Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết gia đình cần những nhu cầu cần thiết như đồ dùng để ăn, uống, mặc, đi lại, giải trí, biết được chất liệu, công dụng làm ra đồ dùng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt.

3. Thái độ:

- Thích tìm tòi khám phá, chăm hoạt động

- Giữ gìn đồ dùng cẩn thận, sắp xếp đồ dùng đúng qui định

II.CHUẨN BỊ:

- Mỗi trẻ 1 rổ đựng những đồ chơi gia đình.

- Một cái chén bằng sứ, một cái ca bằng nhom (vật thật).

- Ba rổ lớn đựng đồ dùng gia đình

- Bốn rổ lớn cho bốn đội.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây là cái gì?
- Cái chén có hình dạng thế nào?
- Cái chén làm bằng chất liệu gì?
- Nếu lỡ tay làm rơi chén, thì điều gì xãy ra?
- Vậy khi dùng chén sứ con phải như thế nào?
+ Cô tóm ý trẻ: Những đồ dùng làm bằng sứ, rất dễ vỡ, do vậy khi dùng các con hết sức cẩn thận và nhẹ tay.
- Cô chỉ vào cái ca bằng nhôm và hỏi:
- Cái gì đây nhỉ?
- Cái ca dùng để làm gì?
- Cô cầm cái ca chuyền cho trẻ xem và hỏi:
- Cái ca có đặc điểm gì?
- Cái ca làm bằng chất liệu gì?
- Cô dặt cái chén và cái ca kề nhau và hỏi:
- Con có nhận xét gì về hai thứ đồ dùng này?
+ Cô tóm ý: 
- Giống nhau: Đều là những đồ dùng trong gia đình.
- Khác nhau: Chén dùng để ăn, ca dùng để uống; Chén không có quai, ca có quai.
- Hỏi: Để những thứ đồ dùng này dùng được lâu và luôn gọn gàng, sạch sẽ, con phải làm gì?
+ Cô tóm ý của trẻ.
* Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
Cách chơi: Cô nói tên đồ dùng, trẻ chọn đồ dùng có tên cô vừa nói đưa lên và gọi tên, nói công dụng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trò chơi 2: Ai chọn đúng
Cách chơi: Chia lớp thành ba đội xếp thành ba hàng dọc, khi nghe cô nói, trò chơi bắt đầu, cháu thứ nhất ở cả ba đội bật qua hai vòng đến rổ đồ chơi, chọn nhặt một thứ đồ dùng gia đình theo nhóm mà đội trưởng chọn sẵn bỏ vào rỗ của đội mình, rồi về cuối hàng, đén lượt bạn khác lên chơi. Cứ thế chơi cho đến khi trò chơi kết thúc. Ba đội trưởng lên kiểm tra đúng, sai.
Loại những đồ dùng chọn sai.
Đếm kết quả, khen đôi thắng.
- Cô mời ba đôi trưởng lên chọn nhóm đồ dùng và tổ chức chơi.
- Kiểm tra khen đội thắng.
- Cho lớp hát bài "Nhà của tôi".
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT NGÔI NHÀ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Thể dục
 ĐỀ TÀI: ĐI BƯỚC DỒN NGANG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ đi ngang bước dồn nâng cao đùi tự nhiên, phối hợp chân tay nhịp nhàng, đầu không cúi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phối hợp chân tay, định hướng đúng, phản ứng kịp thời với hiệu lệnh, rèn sức bền.
3. Thái độ:
- Tự tin tích cực luyện tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Hai ghế thể dục.
- Ba hàng vòng tròn, mỗi hàng có 3 vòng tròn (Vòng thể dục). Ở đầu mỗi hàng đặt 1 ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ khác màu.
- Sàn nhà sạch sẽ, an toàn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Khởi động:
2.Trọng động
a. BTPTC:
b. V ĐCB:
c. TCV Đ:
3. Hồi tĩnh:
- Cô làm người dẫn đầu, cho trẻ đi các kiểu chân, làm theo cô.
- Trẻ đi bằng mũi chân, gót chân, cả bàn chân, đi nhanh, đi chậm, đi qua phải rồi đi qua trái, sau đó chuyễn đội hình 3 hàng ngang.
- Trẻ thực hiện.
+ Tay vai: Tay đưa ra trước gập trước gập trước ngực.
- Cô hô 2 lần 4 nhịp.
+ Bụng: Đứng cúi gập người về trước.
- Cô hô 2 lần 4 nhịp.
+ Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
- Cô làm mẫu lần đầu 2 lần sau cô hô và thực hiện cùng trẻ.
+ Bật: Bật tách chân khép chân.
- Cô hô 2 lần 4 nhịp.
