Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Trường Mầm non - Năm học 2012-2013
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề: Trường mầm non Hà tu của bé
+ Tên trường
+ Các khu vực của trường
+ Công việc của các cô bác trong trường
+ Giáo dục trẻ yêu trường yêu lớp, bảo vệ đồ dùng đồ chơi của trường của lớp.
* Cô cho trẻ ra sân, khởi động các động tác: xoay cổ tay, cổ chân, xoay khớp cổ
- Cho trẻ tập các động tác thể dục theo băng nhạc. Cho trẻ tập với băng nhạc
+ Hô hấp 1: 2 tay dang ngang, đưa tay ra phía trước( làm động tác gà gáy)
+ Tay 2: Đưa tay ra phía trước sang ngang
+ Chân 1: Khuỵ gối
+ Thân1: Cúi gập bụng
+ Bật1: Tiến phía trước.
- Cô cho trẻ tập cùng cô 2 lần 8 nhịp
- Cô điểm danh tên trẻ theo sổ
- Cô quy định chỗ chơi và cho trẻ chơi theo ý trẻ - Cô bao quát trẻ chơi.Cô đảm bảo an toàn cho trẻ chơi. -Trẻ quan sát. -Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. -Trẻ chú ý nghe cô. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. - Có cây xanh,đu quay, hòn non bộ... -Cô cấp dưỡng,cô nấu các món ăn cho các con... - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ chơi ở chỗ cô quy định,chơi theo ý trẻ Tổ chức các Nội dung hoạt động mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Hoạt động Góc 1. Góc phân vai: - Phòng khám - Gia đình - Cửa hàng 2. Góc xây dựng - Lắp ghép xây dựng Khu vui chơi của bé. 3.Góc nghệ thuật - Ôn kỹ năng nặn ,xé dán. - Làm ảnh tặng bạn thân. 4.Góc học tập-sách -Làm sách, tranh về đặc điểm, hình dáng của bản thân - Xem tranh về bạn trai bạn gái và các hoạt động của trẻ. 5.Góc âm nhạc - Hát biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề - Chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. - Trẻ biết thể hiện công việc của người lớn qua trò chơi. - Biết bàn luận về chủ đề chơi.Trẻ biết liên kết các góc chơi. - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng khu vui chơi của bé. - Biết nhận xét, sản phẩm, ý tưởng của mính. - Trẻ biết cầm bút đúng thao tác. - Biết chọn màu tô cho bức tranh hoàn chỉnh. - Biết tô thật đẹp các các hình ảnh, vẽ, - Hứng thú xem tranh về bạn trai,bạn gái. - Nghe nhạc và hát các bài hát về cơ thể - Biểu diễn văn nghệ - Bộ đồ dùng gia đình, bác sĩ, đồ chơi bán hàng - Gạch xây dựng, hàng rào, cây xanh - Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời - Bút vẽ, bút màu. - Tranh vẽ, - Tranh lô tô - Bút vẽ, bút màu. - Tranh vẽ, -Nhạc cụ, cátsét,băng nhạc,đồ dùng âm nhạc Hoạt động Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Trò chuyện ( Thoả thuận trước khi chơi). - Cho trẻ hát bài: Mời bạn ăn - Con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nói về điều gì? - Để cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh thì chúng ta phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ. - Chúng mình đang chơi ở chủ đề nào? - Tuần này các con chơi với chủ đề nhánh: tôi là ai. - Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn biết lớp mình có những góc chơi nào? - Hôm nay con sẽ chơi ở góc chơi nào? - Góc phân vai con chơi trò chơi gì? - gia đình hôm nay làm việc gì? - Khi cho em ăn phải như thế nào? - Em ốm phải làm sao? - Mẹ muốn có thức ăn nấu cho gia dình phải đi mua ở đâu? Ai bán hàng?... - ở chủ đề này các con sẽ xây dựng công trình nào? ai thích chơi góc xây dựng? - Cô hỏi thêm 2-3 trẻ nữa, thảo luận cách chơI và thao tác vai của trẻ, cho trẻ rủ bạn về góc chơi. *Giáo dục: + Trong khi chơi các con phải như thế nào? + Chơi xong phải phải như thế nào? 2. Quá trình chơi:( Cho trẻ về góc chơi và lấy đồ chơi ra chơi). - Khi trẻ về nhóm mà chưa biết vai chơi cô sẽ đóng 1 vai để thoả thuận với trẻ. - Cô quan sát và dàn xếp góc chơi. - Cô gợi ý để trẻ tích cực hoạt động. - Cô hướng trẻ để trẻ biết liên kết 1,2 góc chơi. - Trẻ hát - Bài: Mời bạn ăn. - Các bạn phải thường xuyên ăn đầy đủ các chất... - Trẻ chú ý nghe. - Chủ đề bản thân - Trẻ kể tên các góc - Con chơi ở góc phân vai, chơi gia đình - Nấu ăn, chăm sóc em... - Phải bế đút ăn... - Đưa em đi khám bệnh. - Mua ở siêu thị - Xây dựng khu vui chơi - Không dành đồ chơi với bạn. - Cất đồ chơi gọn gàng. - Trẻ rủ bạn cùng chơi, tự phân vai chơi. - Trẻ tích cực hoạt động. -Trẻ liên kêt góc chơi Tổ chức các Nội dung hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị hoạt động góc 6. Góc thiên nhiên - Chăm sóc cây, lau lá cây, tưới cây. - Hứng thú tham gia hoạt động lau lá cây. - Không gian để qua sát cây. - Khăn ẩm để trẻ lau lá cây. - Bình nước để trẻ tự chăm sóc cây. Hoạt động Chiều 1.Ôn bài cũ: - Cho trẻ kể truyện Giấc mơ kì lạ. - Trẻ hát bài : Mời bạn ăn. - Tập tô chữ o, ô, ơ. 2.Nêu gương: - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan - Cho trẻ tự nhận xét. 3.Chơi tự do: - Cho trẻ chơi theo ý trẻ. - Trẻ chơi đoàn kết - Trẻ biết kể lại câu chuyên. - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhạc. - Trẻ biết cách giữ vở sạch sẽ. - Trẻ biết được tiêu chuẩn đạt bé ngoan. - Trẻ biết nhận xét, đánh giá mình và bạn. - Trẻ được chơi theo ý của trẻ. -Trẻ có có ý thức trong khi chơi với bạn. - Tranh tuyện - Đài, hình ảnh. - Vở bé tập tô. - Cờ - Bảng bé ngoan. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. Hoạt động Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 3. Kết thúc chơi: (Nhận xét trẻ sau khi chơi) - Cô đến từng góc nhận xét trẻ chơi, cho trẻ tự nhận xét góc chơi của mình, cô góp ý. - Cô hướng trẻ về góc chơi xây dựng để xem bạn kỹ sư trưởng giới thiệu góc chơi của mình. - Cô nhận xét trẻ chơi. - Cho trẻ cất đồ chơi vào đúng góc quy định. - Cô khen ngợi, động viên trẻ để giờ sau trẻ chơi tốt hơn. - Cô hỏi ý tưởng chơi cho lần sau. -Trẻ tự nhận xét nhóm mình chơi, bạn cùng chơi với mình. -Trẻ tập trung về góc XD và chú ý nghe bạn Kỹ sư trưởng giới thiệu công trình XD. -Trẻ chú ý lên cô -Trẻ nói ý tưởng cho lần sau - Cho trẻ kể lại truyện : Giấc mơ kì lạ + Hỏi trẻ tên truyện... + Cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyên. * Cô trò chuyện về trẻ: Tên, giới tính... + Cô giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cho cơ thể khoẻ mạnh. * Cho trẻ hát : Mời bạn ăn - Thi đua các tổ, nhóm - Cô khen ngợi, động viên trẻ. * Cô đọc các tiêu chuẩn để đạt bé ngoan: - Cô cho trẻ tự nhận xét về bản thân trẻ. - Tự trẻ biết xem mình có được bé ngoan không. * Cô cho trẻ chơi tự do: - Nhắc trẻ giữ gìn trật tự chung, giữ gìn đồ chơi. - Trẻ về góc chơi trẻ thích - Trẻ kể chuyện. - Truyện Giấc mơ kì lạ - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ hát - Trẻ tự nhận xét về bản thân. - Trẻ chơi tự do. Thứ 2 ngày 17 tháng 09 năm 2012 Tên hoạt động : Thể dục Đi nối bàn chân tiến, lùi Hoạt động bổ trợ : + PTTM : Nghe các bài hát trong chủ đề I. mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức. - Dạy trẻ biết đi nối bàn chân tiến lùi - Trẻ biết thực hiện ném trúng đích nằm ngang một cách thuần thục. - Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để thực hiện vận động. 2. Kỹ năng. - Luyện các kỹ năng đi cho trẻ - Rèn luyện và phát triển sức mạnh cơ bắp, khả năng giữ thăng bằng khi thực hiện vận động - Rèn luyện cho trẻ sự tự tin khi thực hiện