Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Lê Thị Bích Dung

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức

 Thông qua buổi chơi giúp trẻ củng cố, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, sinh hoạt, biểu tượng về gia đình trẻ đang sống.

2. Kỹ năng:

 Chơi được trò chơi theo hướng dẫn của cô.

 Bước đầu biết nhận vai và thể hiện vai chơi.

 Thực hiện đúng luật chơi và quy định của tập thể.

3. Gíao dục:

 Thông qua buổi chơi giáo dục trẻ gắn bó, yêu quý mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh. Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật chấp hành quy định chung của tập thể.

4. Phát triển:

 Góp phần phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.

 Phát triển khả năng sáng tạo, khả năng phối hợp, nhận xét lẫn nhau

doc741 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Lê Thị Bích Dung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
- Cô cho cả lớp luyện tập: lần lượt 2-4 trẻ lên tập.(Mỗi trẻ một lần ném liên tiếp 2 túi cát).
- Sau khi cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần, cô cho từng nhóm 4-5 trẻ chạy nhanh 15m rồi đi nhẹ nhàng về đứng cuối hàng.
- Cô chú ý sữa sai kịp thời cho trẻ.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở đều quanh phòng tập.
- Đi chạy theo hiệu lệnh của cô.
-Tập bài tập phát triển chung.	
+ 4 lần 8 nhịp
+ 4 lần 8 nhịp
- Nghe cô nói.
- Nhìn cô làm mẫu.
+ Nhìn cô làm mẫu kết hợp giải thích bằng lời.
- 2-3 trẻ khá lên thực hiện.
- Lần lượt 2-4 trẻ lên luyện tập.
- Từng nhóm 4-5 trẻ lên chạy nhanh 15m
- Đi nhẹ nhàng, hít thở đều quanh phòng tập.
*
 B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
QUAN SÁT ÔNG MẶT TRỜI
I. Mục đích – yêu cầu:
	Thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động vui chơi, hít thở không khí trong lành, góp phần phát triển và rèn luyện thể lực cho trẻ.
	Ôn cách chơi, luật chơi của trò chơi “ Chuyển trứng”.
	Cũng cố và mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về hiện tượng thiên nhiên.
	Biết được lợi ích của ánh nắng mặt trời
	Phát triển khả năng vận động, khả năng phản xạ nhanh nhẹn.
	Giáo dục trẻ biết đội mũ nón khi đi ngoài nắng.
II. Nội dung:
1. Quan sát có chủ đích: quan sát ông mặt trời.
2. Trò chơi vận động:
 - Trò chơi có luật: “ Chuyển trứng”.
	3.Chơi tự do theo ý thích.
III. Chuẩn bị:
1.Địa điểm: sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ.
2.Đồ dùng đồ chơi: Xắc xô, máy bay giấy, diều, chong chóng, bong bóng, bóng, sọt đựng bóng 
IV. Tiến hành:
1.Dặn dò trẻ trước khi ra sân:
- Cô tập trung trẻ thành 3 tổ.
- Gọi 1-2 trẻ nhắc lại một số yêu cầu khi ra sân. Cô khái quát lại sau khi trẻ trả lời.
- Cô giới thiệu ngắn gọn nội dung hoạt động.
2.Tổ chức cho trẻ hoạt động:
a.Quan sát có chủ đích:
-Cô gợi ý để trẻ quan sát ông mặt trời.
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: sau khi quan sát xong phải kể lại cho cô và các bạn nghe đã quan sát được những gì.
- Cô đàm thoại với trẻ về việc thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. Cô bổ sung và cung cấp cho trẻ những gì trẻ chưa thây và chưa biết. Kết hợp giáo dục.
- Thu hút trẻ chuyển sang hoạt động 2 và 3.
b.Trò chơi vận động:
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi: “Chuyền trứng”.