- Cô nói: Để giúp cho đôi chân nhanh nhẹn, chắc khỏe. Hôm nay cô cháu mình cùng tập "Đi bước dồn ngang" Trẻ lắng nghe.
- Cô làm mẫu lần 1: 
- Trẻ quan sát.
- Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn:
*CB: Đứng ngang ở đầu ghế, chân phải phía đầu ghế, tay chống hông
* Thực hiện: Bước chân trái sang ngang một bước nhỏ, thu chân phải sát chân trái, tiếp tục bước chân trái sang ngang và thực hiện tiếp như trên (Nếu bước chân phải thì thu chân trái sang chân phải).
- Cô mời 2 cháu khá lên thực hiện thử.
- Lớp thực hiện: 
- Cứ 2 trẻ thực hiện 1 lượt.
- Theo tín hiệu cờ của cô.
- Mỗi trẻ thực hiện 3-4 lần.
- Cô bám sát trẻ, động viên trẻ tự tin, sửa sai và khen trẻ kịp thời, những lần sau động viên trẻ đi nhanh hơn.
- Trò chơi: "Nhảy tiếp sức"
Cách chơi: Chia trẻ ra làm 3 đội có số người bằng nhau, xếp theo hàng dọc. Khi nào nghe thấy "Trò chơi bắt đầu" thì cháu thứ nhất (Ở cả 3 hàng) nhãy liên tiếp vào 3 vòng ở phía lấy 1 lá cờ ở ống cờ chạy nhanh và đưa cho bạn thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ 3 cháu nào nhảy xong về đứng cúi hàng. Cứ chơi tiếp tục cho đến hết số người trong đội, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu cháu nào không đổi cờ phải mất lượt, phải nhảy lại.
- Tổ chức cho lớp chơi vài lần.
- Trẻ chơi thi đua.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
KẾ HOẠT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT NGÔI NHÀ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình
 ĐỀ TÀI: NẶN ĐỒ DÙNG ĐỂ ĂN.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng đất nặn, nặn được những đồ dùng gia đình như: (Chén, bát, đũa ...)
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vo đất, làm lõm, ấn bẹt, lăn dọc...
- Rèn sự khéo léo của đôi tay trẻ,
- Rèn sự sáng tạo của trẻ.
3. Thái độ:
- Tích cực tạo sản phẩm
- Biết yêu cái đẹp của gia đình mình.
II.CHUẨN BỊ:
- Đất nặn, bảng con, tăm tre, hột hạt, khăn tay.
- Một số đồ dùng gia đình để ăn...(Bằng vật thật)
- Vật nặn mẫu (1cái chén,1 đôi đũa)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Trẻ thực hiện:
b. Trưng bày sản phẩm:
c. Nhận xét sản phẩm:
3. Kết thúc:
- Cô cho lớp đọc bài vè nói về những thứ đồ dùng để ăn, cô gõ nhịp. Trẻ đọc theo cô.
- Cô chỉ vào khay đặt trên bàn và hỏi: Lớp mình hôm nay có gì lạ?
- Hỏi: Trong khay có những đồ dùng gì?
- Các con có nhận xét gì về những đồ dùng này? Trẻ trả lời
- Khi dùng phải như thế nào?
(Giáo dục tư tưởng)
- Cô nói: Các anh chị học lớp nhở năm học vừa qua có nặn đồ dùng để ăn, tặng cho lớp mình các con cùng xem.
- Cô hỏi: Đây là cái gì?
- Mỗi câu hỏi trẻ đều trả lời.
- Đôi đũa có mấy chiếc đũa?
- Chiếc đũa có dạng thế nào?
- Nặng chiếc đũa như thế nào?
- Còn đây là cái gì?
- Cái chén có hình dạng thế nào?
- Nặn cái chén như thế nào?
- Con làm thế nào để có lõm ở giữa chén?
- Con có nhận xét gì về hai loại đồ dùng này?
- Các con có thích nặn đồ dùng để ăn không?
- Cô gợi hỏi một số trẻ: Con dự định nặn cái gì?
- Cái ....nặn như thế nào?
- Cô nói: Mỗi con có một ý tưởng rất hay, cô tin rằng các con sẽ làm nên những sản phẩm thật đẹp, cô chúc các con thành công.
- Trẻ thực hiện:
- Cô mở máy hát nhạc nhẹ, tạo hứng thú cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát lớp, động viên giúp đỡ trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Thực hiện xong cô phụ trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ thể dục chống mỏi với bài đồng dao:
 "Kéo cưa lừa xẻ".
- Các con lại đây xem sản phẩm của lớp mình cùng cô nào? 
- Trẻ nhận xét sản phẩm.
 - Đây là các sản phẩm lớp mình làm ra cô thấy rất đẹp.
