng dẫn hs thực hành
Bài 1 : Đọc, viết ( theo mẫu ).
Gọi 1 hs đọc mẫu
Gv cho hs làm vào SGK
Gv nhận xét, sửa bài
Bài 2 
a/.Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12.
Gv cho hs nối tiếp nhau lên bảng làm bài
Gv nhận xét
b/.Xem tờ lịch trên rồi cho biết:
Tháng 12 có bao nhiêu ngày ?
Ngày 22tháng 12 là thứ mấy ?
Ngày 25 tháng 12 là thứ mấy ?
Tháng 12 có mấy ngày chủ nhật ? Đó là những ngày nào?
Tuần này, thứ sáu là ngày 19 tháng 12. Tuần sau, thứ sáu làm ngày nào?
GV khoanh tròn ngày 19 tháng 12. Yêu cầu HS nhìn vào bảng lịch và trả lời câu hỏi : 
+Thứ sáu liền sau ngày 19 tháng 12 là ngày nào ?
+Thứ sáu liền trước ngày 19 tháng 12 là ngày nào ?
GV có thể hỏi thêm một số câu hỏi.
Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng 30 ngày, có tháng 31 ngày, tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
4.CỦNG CỐ: 
Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
Thứ sáu liền sau ngày 20 tháng 12 là ngày nào ?
5.DẶN DÒ 
Gv nhận xét tiết học. Dặn HS học cách đọc ngày tháng, tuần lễ trên lịch.
Chuẩn bị: Thực hành xem lịch.
Hs trả lời:
+7 giờØ.
+9 giờ tối.
+21 giờ.
+1 em lên quay đồng hồ.
Hs lắng nghe
Hs quan sát.
Hs lắng nghe
4, 5 HS đọc.
1, 2 HS nhắc lại
Hs lắng nghe
Tháng 11 có 30 ngày.
Vài em đọc. Nhận xét.
Thứ tư.
1 HS đọc mẫu
HS làm bài vào SGK. 
Hs lắng nghe
2 nhóm ( 1 nhóm 5 HS ) tiếp nối nhau lên bảng làm bài.
Hs lắng nghe
Quan sát tờ lịch tháng 12, trả lời.
1, 2 HS trả lời.
Hs lắng nghe
Có 30 ngày.
1 HS trả lời.
Hs lắng nghe
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI . CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT1 ); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? ( BT2 ).
Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh ( BT3 ).
II/ CHUẨN BỊ
Bảng phụ viết nội dung BT1. Mô hình kiểu câu BT2 .
Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.ỔN ĐỊNH
2.BÀI CŨ :Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
Gv gọi 3 hs lên bảng:
+Tìm 3 từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người ?
+Tìm 3 từ chỉ đặc điểm màu sắc của một vật ?
+Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm : “Bàn tay của em bé ..”
Gv nhận xét, cho điểm.
3.DẠY BÀI MỚI 
a)Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, khỏe, cao.
Gv cho hs trao đổi theo cặp làm bài
Gv lưu ý mỗi từ có thể có nhiều từ trái nghĩa. Vậy em hãy nêu nhiều từ trái nghĩa với trắng ?
Gv gọi hs nêu kết quả
Gv nhận xét
Bài 2 : Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
Gv hướng dẫn : Đặt câu theo mẫu :Ai ( cái gì, con gì ) thế nào ?
Gv cho hs làm bài vào vở
Gv gọi 3, 4 hs lên bảng viết 
Gv nhận xét, sửa bài
Bài 3: Viết tên các con vật trong tranh.
Gv cho hs quan sát tranh và làm bài vào vở
Gọi hs nêu kết quả
Gv nhận xét
4.CỦNG CỐ:
Tìm những từ chỉ tính chất.
Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? Nhận xét tiết học.
5.DẶN DÒ :
Gv nhận xét tiết học.
3 hs lên bảng
+Hiền, dữ, nóng nảy.
+Trắng, tím, nâu.
+Mũm mĩm.
HS trao đổi theo cặp.
Hs lắng nghe
Hs nêu kết quả
trắng /đen, đen sì; ngoan / hư; nhanh / chậm; trắng / đen; cao / thấp; khỏe / yếu.
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs làm bài vào vở
3,4 hs lên bảng viết
+ Cái bút này rất tốt/ Chữ của em còn xấu.
+ Bé Nga ngoan lắm./ Con Cún rất hư.
+Hùng bước nhanh thoăn thoắt./ Sên bò rất chậm.
+ Chiếc áo này rất trắng./ Tóc bạn Hùng đen hơn tóc em.
+ Câu cau này quá cao./ Cái bàn ấy thấp quá.
+ Tay bố em rất khoẻ./ Răng ông em yếu hơn trước.