- Cô gọi 1-2 cháu nhắc lại cách chơi.
- Cô cho trẻ trò chơi vài lần.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát sửa sai, khuyến khích trẻ.
c. Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi đã chuẩn bị.
 3.Kết thúc:
 - Cô nhận xét chung về hoạt động
 - Nhắc trẻ vệ sinh trước khi vào lớp.
*
C. MÔN: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: XÉ VÀ DÁN DÂY HOA (Đề tài).
I. Mục đích – Yêu cầu:
	1. Kiến thức:
	- Trẻ biết xé dán dây hoa theo đề tài.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng xé: xé bằng 4 đầu ngón tay( tay trỏ và cái).
	- Phát triền khả năng sáng tạo cho trẻ.
3. Gíao dục:
	Cháu giữ vệ sinh sạch sẽ. Biết tự thu dọn đồ dùng cất vào đúng nơi qui định.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh mẫu dây hoa xé dán của cô.
	- Giấy màu, keo dán, khăn lau tay .
III. Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Oån định lớp:
2. Nội dung truyền thụ:
3.Kết thúc:
- Cô trò chuyện với trẻ về việc trang trí lớp để đón Tết để dẫn dắt vào hoạt động.
- Cô giới thiệu bài.
- Cô cho cháu quan sát tranh xé dán mẫu của cô.
- Cô cho cháu nhận xét sản phẩm của cô về:
+ Màu sắc
+ Bố cục
+ Cách dán các hình với nhau.
+ Các kỹ năng để xé dán.
-Cô khái quát lại một số kỹ năng xé dán.
- Cô phát đồ dùng cho trẻ thực hiện.
-Trong khi trẻ thực hiên, cô theo dõi nhắc thao tác cho cháu.
- Nhận xét sản phẩm:
+ Cô chọn 1 vài sản phẩm tốt và chưa tốt để nhận xét.
+ Tuyên dương những cháu thực hiện tốt và động viên cháu làm chưa tốt cố gắng hơn nữa.
-Tuyên dương, chuyển hoạt động.
- Trò chuyện cùng cô.
- Nghe cô nói.
- Quan sát tranh của cô.
- Cùng cô nhận xét tranh mẫu.
- Nghe cô nói.
- Nhận giấy màu, hồ dán thực hiện.
- Nhận xét sản phẩm cùng cô
- Thu dọn đồ dùng.
*
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 3 ngày 19 tháng 01 năm 2010
A. MÔN: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI:DẠY TRẺ BIẾT MỐI QUAN HỆ VỀ SỐ LƯỢNG 
TRONG PHẠM VI 8.
I. Mục đích – Yêu cầu:
	1. Kiến thức:
	- Ôn nhận biết số lượng 8, nhận biết số trong phạm vi 8.
	- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1:1.
	- Rèn kỹ năng phân nhóm, so sánh.
3. Ngôn ngữ:
	- Phát triển ngôn ngư mạch lạc, tư duy so sánh.
	- Biết sử dụng thuật ngữ toán học nhiều hơn – ít hơn.
4. Gíao dục:
	- Tập trung, chú ý và tích cực giơ tay phát biểu bài.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
Mô hình nhà, cây khế, 7 cái mũ, 8 cái ly, 8 bông hoa, 8 búp bê, 8 cái ô.
2. Đồ dùng của cháu:
8 búp bê, 8 cái ô, chữ số từ 1-8, 1 thẻ có số lượng 6,7,8 cắt bằng các hình đồ vật, con vật.
III. Tiến trình lên lớp
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Oån định lớp:
2. Tổ chức hoạt động:
3. Kết thúc:
-Cô cho cả lớp hát bài “Sắp đến tết rồi”
a. Ôn tập đếm đến 8, nhận biết số trong phạm vi 8:
- Các con vừa hát bài hát nói về ngày gì đó nhỉ? Các con biết không, sắp đến ngày Tết Nguyên Đán rồi đấy, mọi người ai cũng chuẩn bị cho ngày Tết đấy các con ạ!
- Hôm nay bạn Lan mời lớp mình đến thăm nhà bạn Lan, xem nhà bạn Lan đã chuẩn bị những gì cho ngày Tết đến.
- Các con xem nhà bạn đã chuẩn bị được những gì?
- Cô cho trẻ đếm số bông hoa trong lọ
- Cô cho trẻ gắn số tương ứng với số bông hoa.
- Các cháu nhìn xem nhà bạn Lan còn sắm những đồ dùng gì nữa?
- Cô cho trẻ đếm số lượng của từng nhóm đồ vật