vận động. - Rèn kỹ năng sống : Biét kiềm chế cảm xúc chờ đội đến lượt chơi của mình. 3. Giáo dục. - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục giúp cơ thể khoẻ mạnh. - Trẻ có ý thức khi thực hịên yêu cầu của cô giáo, chăm chỉ luyện tập để có sức khoẻ cho cơ thể. Động viên và giúp đỡ các bạn yếu hơn mình để mọi người cùng nhau luyện tập. II. chuẩn bị. 1. Đồ dung - đồ chơi. - Băng nhạc bài hát: Mời bạn ăn. - Xắc xô to. - Túi cát: 6-10 túi cát. Đích cho trẻ ném ( Cô kẻ vòng tròn có đường kính 40 cm) Sơ đồ tập X x x x x x x x X x x x x x x x 2.Địa điểm :Thực hiện hoạt động ngoài trời III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. 1. ổn định tổ chức. - Cô trò chuyện cùng trẻ về ích lợi của việc tập thể dục đối với sức khoẻ của con người. 2. Hướng dẫn hoạt động. a. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ đi thành vòng tròn khởi động theo bài: “Một đoàn tàu” đi chạy các kiểu: đi thường, đi kiễng gót , đi bằng mũi bàn chân, đi nhấc cao đùi, chạy chậm., chạy nhanh , chạy chậm . - Cho trẻ về 3 hàng ngang theo tổ. b. Hoạt động 2 : Trọng động. * Bài tập phát triển chung: + Tay 1: Đưa tay ra phía trước sau ( 2 x 8 nhịp) + Chân 5: Bật về các phía ( 3 x 8 nhịp) + Bụng 2: Đứng quay người sang 2 bên (2 x 8 nhịp) + Bật 2: Nhảy lùi về phía sau (2 x 8 nhịp) - Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc * Vận động cơ bản: “ Đi nối bàn chân tiến, lùi ” - Cô giới thiệu bài vận động: Đi nối bàn chân tiến lùi - Cô làm mẫu bài vận động. + Lần1: Làm mẫu chuẩn, không phân tích động tác. + Lần2: Làm mẫu và phân tích động tác. - Tư thế chuẩn bị: Đứng trước vạch, 2 tay thả xuôi. - Thực hiện: Khi có hiệu lệnh đi, 2 tay dang ngang giữ thăng bằng, sau đó chuyển đứng chân trước chân sau, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. hai bàn chân luôn đặt thẳng theo hàng dọc , mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Đi tiến thì chân trước bước trước rồi thu chân sau lên, ngược lại khi đi lùi thì chân sau bước lùi trước. + Cô làm mẫu lại lần 3. * Cho trẻ thực hiện. - Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu cho các bạn quan sát. - Cô sửa sai cho trẻ( nếu có) - Lần lượt cho trẻ thực hiện bài vận động: Đi nối bàn chân tiến lùi. - Cô động viên trẻ đi đúng kỹ thuật, đi tiến sau đó đi lùi. - Lần 2: Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua giữa 2 đội - Cô động viên khuyến khích trẻ đi nhẹ nhàng giữ thăng bằng khi đi. * Trò chơi: Ném trúng đích. - Cô vẽ 2 vòng tròn đường kính 40cm ở giữa sân tập. Kẻ 1 đường cách xa đích khoảng 1,4 - 1,6 m .Cho trẻ nhặt túi cát ném trúng đích. Mỗi trẻ ném 3-4 lần. Cô động viên khuyến khích trẻ ném trúng đích. - Cho trẻ chơi c. Hoạt động 3 : Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng, đưa cơ thể về trạng thái bình thường. 3. Củng cố- Giáo dục * Củng cố: Cho trẻ nhắc lại tên bài tập. - Giáo dục trẻ: Thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. - Nhận xét tuyên dương: Lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ khởi động cùng cô các động tác. - Trẻ về 3 hàng ngang theo tổ - Trẻ tập các động tác cùng cô theo nhạc - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát lắng nghe - Trẻ quan sát - 2 trẻ lên thực hiện bài vận động. - Trẻ thực hiện bài vận động - Trẻ thi đua giữa 2 đội - Trẻ lắng nghe cách chơi. - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng - Đi nối bàn chân tiến, lùi - Trẻ hưởng ứng cùng cô Số trẻ nghỉ học ( ghi rõ họ và tên): ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_truong_mam_non_nam_hoc_2012.doc