Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

I - Phát triển ngôn ngữ:

- Biết kể về bản thân, những người thân xung quanh, tên mình, tên trường, tên lớp.

- Phát âm đúng các âm tiếng việt đơn giản và các âm khó.

- Bắt chước ngữ điệu một cách dễ dàng.

- Biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi.

- Có một số kĩ năng và mạnh dạn trong giao tiếp, chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa.

II - Phát triển nhận thức:

 - Nhận ra điểm giống và khác nhau trên cơ thể mình và bạn, biết được họ, tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.

 - Phân loại các đối tượng theo một hoặc hai đối tượng, hình dạng và kích thước của một số đồ dùng đồ chơi.

 - Quan hệ với người thân trong gia đình và nhận biết được tốt, xấu, vui, buồn, đúng, sai.

 

doc42 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, hình vuông.
	- Giấy a4 và hồ.
	III. Cách tiến hành:
	1. Hoạt động 1: Đàm thoại tranh mẫu
	- Cho trẻ xem tranh mẫu và đàm thoại cùng trẻ:
	+ Tranh cô vẽ gì? Trên cơ thể người gồm có những bộ phận gì?
	+ Tay dùng để làm gì? Chân giúp chúng ta cái gì?
	+ Mắt, mũi, miệng để làm gì? Còn tai để chi? Có mấy con mắt? Mấy cái miệng và mấy cái mũi.
	+ Các con có biết mắt còn gọi là gì không?(thị giác).
	+ Mũi còn gọi là khứu giác, tai là thính giác, trong miệng có cái lưỡi dùng để nêm thức ăn gọi là vị giác. Còn da của chúng ta gọi là xúc giác khi bạn nhéo mình thường thấy đau.
	- Cô vừa kể mắt, mũi, miệng, tai, nói chung là các giác quan.
	- Bạn nào biết trên cơ thể mình có mấy giác quan?
	- Trên khuôn mặt của chúng ta có các giác quan nào? Vị trí của từng giác quan?
	- Vậy cô có bức tranh dán các giác quan trên cơ thể các con xem dán có đúng chưa nha? Mắt có dạng hình gì? Còn mũi dạng hình gì? Còn cái miệng?
	- Thấy bức tranh này như thế nào? Mắt và miệng ở vị trí này có đúng không? Trên khuôn mặt này còn thiếu giác quan nào?
	- Các con có muốn dán giác quan như cô không? Các con về chỗ ngồi của mình đi.
	- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ Tâm sự của cái mũi.
	2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
	- Cô phát cho mỗi trẻ tờ giấy a4, rổ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và hồ.
	+ Trong rổ của các con có các hình gì? Có mấy hình tròn? 
	+ Mấy hình vuông? Mấy hình chữ nhật?
	+ Tờ giấy của các con vẽ cái gì? Khuôn mặt hình gì? To hay nhỏ?
	- Trên khuôn mặt các con có đủ các giác quan chưa? Thiếu giác quan nào?
	- Con nhìn vào giấy của mình thiếu những giác quan nào thì con dán giác quan đó vào cho hoàn
chỉnh khuôn mặt của mình nha.
	- Cô mở nhạc cho trẻ nghe. Cô quan sát trẻ dán và giúp đỡ những cháu gặp khó khăn.
	- Khi nào hết bài hát thì các con phải đem lên bảng dán tranh. Bạn nào dán chưa xong một lát cô cho về góc dán tiếp.
	3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
	- Hỏi trẻ: Cô vừa cho các con làm gì?
	- Chúng ta gồm có những giác quan nào? Các con thấy bức tranh của bạn nào đẹp?
	- Cô mời một cá nhân nhận xét tranh cảu bạn nào đẹp? Vì sao con thấy đẹp?
	- Cô nhận xét: Cô thấy lớp mình ai cũng dán đẹp, nhưng có một số tranh bạn dán chưa xong nên chưa hòan chỉnh và một vài tranh bạn dán còn sai vị trí. Lần sau các con cố gằng hơn nha.
	* GD: Các con phải luôn giữ gìn vệ sinh thân thể không được chơi dơ, phải rửa tay trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, không được nhét nhựng hạt gì vào mũi của mình. Phải thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho sạch sẽ.
	4. Họat động 4: Kết thúc
	Cho trẻ đem sản phẩm về góc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	- Góc phân vai: Bán đồ dùng cá nhân, phòng khám bệnh cho búp bê, cửa hàng ăn uống. 
- Góc xây dựng: Xây dựng “Khu công viên vui chơi, giải trí”.
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ, hát múa về chủ đề, ôn lại các bài hát và sử dụng dụng cụ gõ đệm, biểu diễn văn nghệ.