- Cô cho trẻ chọ chữ số gắn tương ứng vào các nhóm đồ vật
b.So sánh, thêm bớt, tạo nhóm có 8 đối tượng:
- Cô gắn 8 búp bê lên bảng.
+ Các con đếm xem có bao nhiêu bạn đến thăm lớp mình
+ Để ứng với 8 bạn phải chọn chữ số mấy?.
- “ Bỗng dưng trời mưa rất to, cháu lấy ô màu đỏ tặng cho các bạn
+ Cô hỏi trẻ có tất cả mấy cái ô?
+ 8 bạn búp bê và 7 cái ô, số lượng nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
+ Muốn số ô bằng số bạn ta phải thêm mấy?.
- Số bạn và số ô bằng nhau chưa? Bằng nhau là mấy?.
+ Bạn thỏ mượn của bạn búp bê 1 cái ô.
+ Số ô cón lại là mấy?.
- Tương tự như vậy lần lượt cô cho trẻ thêm bớt và gắn chữ số tương ứng trong phạm vi 8.
c. Luyện tập:
- Cô hướng dân trẻ vẽ và tô màu bông hoa cho đủ số lượng 8
- Cô cho trẻ chơi : “ Về đúng nhà”.
- Nhận xét, chuyển hoạt động
- Cả lớp hát bài: “Sắp đến tết rồi”
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
- Tham quan mô hình nhà bạn Lan
- Đếm số củ cà rốt cô gứng lên bảng.
- 1 lọ hoa
- Trẻ đếm số bông hoa và đông thanh 8 bông hoa.
- Trẻ chonï và gắn số tương ứng với số lượng hoa.
-Mũ, bánh mức, ly uống nước, hộp mức
- Trẻ đếm số lượng các nhóm đồ vật 
- Trẻ chonï và gắn số tương ứng với các nhóm đồ vật
 - Trẻ về chỗ ngồi
-Trẻ xếp 8 bạn ra bàn
- Cả lớp cùng đếm từ 1-8. 
Tất cả có 8 bạn
- Trẻ chọn chữ số 8 gắn vào nhóm búp bê
- Trẻ xếp 7 cái ô màu đỏ
- Trẻ đếm và trả lời.
- Búp bê nhiều hơn ô, nhiều hơn 1.
- Trẻ trả lời và xếp thêm 1 cái ô.
- Băng nhau, bằng nhau là 8.cả lớp đồng thanh: 7 thêm 1 là 8
- Trẻ lấy bớt 1 cái ô
- Trẻ trả lời. 
Cả lớp đồng thanh 8 bớt 1 là 7
- Thêm bớt trong phạm vi 8
- Trẻ đếm số hoa trong bảng vẽ của trẻ và vẽ thêm hoa cho đủ số lượng 8
- Chơi trò chơi: “Về đúng nhà”
- Thu dọn đồ chơi
*
B. MÔN: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY (Tiết 3).
I. Mục đích – Yêu cầu:
	1. Kiến thức:
	- Trẻ hát thuộc bài hát và biết kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp
2. Kỹ năng:
	- hình thành kỹ năng vỗ tay theo theo tiết tấu phối hợp
	- Rèn kỹ năng hát đều, đúng cao độ.
3. Gíao dục:
	- Biết ơn và yêu quý chú công nhân lái máy cày.
II. Chuẩn bị:
- Cô hát thuộc và diễn cảm bài “ Lớn lên cháu lái máy cày” và kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp
 nhuần nhuyễn.
Cô hát diễn cảm và kết hợp vận động minh họa bài “ Xe chỉ luồn kim”.
III. Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định lớp:
2.Tổ chức hoạt động:
3.Kết thúc:
- Cô giơí thiệu tên bài hát và tên tác giả bài “Lớn lên cháu lái máy cày”.
a. Dạy vỗ tay theo tiết tấu phối hợp:
- Cô hát cho trẻ hát bài hát 1 lần.
- Cô giới thiệu cho trẻ cách vỗ tay tiết tấu phối hợp.
+ Vỗ phách đầu vào phách mạnh(tiếng xem) tương đương với 1 nốt đen, 3 phách tiếp theo mỗi phách tương đương với 1 nốt móc đơn.
- Cô vỗ mẫu kết hợp hát cho cả lớp xem.
- Cô dạy cháu hát kết hợp vỗ tay theo cô từng câu đến hết bài.
Cô cho trẻ kết hợp hát và vỗ tay theo hình thức:
+ Lớp
+ Tổ
+ Cá nhân.
b. Nghe hát: 
- Cô nhắc lại tên tên bài hát và làn điệu dân ca bài“Xe chỉ luồn kim”.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần
( Lần 2: cô kết hợp biễu diễn minh họa)
+ Cô mở máy cho trẻ nghe bài hát một lần nữa 
+Cô cho trẻ cùng vận đo

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_le_thi_bich_dung.doc