Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2014-2015 - Đặng Thị Bá
Tiết 2 Tập đọc LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục đích-yêu cầu
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
- Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
êu cầu học sinh đọc đề. - Nêu dạng toán. - Nêu công thức tính. - Gọi 1 hs làm vào bảng phụ -Nhận xét, ghi điểm. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề. - Đề hỏi gì? - Nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang, tam giác. - Gọi 1 hs làm vào bảng . - Nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố. Nhắc lại nội dung vừa ôn. 4. Dặn dò: Làm bài ở vở bài tập toán. Chuẩn bị: Ôn tập về biểu đồ - Học sinh nhắc lại. Bài 1. Học sinh đọc đề. - Lát hết nền nhà hết bao nhiêu tiền. - Lấy số gạch cần lát nhân số tiền 1 viên gạch. - Lấy diện tích nền chia diện tích viên gạch. - Học sinh làm vở. Đáp số: 5 520 000 đồng. Bài 2: Học sinh đọc đề. - Tổng – hiệu. - Học sinh nêu. - Học sinh làm vở. Bài 3: Học sinh đọc đề. - Chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang, tam giác. P = (a + b) ´ 2 S = (a + b) ´ h : 2 S = a ´ h : 2 . Tiết 4 Âm nhạc Giáo viên chuyên dạy ------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn 29/4/2014 Ngày dạy Thứ tư ngày30 tháng 4 năm 2014 Tiết 1 Tập đọc NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON I. Mục đích-yêu cầu : - Đọc trôi chảy bài thơ thể tự do. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em; lời của phi công vũ trụ Pô-pốp đọc với giọng ngạc nhiên, vui sướng; đọc trầm, nhịp chậm lại ở 3 dòng cuối. - Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy-học:37’ Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KT bài cũ: - Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài Lớp học trên đường, trả lời các câu hỏi. 2. Bài mới: -Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ học bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ em”. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất. Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs luyện đọc. - Gọi hs khá đọc bài thơ. - Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. - Hướng dẫn hs luyện đọc đúng, giới thiệu Pô- pốp. - Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải từ mới. - YC học sinh luyện đọc theo cặp. - Mời 1 học sinh đọc toàn bài. - GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài thơ Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. - Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng các khổ thơ 1, 2. + Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”. + Nhà thơ và anh hùng Pô-pốp đi đâu? + Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào? - YC học sinh đọc thầm khổ 2. + Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? + Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc? (Mở rộng) -Ý 1 khổ thơ này nói lên điều gì? -Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối. + Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai? + Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào? -Ý khổ thơ cuối nói lên điều gì ? - Bài thơ nói lên điều gì ? Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ. - YC 3 học sinh đọc nối tiếp. - GV nhận xét, hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài thơ. Lời Pô-pốp đọc với giọng nhanh, ngạc nhiên, hồn nhiên, vui sướng; lời nhận xét của tác giả đọc chậm lại. - Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn thơ sau: Pô-pốp bảo tôi: “- Anh hãy nhìn xem: Có ở đâu đầu tôi to được thế? // Anh hãy nhìn xem! Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt Các em tô lên một nửa số sao trời!” // - YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm đoạn thơ trên. - Yc học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ. 3. Củng cố -Nội dung bài thơ muốn nói lên điều gì? 4. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Học sinh trả lời. - Lớp lắng nghe, đặt câu hỏi về nội dung bài cho bạn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - Hs khá đọc bài thơ. - 2 nhóm đọc. - Luyện đọc đúng: Pô-pốp, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa.. - Đọc chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 học sinh đọc. - Cả lớp đọc thầm theo. - 1 học sinh đọc. - Cả lớp đọc thầm theo. -Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốp. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốt đã hai lần được phong tặng Anh hùng Liên Xô. - Vào cung thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh để xem trẻ em vẽ tranh theo chủ đề con người chinh phụ vũ trụ. - Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem! - Đọc thầm khổ thơ 2 - Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to. Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao. Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa. Mọi người đều quàng khăn đỏ. Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn. + Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh. +Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các vì sao. +Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi. Ý 1: Trẻ em vẽ tranh rất ngây thơ và đẹp. -HS đọc. - Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai. - Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa. / Người lớn làm mọi việc vì trẻ em. / Trẻ em là tương lai của thế giới. / Ý2 : Người lớn làm việc vì trẻ em, vì những chủ nhân tương lai mai sau của đất nước... *Nội dung : Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao. -3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc. - Học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm. - Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ. Tiết 2 Toán ÔN TẬP BIỂU ĐỒ. I. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đo, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu - Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, vẽ biểu đồ. - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận, khoa học. - BT2b: HSKG II. Chuẩn bị: + GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. + HS : SGK, VBT, xem trước bài. III. Các hoạt động dạy-học:37’ Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KT bài cũ: Luyện tập. -Gọi hs làm lại bài 3 tiết trước. 2.Bài mới: Ôn tập về biểu đồ. * Hướng dẫn hs làm bài tập. Bài 1: Yêu cầu học sinh nêu các số trong bảng theo cột dọc của biểu đồ chỉ gì? - Các tên ở hàng ngang chỉ gì? - Gọi hs lần lượt trả lời câu hỏi. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2. Gọi hs nêu yêu cầu đề. Lưu ý : câu b học sinh phải chuyển sang vẽ trên biểu đồ cột cần lưu ý cách chia số lượng và vẽ cho chính xác theo số liệu trong bảng nêu ở câu a. - Gv vẽ lên bảng cho hs tự lên chỉ. -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu đề. - Cho học sinh tự làm bài rồi sửa. - Yêu cầu học sinh giải thích vì sao khoanh câu C. - Giáo viên chốt. Một nửa diện tích hình tròn biểu thị là 20 học sinh, phần hình tròn chỉ số lượng học sinh thích đá bóng lớn hơn một nửa hình tròn nên khoanh C là hợp lí. 3. Củng cố. - Nhắc lại nội dung ôn. - Thi đua vẽ nhanh biểu đồ theo số liệu cho sẵn. 4. Dặn dò: - Xem lại bài. Chuẩn bị tiết : Luyện tập chung. Bài 1 + Chỉ số cây do học sinh trồng được. + Chỉ tên của từng học sinh trong nhóm cây xanh. Học sinh làm bài. Chữa bài. a. 5 học sinh (Lan, Hoà, Liên, Mai, Dũng). Lan : 3 cây, Hoà: 2 cây, Liên : 5 cây, Mai : 8 cây, Dũng : 4 cây. b. Trồng ít cây nhất là Hoà: 2 cây c. Trồng được nhiều cây nhất là Mai : 8 cây d. Những bạn trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng là : Mai, Liên. e. Những bạn trồng được ít cây hơn bạn Liên là Dũng, Hòa, Lan. Bài 2. a) Điền tiếp vào ô trống. Loại quả Cách ghi số HS trong khi điều tra Số HS Cam 5 Táo 8 Nhãn 3 Chuối 16 Xoài 6 b) Một HS lên bảng vẽ -Học sinh dựa vào số liệu để vẽ tiếp vào các ô còn trống. Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: -Học sinh làm bài. Sửa bài. Khoanh C. 25 học sinh. - Học sinh thi vẽ tiếp sức. . Tiết 3 Khoa học MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. I. Mục đích yêu cầu - Xác định được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở giới, quốc gia, cộng đồng và gia đình. - Trình bày mức độ thế về các biện pháp bảo vệ môi trường. - Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh góp phần giữ vệ sinh môi trường. *MTB Đắm được một số biện pháp bảo vệ môi trường ( môi trường biển). Ngăn chặn làm giảm tới mức thấp nhất các hoạt động gây ô nhiễm môi trường nước, không khí,; sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị: GV: - Hình vẽ trong SGK trang 130, 131. - Sưu tầm những hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. HS: - Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán, SGK. III. Các hoạt động dạy-học:35’ Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KT bài cũ: Tác động của con người đến với môi trường không khí và nước. ® Giáo viên nhận xét. 2.Bài mới: Một số biện pháp bảo vệ môi trường. v Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày. Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời. Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình vả đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào. Hình Ghi chú 1 Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ. 2 Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. 3 Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất. 4 Loài linh dương này đã có lúc chỉ còn 3 con hoang dã vì bị săn bắn hết. Ngày nay, nhờ Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới đã có trên 800 con đư
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2014_2015_dang_thi_ba.doc