	- Góc thư viện: Kể lại chuyện Cậu bé mũi dài, đọc chuyện tranh về giữ gìn thân thể cá nhân.
	- Góc KPKH: Xem tranh và băng hình về các bộ phận trên cơ thể.
- Góc toán khoa học: Sử dụng các giác quan nhận biết hình dạng đồ chơi, đồ vật.
- Góc tạo hình: Cắt dán “Bé tập thể dục”.
HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
	- Sinh hoạt đầu tuần. 
	- Chơi các trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, bé với cái bóng của mình.
	- Nhặt lá xếp hình bé trai, bé gái.
	- Chăm sóc vườn cổ tích, nhặt lá bàng.
	- Vẽ dưới sân hình bạn trai, bạn gái.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	- Ôn bài hát: “Cái mũi”.
- Đọc thơ: “Tâm sự cái mũi”.
- Kể lại chuyện “Cậu bé mũi dài”.
- Chơi theo ý thích.
- Ôn lại số 3. Hát: Mừng sinh nhật.
- Kể chuyện trẻ nghe: ”Câu chuyện của tay phải, tay trái”.
- Nêu gương.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Dạy trẻ kể chuyện: CẬU BÉ MŨI DÀI
Hát: CÁI MŨI
	I. Mục đích – yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện, thuộc lời thoại.
	- Hát được bài Cái mũi, biết đếm số lượng.
	2. Kỹ năng: Phát triển được ngôn ngữ thông qua chuyện, kể lại chuyện.
	- Vận động, đóng được vai cậu bé mũi dài.
	3. Giáo dục: Yêu quý và giữ gìn cái mũi luôn sạch sẽ, không để bị dơ. Không vứt bỏ bất cứ cái gì trên cơ thể của mình mà luôn chăm sóc, bảo vệ chúng.
	II. Chuẩn bị:
	* CÔ: Tranh chuyện Cậu bé mũi dài trên máy vi tính.
	- Rối que
	* Trẻ: Mũi dài, mũ hoa, mũ bướm, mũ con ong,
	- Cây táo
	III. Cách tiến hành:
	1. Hoạt động 1: Đàm thoại, trò chuyện
	- Cô và trẻ cùng hát bài Cái mũi.
	- Trong bài hát nói đến cái gì? Cái mũi giúp gì cho chúng ta? 
	- Các con có yêu quý cái mũi của mình không?
	- Vậy các con sẽ làm gì để bảo vệ cho cái mũi của mình không bị dơ bẩn?
	- Con có thường xuyên vệ sinh cái mũi của mình không?
	- Cô có câu chuyện nói đến cậu bé không biết yêu quý cái mũi của mình, cậu ta không muốn có mũi mà chỉ cân có miệng.
	- Chúng ta có miệng không thì có được không nè?
	- Các con chú ý nghe cô kể chuyện xem vì sao bạn ấy không cần có mũi nha.
	- Chuyện của cô có tên là “Cậu bé mũi dài”
	2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện trẻ nghe
	- Cô kể lần 1 bằng rối que. Đàm thoại với trẻ:
	+ Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
	+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
	+ Vì sao cậu bé có tên là mũi dài?
	- Cô cũng có tranh chuyện cậu bé mũi dài trên máy vi tính các con có muốn xem không?
	- Thư giản: hát và vận động nhẹ bài “Xòe bàn tay, nắm ngón tay”.
	- Kể lần 2 trên máy tính vừa kể vừa đàm thoại.
	3. Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn
	- Cô cho trẻ xem lại tranh chuyện Cậu bé mũi dài trên vi tính và trích dẫn:
	+ Cậu bé tên gì? Vì sao mọi người gọi chú là cậu bé mũi dài?
	+ Cậu nhìn thấy cái gì? Vườn hoa như thế nào?
	+ Bỗng cậu thấy đựơc cây gì? Cậu mũi dài có trèo lên hái quả chín không? 
	+ Vì sao cậu không trèo được?(mời cá nhân trả lời).
	+ Mũi dài nói gì?
	+ Chú ong đã nói gì với Bé mũi dài?
	+ Hoa cũng nói gì với Cậu bé mũi dài?
	+ Nghe xong bạn mình nói như vậy bạn Mũi dài như thế nào?
	- Qua câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
	- Có được vứt bỏ cái mũi, cái miệng hay cái tai không? Vì sao?
	* GD: Các con phải luôn bảo vệ cho cái mũi của mình luôn sạch sẽ, không bị dẩn, phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể. Bộ phận nào cũng quan trọng cả, không được bỏ cái nào.
	- Bạn nào có thể kể lại toàn bộ câu chuyện?
	- Cô mời cá nhân kể lại câu chuyện kết hợp với click chuột trên máy tính.
	- Các con có thích làm Cậu bé mũi dài không? 
	- Cô sẽ cho các con đóng vai cậu bé Mũi dài.
	- Hát “Cái mũi“.
	4. Hoạt động 4: Đóng vai Cậu bé mũi dài
	- Một trẻ đóng vai cậu bé mũi dài, đeo cái mũi dài.