- Cô gợi hỏi một số trẻ: Con thích sản phẩm nào?
- Vì sao con thích sản phẩm đó?
- Cô chọn và nhận xét vài ba sản phẩm.
- Cô hỏi: Để những đồ dùng này luôn sạch và đẹp con phải làm gì?
- Cô tóm ý: Giữ gìn cẩn thận, vệ sinh thường xuyên, sắp xếp gọn gàng.
- Lớp hát, nghĩ.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Âm nhạc
 ĐỀ TÀI: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng nhạc, kết hợp vỗ tay tiết tấu chậm nhịp nhàng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm, nghe hát, nghe nhạc.
3. Thái độ:
- Tích cực vận động âm nhạc, thích nghe hát nghe nhạc.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô tham khảo bài hát trước.
- Dụng cụ âm nhạc: Phách gõ, trống lắc.
- Mũ thỏ các vòng tròn làm chuồng thỏ.
- Máy cát sết, băng nhạc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Dạy hát:
b. Dạy vận động:
c. Nghe hát:
d. Trò chơi:
đ. Giáo dục:
3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ chơi xếp nhà.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Cô nói: Nhà con có những ai?
- Mọi người trong gia đình con có yêu thương nhau không?
- Con có biết bài hát nào nói về tình thương đó không? Kể cho cô và bạn nghe?
- Cô cháu mình cùng hát bài " Cả nhà thương nhau".
- Cô cùng trẻ hát vài lần.
- Cô nói: Bài hát này con thích vận động với nhạc cụ gì?
- Trẻ chọn nhạc cụ.
- Cô nói: Chúng ta thống nhất vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm nhé.
- Trẻ quan sát.
- Cô hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm một lần.
- Cô hướng dẫn cách vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Các con vỗ ba cái liên tục vào các chữ " Ba" "thương" "con", giang tay ra rồi tiếp tục vỗ ba cái liên tục tiếp theo vào các chữ "con" "giống" "mẹ".
- Trẻ hát vỗ tay theo tiết tấu chậm cùng cô
- Cô cho trẻ vỗ thử 1, 2, 3 rồi nghỉ vài lần.
- Cô tập trẻ hát rồi vỗ tay theo tiết tấu chậm từng câu theo cô đến hết bài.
- Cô tập cho từng tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô cho trẻ chọn nhạc cụ để vận động dưới nhiều hình thức, đội hình.
- Cô hát trẻ nghe bài "Ba ngọn nến lung linh".
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô nói: Bài hát nói lên tình yêu thương, gắn bó của ba mẹ với các con thật thắm thiết ví như "ba ngọn nến lung linh thắp sáng ...."
- Lần 2: Cô mở máy hát, cô múa minh họa theo bài hát cho trẻ xem.
- Trò chơi: "Ai nhanh nhất"
Cách chơi: Các con lắng nghe xướng âm những nôt nhạc của bài hát quen thuộc, vừa nghe vừa làm thỏ nhảy quanh chuồng (nhảy quanh vòng tròn).
- Khi nào cô xướng âm đến nốt "mi".
- Những chú thỏ lập tức nhảy vào chuồng, mỗi chuồng chỉ chứa một chú thỏ, chú thỏ nào không có chuồng sẽ bị nhảy lò cò quanh lớp một lần.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Nhận xét, khen trẻ.
- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, thương yêu, đùm bọc những người sống chung một gia đình.
- Trẻ ra ngoài dạo chơi.
KẾ HOẠT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Làm quen với toán
ĐỀ TÀI: SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh chiều cao.
3. Thái độ:
Tích cực luyện tập, hoạt động.
II.CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng gia đình có độ cao khác nhau.
- Mỗi trẻ có 1 rổ đựng đồ dùng gia đình...
- Nhiều tầng nhà rời có độ cao bằng nhau.
- Mỗi trẻ một tranh vẽ những đồ dùng gia đình có độ cao khác nhau chưa tô 
màu.
- Bút màu cho trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. So sánh chiều cao 2 n

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_nhanh_nhu_cau_cua_gia_dinh.doc