Hs lắng nghe
HS quan sát tranh, viết tên từng con vật theo số thứ tự vào vở.
Hs báo cáo kết quả làm bài
1. gà trống 2. vịt 
3. vịt xiêm ( ngan ) 4. ngỗng
5. bồ câu 6. dê
7. cừu 8. thou
9. bò hoặc bê và bò 10. trâu.
Lười, chậm chạp.
Bạn Hùng rất chậm chạp về Toán.
Hs lắng nghe
Đạo đức
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU
Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
GDMT: Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II/ CHUẨN BỊ
Tranh, ảnh , đồ dùng cho sắm vai.
Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
TIẾT 1
1.ỔN ĐỊNH
.BÀI CŨ : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp( tiết 2 ).
Em thấy sân trường, lớp học mình như thế nào ? 
Gv nhận xét, đánh giá.
3.DẠY BÀI MỚI :
a/.Giới thiệu bài: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
b/.Hoạt động 1 : Phân tích tranh.
Gv cho HS quan sát một số tranh:
+Nội dung tranh vẽ gì ?
+Việc chen lấn xô đẩy có tác hại gì ?
+Qua sự việc này em rút ra được điều gì ?
Gv kết luận: Chen lấn, xô nay làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ ,.. làm mất trật tự nơi công cộng .
c/.Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
Gv hướng dẫn HS quan sát tranh
+Bức tranh vẽ gì ?
+Em đoán xem em bé đang nghĩ gì ?
GV yêu cầu thảo luận : Về cách giải quyết, phân vai.
Gv gọi hs sắm vai
Gv nhận xét.
GDHS+ GDSDNLTK:Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi còn gay nguy hiểm cho những người xung quanh, Vì vậy cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông để khi xe dừng thì bỏ rác đúng quy đinh, Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng.
Gọi hs đọc câu ghi nhớ. 
d/.Hoạt động 3: Đàm thoại.
Các em biết những nơi công cộng nào?
Để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì và cần tránh những việc gì ?
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì ?
Kết luận: Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người: trường học là nơi học tập, bệnh viện, trạm y tế là nơi chữa bệnh; đường sá để đi lại; chợ là nơi mua bán,..
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe.
GDMT: Tham gia nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng sạch, đẹp, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường.
TIẾT 2
a/.Hoạt động 1 : Trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm, tranh ảnh, bài báo,sưu tầm được.
Cho HS trình bày đan xen các hình thức hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn tiểu phẩm, giới thiệu tranh ảnh, thông tin,..
GV kết luận: Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc cần thiết để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
b/.Hoạt động 2 : Tập làm người hướng dẫn viên.
Gv nêu yêu cầu “Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào tham quan Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì ?”
Gọi đại diện nhĩm trình bày
Gv gọi hs nhận xét
Gv nhận xét
Gv kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mọi người được thuận lợi, môi trường trong lành có lợi cho sức khỏe.
4.CỦNG CỐ :
Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ vệ sinh nơi công cộng?
5.DẶN DÒ : 
Gv nhận xét tiết học.
Hs trả lời
Hs quan sát tranh
+ Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ. Một số bạn chen nhau để lên gần sân khấu ..xem biểu diễn văn nghệ.
+Gây ồn ào cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, mất trật tự công cộng.
+Phải giữ trật tự nơi công cộng.
2-3 em nhắc lại.
Quan sát.
+Bức tranh vẽ trên ô tô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lái 
+Em nghĩ “Bỏ rác vào đâu bây giờ?”
3, 4 nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết và phân vai diễn.
Một số em sắm vai..
Tự liên hệ ( Cách ứng xử như vậy có lợi : Biết giữ vệ sinh nơi công cộng , Có hại : vứt rác bừa bãi làm bẩn đường sá, có khi làm ảng hưởng đến môi trường xung quanh).
Cả lớp đồng thanh.
Trường học, bệnh viện, công viên, vườn hoa, trung tâm mua sắm, .
Không gây ồn ào, làm mất trật tự, không xả rác. Lịch sự tế nhị giữ vệ sinh chung.
Thể hiện nếp sống văn minh, giúp công việc của con người được thuận. Lợi
Hs lắng nghe
HS trình bày.
Hs lắng nghe
Suy nghĩ 2 phút. 4 thảo luận.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Kính chào quý khách thăm viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của Viện Bảo tàng, chúng tôi xin nhắc nhở quý khách một số việc sau :
1.Không vứt rác lung tung.
2.Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3.Không được nói chuyện trong khi đang tham quan.
Hs nhận xét bổ sung.
Hs lắng nghe
2-3 HS trả lời
Hs lắng nghe
-------------------------------
Thể dục
TRÒ CHƠI NHANH LÊN BẠN ƠI VÀ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_2_tuan_16.doc
Giáo án liên quan