	- Một nhóm trẻ đóng vai những chú bướm, trên đầu đội mũ bướm.
	- Một làm những chú ong.
	- Một nhóm làm vườn hoa.
	- Cô dẫn chuyện trẻ đóng vai, đến lời thoại của ai thì người đó kể.
	- Nếu trẻ quên cô giúp đỡ trẻ.
	- Hỏi lại trẻ cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
	- Con nhớ về kể lại cho ông bà, cha mẹ nghe.
	5. Hoạt động 5: Kết thúc
	 Hát bài “Cậu bé mũi dài”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	- Góc thư viện: Kể lại chuyện Cậu bé mũi dài.
- Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ đề.
	- Góc KPKH: Xem tranh và băng hình về các bộ phận trên cơ thể.
 F
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ tư ngày 06 tháng 10 năm 2010
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM–KỸ NĂNG XÃ HỘI:
“NÓI ĐƯỢC ĐIỀU BÉ THÍCH, KHÔNG THÍCH, NHỮNG VIỆC BÉ CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC”
	I. Mục đích – yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ biết được những việc nào là phù hợp với mình và những việc nào nên làm khi ba mẹ, cô giáo mình bảo.
	- Giúp đỡ ba mẹ trông nom em, quét nhà và những việc gì mình thích, còn việc gì mà mình không thích.
	- Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
	- Biết cầm bút
	2. Kỹ năng: Làm thành thạo những công việc đơn giản khi được giao nhiệm vụ.
	- Thực hiện một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm. 
	- Khoanh tròn đúng những hành vi nào sai. Đếm được số lượng.
	- Kể được những hành vi nào là không tiết kiệm điện, nước và nên làm và không nên làm điều gì khi chưa được sự đồng ý của người lớn.
	- Vận động bàn tay và bàn chân.
	3. Giáo dục: Nghe lời người lớn dạy, không được nói leo khi người lớn đang dạy mình.
	- Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng mọi lúc, mọi nơi. Không xài hoang phí.
	II. Chuẩn bị: 
	* CÔ: Một số tranh ảnh: bé trèo cây, hái hoa, vào nhà bếp, bé bỏ rác vào thùng, quét rác, rửa tay bằn xà phòng,... và một số hình ảnh tiết kiệm năng lượng trên máy tính.
	* TRẺ: Tranh về hành vi đúng và sai.
	- Bút màu
	III. Cách tiến hành:
	1. Hoạt động 1: Trò chuyện
	- Hát bài Mẹ đi vắng, trò chuyện về bài hát:
	+ Trong bài hát có ai? Mẹ đi đâu? Còn Bé ở nhà làm gi?
	+ Các con ở nhà có ngoan và nghe lời ba mẹ mình không? Vì sao phải ngoan?
	- Cô cũng có câu chuyện nói về một bạn, nhưng cô không biết bạn đó có ngoan hay không, các con chú ý nghe và xem bạn ấy có ngoan hay không?
	- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần và đàm thoại về chuyện:
	+ Trong chuyện của cô có những ai? Khi đi mẹ bạn Thỏ dặn bạn Thỏ như thế nào? 
	+ Bạn Thỏ có vâng lời ba mẹ lời không? Nên bạn có bị gì không?
	+ Bạn Chó thì làm sao? Bạn Chó có nghe lời không? Bạn Chó có ngoan không?
	+ Vậy các con phải ngoan, phải biết nghe lời người lớn, không được cãi lại người lớn mới được ba mẹ, cô giáo thương.
	- Cô có một số bức tranh các con xem những việc nào bé nên làm. 
	2. Hoạt động 2: Xem tranh, đàm thoại
	- Xem tranh những công việc bé nên làm và không nên làm trên máy tính:
	+ Tranh vẽ gì? Bé đang làm gì? Các con có được làm vậy không? Vì sao?
	+ Còn bạn này đang làm gì? Con thấy có nguy hiểm không? Mình có được làm như vậy không? Cô đố các con biết vì sao không được?
	+ Còn bạn này đang làm gì? Bạn này có ngoan không? Vì sao con biết bạn ngoan?
	+ Như vậy các con có được chơi chỗ nguy hiểm không? Những chỗ nào là nguy hiểm?
	+ Bạn này đang làm gì? Những việc này các con làm được không?
	- Ngoài ra cô còn có một số hình ảnh các con xem là hình ảnh gì nha?
	- Hình ảnh bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
	* GD: Khi các con ra ngoài có được để đèn, để quạt không? Vì sao? Đúng rồi khi các con ra ngoài không được để đè, để quạt, khi uống nước cũng không đượ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_toi_can_gi_de_lon_len_va_kho.doc